Wiki

Khối liên minh Châu Âu gồm những nước nào ? – Luật ACC

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Liên minh châu âu có bao nhiêu nước để chia sẻ cho bạn đọc

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với xu thế toàn cầu hóa khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của EU. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ đề cập đến vấn đề “Khối liên minh Châu Âu gồm những nước nào?”

lienminhchauau

1. Liên minh Châu Âu là gì ?

Khối Liên minh châu Âu (EU) là khu vực gồm 27 nước châu Âu, cho phép công dân của các nước thành viên được tự do sinh sống, đi lại, làm việc và học tập tại bất kỳ quốc gia nào trong các nước thành viên. Công dân ngoài khối có quyền cư trú hợp pháp tại các nước thành viên hoặc các nước được miễn visa đến các nước EU cũng có thể tự do đi lại đến một số quốc gia trong khối.

Mục đích của liên minh là thúc đẩy hòa bình, thiết lập một hệ thống kinh tế và tiền tệ thống nhất, thúc đẩy hòa nhập và chống phân biệt đối xử, phá bỏ các rào cản về thương mại và biên giới, khuyến khích phát triển công nghệ, khoa học, bảo vệ môi trường và thúc đẩy các mục tiêu như xây dựng thị trường toàn cầu cạnh tranh và tiến bộ xã hội.

2. Các thành viên của Liên minh Châu Âu

Liên minh Châu Âu hiện nay có 27 nước thành viên. Trước đó Vương quốc Anh cũng là thành viên của EU từ năm 1973, tuy nhiên từ ngày 31/1/2020 Anh đã không còn là thành viên của EU.

Danh sách 27 nước thành viên chính thức của khối EU

Áo Ba Lan (Poland) Bỉ Bồ Đào Nha Bulgaria Croatia Cộng hòa Séc Đan Mạch Đảo Síp Đức Estonia Hà Lan Hungary Hy Lạp Ireland Latvia Lithuania Luxembourg Malta Pháp Phần Lan Romania Slovakia Slovenia Tây Ban Nha Thụy Điển (Sweden) Ý (Italy)

Đọc thêm:  Honda Lead 2023: Giá xe Lead 125 mới nhất hôm nay

3. Bốn quyền tự do của EU

– Tự do lưu thông hàng hóa;

– Tự do di chuyển cho người lao động;

– Quyền thành lập và tự do cung cấp dịch vụ; và

– Tự do lưu thông tiền vốn

4. Cơ cấu tổ chức của Liên minh Châu Âu (EU)

– EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Tòa án châu Âu.

4.1. Hội đồng châu Âu (European Council)

– Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận.

– Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).

4.2. Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council)

– Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.

– Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.

4.3. Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP)

Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.

Đọc thêm:  Bệnh giảm tiểu cầu là gì? có nguy hiểm không? | Medlatec

4.4. Ủy ban châu Âu (European Commission – EC)

– Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.

– Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.

5. Hoạt động của Liên minh Châu Âu (EU)

– Eu loại bỏ tất cả việc kiểm soát biên giới giữa các quốc gia thành viên, cho phép lưu thông hàng hóa và đi lại tự do (ngoại trừ các điểm kiểm tra ngẫu nhiên về tội phạm và ma túy). EU thúc đẩy các công nghệ tiên tiến trong bảo vệ môi trường cho các quốc gia thành viên với các dự án nghiên cứu, phát triển và năng lượng.

– Hợp đồng hành chính được mở rộng cho các nhà thầu từ bất kỳ quốc gia thành viên nào. Bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất hợp pháp tại một quốc gia thành viên đều được bán cho các nước thành viên khác mà không phải chịu thuế nhập khẩu hay thuế hàng hóa.

– EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.

– EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.

Đọc thêm:  Mbps là gì? MBps là gì? Nên chọn gói cước WiFi nào để sử dụng

– Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.

– EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Khối liên minh Châu Âu gồm những nước nào ? ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc mà khách hàng đang mắc phải.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button