Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp? – Sơn Hà
Những năm gần đây chúng ta đều được các chuyên gia, nhà đài thông báo về biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu luôn là chủ đề nóng và được quan tâm nhất hiện nay trên thế giới. Bởi biến đổi khí hậu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
Vậy thì biến đổi khí hậu là gì? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng Sơn Hà Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Biến đổi khí hậu là gì?
Chúng ta đã nghe đến cụm từ biến đổi khí hậu nhiều lần nhưng bạn vẫn không hiểu vậy biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu với những thành phần liên quan như bầu khí quyển, đại dương, đất đai…
Sự thay đổi đó mang tính thống kê của hệ thống khí hậu và được tính theo chu kỳ dài. Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả lớn đến các thành phần khác và ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi hoặc sinh sản của nhiều hệ sinh thái trên trái đất.
Khi biến đổi khí hậu sẽ làm cho gia tăng nhiệt độ toàn cầu, khiến mực nước biển dâng cao. Hiểu một cách đơn giản nhất, bạn có thể thấy những sự thay đổi đột ngột của thời tiết, thời tiết khắc nghiệt hơn, nắng nóng, khô hạn nhiều hay lũ lụt, sóng thần… đều là biến đổi khí hậu.
Nhắc đến biến đổi khí hậu nghĩa là những biến đổi theo hướng xấu ở những môi trường trên khắp trái đất và điều này ảnh hưởng đến con người, những sinh vật sống và các hệ sinh thái.
Bạn đã biết biến đổi khí hậu là gì?
2. Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và toàn cầu
Nếu như trước đây, biến đổi khí hậu là do tác động của các điều kiện tự nhiên nhưng hiện nay, biến đổi khí hậu xảy ra do có sự tác động của con người. Việt Nam là một nước chịu nhiều tác động lớn của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu gây nên những hiện tượng thời tiết cực đoan có sự gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán.
Mỗi năm, lượng mưa theo tháng tăng cao, mực nước biển cũng cao lên và thiết lập nhiều kỷ lục mới khác. Chúng ta được cập nhập tình hình hàng ngày, những cụm từ như nắng nóng kỷ lục, mưa lớn kỷ lục, lũ lụt tăng cao… được nhắc đến rất nhiều.
Mỗi năm, Việt Nam đều hứng chịu những cơn bão lớn, lũ lụt thiên tai gây ra hậu quả lớn về người, vật chất và của cải. Như năm 2017, được xem là năm kỷ lục của thảm họa thiên tai của Việt Nam.
Trong năm đó, có đến 16 cơn bão, hết cơn bão này qua lại đến cơn bão khác. Nhiệt độ trung bình cả của miền Bắc và miền Nam cũng đều tăng cao 0,5 -1,0°C so với trước đây. Những sự thay đổi thất thường của thời tiết, lúc nắng nóng, khô hạn khắc nghiệt kéo dài, cơn bão và áp thấp nhiệt đới tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn.
Có năm, Việt Nam hứng chịu đến 18 – 19 cơn lốc, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Ngoài ra, mực nước biển dâng cao cũng là hiện tượng biến đổi khí hậu điển hình của Việt Nam. Theo như số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu đưa ra thì trong vòng 50 năm trở lại đây mực nước biển đã dâng cao lên khoảng 20 cm.
Việt Nam và toàn cầu bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên gây ra những hậu quả nghiêm trọng, theo như báo cáo chi tiết của Liên hợp quốc về tác động của Trái đất nóng lên như sau: hơn 1 tỷ người ở các vùng ven biển có nguy cơ đối mặt với việc ngập lụt, 50% dân số thế giới nằm trong vùng nguy hiểm, 14% số loài sinh vật trên cạn có nguy cơ tuyệt chủng cao nếu như tình trạng trái đất nóng lên ngày một cao và vẫn kéo dài. Đây đều là những báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công bố vào ngày 28/02/2022.
Tình trạng nóng lên toàn cầu có những tác động xấu đến môi trường, con người và các sinh vật, các bệnh dịch diễn ra nhiều hơn, xuất hiện nhiều bệnh mới, nắng nóng khắc nghiệt, thiếu nước kéo dài và năng suất mùa màng cũng giảm đi đáng kể.
Theo báo cáo chỉ ra, nếu tình trạng nóng lên toàn cầu không kiểm soát được ở mức 1,5 độ C thì trái đất sẽ còn hứng chịu nhiều thiên tai, những đợt nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt sẽ xảy ra nhiều hơn và suy thoái theo từng năm.
Nếu chậm trễ trong việc cắt giảm khí thải carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu thì khó có thể đảm bảo một Trái Đất sinh sống được, một hành tinh bền vững theo thời gian cũng sẽ mất đi trong tương lai. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những người tư vong do dịch bệnh tăng cao, thời tiết cực đoan hơn, ô nhiễm môi trường lớn và nạn đói xảy ra tại nhiều nơi.
Biến đổi khí hậu còn góp phần gây ra những cuộc khủng hoảng nhân đạo, làn sóng di cư dâng cao do có những nơi ở không thể nào tiếp tục sinh sống được.
3. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là gì?
Theo như các chuyên gia phân tích, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân khách quan dẫn đến biến đổi khí hậu là do tự nhiên như sự tái phân bố nhiệt trong đại dương, quỹ đạo trái đất thay đổi, quá trình kiến tạo núi, thềm lục địa có sự biến đổi, có sự lưu chuyển trong hệ thống khí quyển…
- Nguyên nhân chủ quan là do con người có sự tác động dẫn tới biến đổi khí hậu. Và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên những hiện tượng của biến đổi khí hậu. Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra điện và nhiệt đã đồng thời tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu.
Trong đó, phần lớn điện được tạo ra từ đốt than, đốt dầu hoặc khí đốt rồi cũng tạo ra lượng cacbon dioxit và nitơ oxit. Sự phát triển công nghiệp giúp phát triển kinh tế cũng kéo theo đó là lượng chất thải công nghiệp, khí thải ra môi trường lớn. Điều này đã dẫn tới hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất ngày một nóng lên.
Cùng với đó, nạn chặt phá rừng nhiều khiến cho việc hấp thụ cacbon dioxit của cây xanh cũng hạn chế. Tài nguyên thiên nhiên bị con người khai thác cạn kiệt dẫn đến thay đổi hệ sinh thái, khiến cho một số loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
2 nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu
4. Biến đổi khí hậu gây ra hậu quả gì?
- Thời tiết khắc nghiệt
Thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn chúng ta có thể thấy rõ qua từng năm. Những năm gần đây, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên cao cao.
Biến đổi khí hậu gây nên thời tiết khắc nghiệt
- Mực nước biển dâng cao
Khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên cũng đồng nghĩa kéo theo nước biển dần ấm lên, băng ở hai cực đang tan dần khiến cho môi trường sống của động thực vật ở Bắc Cực đang bị đe dọa. Nóng lên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng sâu dưới lòng biển, môi trường biển, hệ sinh thái biển.
- Các loài sinh vật nguy cơ tuyệt chủng cao
Sự biến đổi khí hậu còn đe dọa đến môi trường sống của các sinh vật cả trên cạn lẫn dưới biển. Thậm chí, một triệu sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Cháy rừng, dịch bệnh diễn ra cũng là mối nguy hại của biến đổi khí hậu.
Nhiều loài có thể di cư và tiếp tục sinh tồn nhưng không phải tất cả. Nên nếu tình trạng này còn kéo dài, hệ sinh thái sinh vật sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao.
- Mối đe dọa đến sức khỏe
Một hậu quả của biến đổi khí hậu nghiêm trọng đó là đe dọa đến sức khỏe con người. Tác động xấu từ biến đổi khí hậu như ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, dịch bệnh kéo dài, thời tiết chuyển biến xấu dẫn tới tình trạng dân buộc phải di dời.
Điều này cũng làm gia tăng nạn đói, nhiều khu vực không thể trồng trọt, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và gây ra những bệnh dịch nghiêm trọng, truyền nhiễm cao. Từ đó, sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tính mạng cũng bị đe dọa.
Hậu quả biến đổi khí hậu đe doạ đến sức khoẻ con người
- Dịch bệnh tăng cao
Khi mà nhiệt độ Trái Đất tăng cao cũng đồng thời gây ra những hiện tượng lũ lụt, hạn hán…Chính điều này đã làm cho nhiều loại vi khuẩn có cơ thể lây lan, nhiều sinh vật truyền nhiễm như chuột, muỗi sinh sôi và phát triển hơn.
Từ đó, gây ra nhiều loại dịch bệnh mới, ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của con người và môi trường. Những nước khí hậu lạnh cũng đã dần xuất hiện những loại bệnh mà trước đây chỉ có ở những khu vực nhiệt đới.
5. Giải pháp khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu là gì?
Với những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của loài người và hệ sinh thái. Vậy nên, cần có những biện pháp xử lý, khắc phục biến đổi khí hậu. Một số giải pháp như sau:
- Ngăn chặn nạn chặt phá rừng, có biện pháp xử lý với những đối tượng cố ý chặt phá rừng.
- Hạn chế sử dụng những nguyên liệu từ hóa thạch trong sản xuất công nghiệp.
- Tích cực trồng nhiều cây xanh, phủ xanh rừng.
- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhiều công nghệ mới bảo vệ môi trường như bể phốt nhựa của Sơn Hà xử lý các chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu dân cư an toàn ra ngoài môi trường…
- Cải tạo và nâng cấp hạ tầng.
- Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, sử dụng những thiết bị tiết kiệm năng lượng như máy năng lượng mặt trời Sơn Hà
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tích cực ăn nhiều rau xanh và hoa quả hơn.
- Khai phá ra những nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời …
Sử dụng thái dương năng, bể phốt nhựa Sơn Hà cải thiện biến đổi khí hậu
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục. Vậy nên, để giảm tình trạng biến đổi khí hậu, mỗi chúng ta hãy có nhận thức và trách nhiệm với môi trường. Để Trái Đất “xanh” thì ngay từ hôm nay chúng tay hãy chung tay góp phần bảo vệ môi trường nhé.