Wiki

LỪA BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY TỐ HÌNH SỰ? – iLAW

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu tiền thì bị khởi để chia sẻ cho bạn đọc

Bài viết được tư vấn chuyên môn & chia sẻ kinh nghiệm thực tế bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân.

LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc “chọn việc Đúng – Đáng – Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu” kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn.

Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là một trong những hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp người có hành vi lừa đảo đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài việc phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật này thì một trong những căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

>> Thông tin hữu ích:

  • Top 10 Luật sư Hình sự nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Top 10 Luật sư Hình sự nổi tiếng và uy tín tại Hà Nội.

Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Đọc thêm:  1 bộ vòng ximen vàng 24k giá bao nhiêu, mua ở đâu đẹp nhất?

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về tội Lừa đảo với 5.000+ Luật sư toàn quốc.

Theo đó, một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 thì phải kèm theo các điều kiện mà Điều này quy định.

Các điều kiện đó bao gồm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp phải có thiệt hại về tài sản thì mới cấu thành tội phạm. Đối với một số trường hợp, người phạm tội đã thực hiện xong hành vi phạm tội nhưng không chiếm đoạt được tài sản đó thì vẫn có thể bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Các trường hợp này thường được áp dụng đối với các hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn như ô tô, máy tính xách tay,… hoặc hành vi phạm tội có tính chất nghiêm trọng. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự ngay cả khi chưa chiếm đoạt được tài sản được xác định căn cứ theo từng trường hợp cụ thể.

Nếu cần tư vấn về pháp luật về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có thể liên hệ Luật sư Nguyễn Hồng Quân theo thông tin sau:

  • Văn phòng 1: Số 168 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; Hà Nội.
  • Văn phòng 2: Số 102 Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0989 815 198 (Luật sư Quân)
  • Email: [email protected]
Đọc thêm:  Điện thoại di động iPhone 14 Pro Max (128GB) - Chính hãng VN/A

HỎI: Mức phạt tội lừa đảo khi bên nguyên đơn đã viết đơn bãi nại?

Người mắc tội lừa đảo với số tiền 157 triệu đồng, khi bị khởi tố, gia đình đã trả hết, nguyên đơn đã nộp giấy bãi nại thì sẽ bị xử ở mức tội như thế nào? Có được hưởng án treo không? Nếu được mức án treo thì có được khôi phục lại công việc đã làm trước khi bị bắt không?

1. Luật sư NGUYỄN HOÀ THUẬN tư vấn mức phạt tội lừa đảo:

Chào bạn!

Trước tiên xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“ 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Đọc thêm:  VIP là gì viết tắt của từ nào, giải thích ý nghĩa từ V.I.P trong tiếng Anh

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, hành vi của người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 và còn tùy thuộc vào mức độ phạm tội, mức tiền lừa đảo chiếm đoạt của người khác.

Trên đây là quy định pháp luật tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mong thông tin trên giúp ích nhiều cho quý khách hàng.

Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

Trân trọng ./.

HỎI: Có bị kiện vì tội cấu kết lừa đảo tín dụng khi bản thân không biết tên mình bị người khác thêm vào không?

Tôi có 1 người bạn làm cùng công ty, anh ta đi vay tín dụng của ngân hàng, trong hồ sơ vay của anh ta có điền số điện thoại của tôi là đồng nghiệp và đến khi ngân hàng gọi điện tôi mới biết là anh ta đã k hỏi ý kiến của tôi mà tự ý lấy số điện thoại của tôi để điền vào trong hồ sơ vay. Đến thời điểm hiện tại anh ta đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, ngân hàng có gọi điện hỏi tôi về anh ta, tôi trả lời là anh ta đã bỏ làm và không liên lạc được với anh ta nữa. Ngân hàng nói sẽ kiện lên công an về tội lừa đảo của anh ta, và họ nói tôi cũng bị liên quan vì có hành vi cấu kết với tội phạm. Tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi có bị tội danh như thế không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Danh bạ Luật sư Hình sự

Chiếm đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy tố

Tội lừa gạt chiếm đoạt tài sản

Tội trộm cắp tài sản

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button