Giáo dục

Lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng Lắng nghe hiệu quả

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Lắng nghe để chia sẻ cho bạn đọc

Lắng nghe là gì? hay kỹ năng lắng nghe là gì? Làm thế nào để Lắng nghe hiệu quả là một trong những chủ đề dược bàn luận rất nhiều trong kỹ năng mềm. Vậy tại sao phải lắng nghe, và có những cách nào để có thể lắng nghe hiệu quả. Cùng Trinhducduong.com tìm hiểu các chiến lược để lắng nghe nhé.

Kỹ năng lắng nghe là gì

Trong các kỹ năng mềm thì lắng nghe là kỹ năng ý được nhắc đến nhất. Có một thực tế rằng con người ta sinh ra ai cũng được học cách nói, nhưng rất ít người học Cách Lắng nghe hiệu quả. Nói giúp bạn truyền đạt những gì bạn nghĩ đến thế giới xung quanh, nó thoả mãn nhu cầu được chia sẻ và thể hiện. Thế nhưng lắng nghe buộc bạn phải phân tích những gì nghe thấy, vì vậy chúng ta thường không thích nghe người khác chia sẻ. Để có thể lắng nghe hiệu quả trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem lắng nghe là gì nhé.

Lắng nghe là gì?

      • Lắng: Là trạng thái mà ở đó mọi thứ chậm lại, hoặc dừng lại, chìm xuống không còn sôi nổi, mạnh mẽ như lúc đầu. Lắng còn sử dụng như một từ để chỉ sự yên tĩnh khác thường, một số từ đi kèm với lắng như: Lắng đọng, lắng cặn, lắng xuống, sâu lắng
      • Nghe: Là quá trình thu nhận âm thanh phát ra từng xung quanh thông qua tai. Đôi khi nghe cũng được sử dụng để biểu thị sự thấu cảm, cảm nhận.

Như vậy Lắng nghe là quá trình tập trung tiếp nhận âm thanh một cách chủ động có chọn lọc, đi kèm với phân tích thông tin và đưa ra phản hồi thích hợp với những gì họ tiếp nhận. Trong giao tiếp lắng nghe thường đi kèm với phản hồi, tương tác qua lại, nhưng phần tiếp nhận và xử lý thông tin nhiều hơn phần nói (chia sẻ). Khi còn nhỏ chúng ta chỉ được dạy “phải nghe lời cha mẹ” nhưng đây không hoàn toàn là lắng nghe, mà là phục tùng. Kỹ năng lắng nghe phải đi kèm phân tích, đánh giá và đưa ra phản hồi vì vậy kỹ năng lắng nghe cực kì quan trọng.

Lắng nghe hiệu quả giúp bạn thu thập thông tin, học hỏi, thấu hiểu được ngồi đối diện, từ đó đưa ra lời khuyên, giải pháp hoặc chiến lược đối phó phù hợp. Để có thể lắng nghe hiệu quả buộc bạn phải rèn luyện liên tục và lâu dài. Lắng nghe không phải nói gì nghe đó nó còn bao gồm những kỹ thuật giúp đạt được mục tiêu trong giao tiếp.

Kỹ năng lắng nghe là gì
Thông qua khái niệm chắc hẳn bạn đã hiểu kỹ năng lắng nghe là gì rồi chứ?

Vai trò của lắng nghe là gì?

Cách Lắng nghe hiệu quả đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Con người ai cũng muốn được chia sẻ, và được người khác lắng nghe, vì vậy kẻ biết lắng nghe là kẻ chiếm ưu thế. Thông thường kẻ biết lắng nghe trong tư thế chủ động là kẻ mạnh, những kẻ yếu thường bị buộc phải nghe chứ không biết cách lắng nghe. Khi bạn càng có tầm ảnh hưởng bạn càng phải lắng nghe nhiều hơn.

      • Trong công việc: Lắng nghe một cách có chọn lọc và đa chiều giúp bạn thấu hiểu người đối diện, nắm bắt thông tin một cách đầy đủ và toàn diện. Đông thời quá trình lắng nghe thường đi kèm với các câu hỏi, việc này tạo điều kiện cho bạn hiểu đúng, hiểu đủ về vấn đề giúp bạn có những giải pháp nhanh chóng kịp thời và đúng đắn
      • Trong cuộc sống: Trong giao tiếp kỹ năng lắng nghe đóng vai trò như chất xúc tác. Giúp chúng ta kết nối, gần gũi nhau hơn, danh được nhiều thiện cảm của mọi người. Lắng nghe giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền chặt, bởi lẽ khi bạn lắng nghe người đối diện cảm thấy được tôn trọng. Việc lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên, sự khích lệ sẽ tạo được sự tin tưởng. Đồng thời thông qua lắng nghe bạn sẽ nắm bắt được suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của họ, từ đó có chiến lược giao tiếp hiệu quả hơn.
Đọc thêm:  Top 10 Địa Điểm Spa Long An Uy Tín Và Chất Lượng - Ohay

Ngoài ra Lắng nghe là một phương tiện hiệu quả để giải quyết xung đột. Với sự chú ý và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ làm cho kẻ thù cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn nhiều hơn thì nút thắt của vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng. Vậy có những cách lắng nghe hiệu quả nào? Làm sao để rèn luyện khả năng lắng nghe, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở phần 2 nhé

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe là gì? Phải chăng bạn chỉ cần nghe thôi là đủ

2. Cách Lắng nghe hiệu quả là gì

Như tôi thường chia sẻ ở phần kỹ năng lắng nghe là gì, khi con người ta sinh ra đều được học cách nói. Nhưng không phải ai cũng học Cách Lắng nghe hiệu quả. Chính vì vậy lắng nghe là điểm yếu của rất nhiều người. Người ta thường biết rằng mình cần lắng nghe, nhưng không thể nào kiềm chế được cảm xúc. 6 cách lắng nghe hiệu quả dưới đây sẽ mang đến cho bạn cách nhìn mới mẻ hơn về chủ đề này

Cách 1. Tập trung lắng nghe tích cực.

Tập trung lắng nghe là gì? Đây là thuật ngữ chỉ việc nghe với thái độ tôn trọng và tích cực. Hãy cởi mở với thông tin dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Hãy tự hỏi: Khi ai đó nói, bạn có thực sự nghe những gì họ nói không? Bạn biết bao nhiêu nội dung của cuộc giao tiếp với người đối diện. Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn có thể làm giảm tác động của cảm xúc khi nghe. Kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được tất cả thông tin.

Lắng nghe để tìm ra vấn đề thực sự khai thác các khái niệm và ý tưởng cũng như các sự kiện. Bạn cần vừa nghe vừa phân tích sự khác biệt giữa các sự kiện và nguyên tắc, bằng chứng, lý luận,… Xem lại các điểm quan trọng coi nó có ý nghĩa không? Các khái niệm có được minh họa bởi các sự kiện không? Lắng nghe cẩn thận không chỉ với nội dung được trình bày, trong ngữ điệu, âm điệu, cử chỉ cử chỉ để hiểu rõ hơn về thông tin, ý tưởng mà người nói muốn mang đến.

Đọc thêm:  Nối mi giữ được bao lâu? có nên nối mi thường xuyên không?

Tôn trọng người nói, đừng lo lắng, giao tiếp bằng mắt. Không ngắt lời, hay để điện thoại đổ chuông làm gián đoạn cuộc nói chuyện. Khi đánh giá hoặc chỉ trích nội dung của người nói. Chỉ nhận xét khi người nói hoàn thành quan điểm của họ. Đấy là cách làm sao để lắng nghe hiệu quả.

Cách 2. Đặt câu hỏi và tương tác với người nói

Cách lắng nghe hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc nghe, và phân tích, quá trình lắng nghe bạn cần đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin. Đặt câu hỏi cũng là cách thể hiện sự quan tâm của bạn với chủ đề đang được nhắc tới. Đôi khi, khi bạn cần khuyến khích người nói tiếp tục, nếu là những chia sẻ hãy chậm lại 1 nhịp để tỏ ra bạn đang thực sự thấu hiểu. Hãy chỉ ra rằng bạn vẫn đang chú ý đến câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói. Lặp lại những gì bạn nghĩ rằng bạn đã nghe. Đây cũng là một cách để hướng người nói đến chủ đề mới mà bản thân họ không có ý định nói đến.

Cách 3. Sử dụng đúng ngôn ngữ cơ thể

Để có thể lắng nghe hiệu quả ngôn ngữ cơ thể đúng đóng vai trò quyết định đến những gì bạn tiếp thu và hiệu quả của cuộc hội thoại. Cơ thể thường có xu hướng thể hiện đúng những gì bạn đang nghĩ và những gì bạn muốn. Ở khía cạnh bản thân việc sử dụng đúng ngôn ngữ là một cách để gửi tín hiệu đến não bộ tôi muốn tập trung. Với người đối diện ngôn ngữ cơ thể của bạn giúp họ cảm nhận được sự quan tâm của bạn với chủ đề mà họ chia sẻ.

      • Nhìn thẳng: Nhìn thẳng vào mắt người nói cho thất sự tập trung, tôn trọng thấu hiểu và an toàn. Nếu là lắng nghe để chia sẻ, hãy nhìn sâu vào ánh mắt, tạo cảm giá đồng cảm.
      • Gật đầu: Thể hiện việc bạn tán đồng quan điểm với người nói. Cái gật đầu còn thể hiện bạn đang thực sự tiếp thu những gì họ chia sẻ. Gật đầu là một kỹ năng đặc biệt, nếu bạn hiểu và nắm bắt tốt kỹ thuật này sẽ tạo ra hiệu quả giao tiếp bất ngờ
      • Đừng khoanh tay trước ngực: Khoanh tay trước ngực biểu thị cho hành động tự vệ, thiếu an toàn hoặc không quan tâm. Nếu bạn sử dụng hành động này thì cho dù bạn có đang lắng nghe cũng sẽ làm cho đối phương không được thoải mái.
      • Những cử chỉ khác: Hàng loạt các cử chỉ, tư thế khác nhau cũng cho thấy mức độ quan tâm của bạn với chuyện đang diễn ra. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa bạn và người nói, chủ đề nói, và yếu tố ngoại cảnh mà sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp

bí quyết lắng nghe hiệu quả

Cách 4: Không so sánh là cách để lắng nghe

Tư duy so sánh là một tư duy tệ trong mọi việc. Trong giao tiếp cũng vậy, nếu bạn còn so sánh thì bạn chẳng thể là lắng nghe người khác được. Có 2 loại so sánh cơ bản trong 1 cuộc hội thoại: So sánh với bản thân mình, so sánh với người mình biết. Cho dù là loại nào đi nữa thì khi bạn hình thành tư duy so sánh; ngay lập tức não bộ tạo ra phản ứng loại trừ. Có nghĩa là não sẽ có xu hướng gạt đi ý kiến của người đối diện. Bạn thử hình dung khi người khác chia sẻ mà bạn bỏ ngoài tai như vậy làm sao để bạn có thể lắng nghe.

Đọc thêm:  Môi trường học tập là gì? - Luật Hoàng Phi

Trong trường hợp này sự đồng cảm quan trọng hơn là sự so sánh và gạt phăng mọi thứ đi. Tôi lấy ví dụ: Ai đó nói với tôi về cơn đau ghê gớm của bệnh dạ dày; và tôi nói với họ rằng tôi cũng đang đau dạ dày, và họ đang làm quá nỗi đau nó lên. Hành động này bị coi là xúc phạm cảm giác người đối diện. Bạn không những không tạo ra sự chia sẻ tích cực bạn còn gạt đi mọi cơ hội để lắng nghe

Vậy bạn phải làm sao? Hãy tìm cách để đồng cảm và đưa ra lời khuyên. Ví dụ: Tôi cũng từng bị và hiểu nỗi đau đó của bạn, nhưng tôi đã vượt qua bằng cách…. Như vậy sẽ tuyệt vời hơn nhiều, đồng thời não bộ của bạn cũng nghi nhận sự tích cực và đó nhận nó dễ dàng hơn. Như vậy bạn có thể thấy không so sánh cũng là một Cách Lắng nghe hiệu quả.

Cách 5: Cảm thông Trong lắng nghe là gì

Tại sao cảm thông lại là cách để lắng nghe tốt nhất hãy cố gắng làm chủ cảm xúc của mình. Ở đây cho dù là bạn đang nghe người khác kể lể, hay đang nghe cấp dưới trình bày. Việc đầu tiên bạn cần làm là hãy cảm thông và đặt mình vào vị trí của họ trước đã. Thay vì phán xét điều gì đó, hãy cứ nghe và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Những câu hỏi mở, những cái gật đầu sẽ kiến bạn dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn. Nếu bạn không thể thông cảm cho cấp dưới, không thể đồng cảm cho người bạn của mình sẽ ra sao? Bạn ngay lập tức tạo ra hành động phản vệ và kháng cự trong tiềm thức. Thử hỏi như vậy làm sao để bạn có thể lắng nghe đây

Cách 6: Tập trung và theo dõi câu chuyện

Để có thể rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả, một trong những điều bạn cần nhớ khi giao tiếp đó là tập trung theo dõi câu chuyện. Hãy kìm nén cái tôi xuống và để cho suy nghĩ của mình dõi theo mạch chuyện của người đối diện. Bạn có thể không phải thiên tài để nhớ mọi thứ, nhưng hãy dõi theo những chi tiết. Nếu bạn tập trung vào sự lắng nghe bạn sẽ quên đi việc phản đối. Và như thế bạn sẽ “hấp thu” được nhiều thông tin hơn

Những kiến thức liên quan đến lắng nghe bạn cần đọc

Những nội dung phát triển bản thân bạn có thể quan tâm 1 Kỷ luật bản thân 2 Thuyết trình là gì 3 Lười biếng là gì 4 Thất bại là gì 5 Kỹ năng mềm là gì 6 Thuyết phục là gì 7 Cách viết CV

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể là cách lắng nghe hiệu quả

2. Kết luận về Kỹ năng lắng nghe là gì.

Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề kỹ năng lắng nghe là gì. Đồng thời chia sẻ cho các bạn về một số Cách Lắng nghe hiệu quả. Hãy chủ động rèn luyện kỹ năng lắng nghe một cách thường xuyên. Hãy tập trung vào lắng nghe để quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả tối đa. Nếu bạn có ý tưởng hay cách lắng nghe hiệu quả nào khác, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới bài viết này. Chúng tôi luôn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp từ phía bạn.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button