Wiki

Index là gì? 6 cách giúp Index Website nhanh chóng – Vietnix

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Index là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Mục tiêu quan trọng của việc sản xuất nội dung là đảm bảo được những thông tin đó hữu ích và tiếp cận nhanh chóng tới đối tượng mục tiêu. Và Index là một trong những bước không thể thiếu trong quá trình này. Vậy Index là gì? Để biết câu trả lời hãy cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết về quá trình Index nội dung trong bài viết dưới đây!

Index là gì?

Index hay lập chỉ mục là quá trình thu thập các dữ liệu của công cụ tìm kiếm với các website trên mạng Internet. Sau đó các công cụ tìm kiếm sẽ phân tích, đánh giá, xếp hạng và lưu trữ lại trong cơ sở dữ liệu.

Index là gì?

Khi người dùng yêu cầu nội dung có trong trang web thì hệ thống sẽ trích xuất trong cơ sở dữ liệu của website và trả về những dữ liệu đã được lập chỉ mục.

Vì sao Index lại quan trọng với SEO?

Tương tự như việc bạn muốn người dùng tìm đọc được một quyển sách của bạn thì bạn phải tìm cách gửi quyển sách đó đến nhà sách hay thư viện thì người đọc mới có thể tìm được cuốn sách đó. Tương tự, để các website và nội dung trên website có thể được xếp hạng, đặc biệt là xếp hạng cao thì nội dung cần phải được Index (được đưa vào cơ sở dữ liệu).

Nếu chưa được Index, website hoặc nội dung của website sẽ không được xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Từ đó ảnh hưởng xấu tới kết quả SEO của website và khiến doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển.

Độ uy tín của website cũng được thể hiện thông qua tốc độ Index. Tốc độ Index nhanh chứng tỏ website uy tín, tốc độ website chậm sẽ nói lên rằng website đó không được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao.

Index cấp quyền cho phép các công cụ tìm kiếm xem tất cả các trang (không tính những trang thiết lập chặn bot riêng). Điều này đem lại lưu lượng người dùng truy cập website (traffic) của bạn. Index giống như chứng chỉ giúp chứng minh sự tồn tại của một website trên công cụ tìm kiếm thông tin. Đây chính là bước cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong quy trình SEO và phải duy trì để ổn định việc xuất hiện của website.

Cách thực hoạt động của Index với Website của bạn

Để hiểu rõ về quá trình hoạt động của Google Index, trước hết ta cần tìm hiểu Google sẽ lấy những thông tin của website qua đâu?

Dưới đây là những nguồn thông tin Google có thể thu thập dữ liệu:

  • Từ dữ liệu trong chính trang web của bạn.
  • Thông tin, dữ liệu về website mà chính người dùng chủ động gửi.
  • Quá trình Google quét các nội dung website.
  • Các cơ sở dữ liệu được công khai trên hệ thống Internet.
  • Các nguồn thông tin khác.

Khi đã tiếp cận được nguồn thông tin về website, Google sẽ thực hiện quá trình Index như sau:

  • Bước 1 – Tiến hành thu thập dữ liệu: Mỗi khi có một URL mới xuất hiện, Google lập tức truy cập, quét thông tin, thu thập các nội dung của URL và website đó.
  • Bước 2 – Lập chỉ mục để phân loại thông tin hợp lý: Khi truy cập vào mỗi trang web, thuật toán của Google cho phép đọc và tìm hiểu toàn bộ nội dung có trên trang. Từ văn bản, hình ảnh, video,… tất cả dữ liệu sẽ được tập hợp lưu trữ tại một kho dữ liệu khổng lồ. Sau đó, Google sẽ sắp xếp chúng tạo thành các chỉ mục và phân loại theo từng nhóm hợp lý để giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với những nội dung được đề xuất trước.
  • Bước 3 – Hiển thị nội dung phù hợp: Khi người dùng thực hiện một tìm kiếm trên Google, Google sẽ tiến hành phân tích và đưa ra những câu trả lời sát với nội dung câu hỏi nhất. Các trang web có nội dung được đánh giá là phù hợp, có ích sẽ được chỉ mục thiết lập ở vị trí đầu để gợi ý cho người dùng.
Đọc thêm:  Ích kỷ là gì? Người ích kỷ thường có biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn kiểm tra Website đã được Google Index hay chưa

Việc kiểm tra Google đã Index được những gì trên website của bạn hay chưa thì cực kỳ dễ dàng. Vietnix xin giới thiệu đến bạn 3 các cực kỳ đơn giản như sau:

Cách 1: Nhập theo toán tử “site:url”

Bước 1: Mở Google Search.

Bước 2: Thực hiện nhập vào ô tìm kiếm toán tử dạng như sau: “site:url của website cần kiểm tra“.

Ví dụ bạn muốn tìm hiểu rằng các nội dung trên website vietnix.vn đã được Google Index hay chưa thì cần nhập vào nội dung: “site:https://vietnix.vn/”.

Các kết quả được hiển thị sẽ là những nội dung đã được Google Index. Kết quả quá ít chứng tỏ các nội dung trên website chưa được Google Index, hoặc đã bị chặn Googlebot. Kết quả nhiều chứng tỏ website đã được Google Index nội dung bình thường, nhanh chóng.

Bạn cũng có thể sử dụng toán tử này để kiểm tra index của một trang đích hay một bài viết cụ thể.

Kiểm tra Index nội dung

Lưu ý: Toán tử “site:url” được Google tạo ra không chỉ nhằm mục đích kiểm tra index tuy nhiên đây vẫn là một trong những cách cơ bản và chính xác nhất.

Cách 2: Kiểm tra bằng công cụ Google Search Console

Trước hết bạn cần cài đặt Google Search Console. Sau khi đã cài đặt thành công thì bạn hãy truy cập vào công cụ và nhập URL cần kiểm tra vào phần tìm kiếm. Kết quả sẽ thông báo rằng URL của bạn đã được Google Index hay chưa.

Kiểm tra index bằng công cụ Google Search Console

Cách 3: Kiểm tra bằng SEOquake

SEOquake là một công cụ hoàn toàn miễn phí và được tích hợp trên các trình duyệt phổ biến như Google Chrome, Opera, Mozilla. Đây là công cụ thu thập các dữ liệu để tối ưu Onpage rất hiệu quả. Sau đây là các bước để sử dụng SEOquake cho mục đích kiểm tra trang web đã được Google Index hay chưa:

Bước 1: Trước hết bạn cần phải cài đặt SEOquake theo Link này: https://chrome.google.com/webstore/detail/seoquake/akdgnmcogleenhbclghghlkkdndkjdjc?hl=vi. Sau đó nhấn “thêm vào Chrome”.

Bước 2: Tìm biểu tượng của công cụ SEOquake ở góc phải trên cùng của màn hình và nhấn chuột vào biểu tượng đó. Lúc này, các chỉ số sẽ hiển thị bao gồm cả số trang Google Index.

Kiểm tra Index bằng SEOquake

Cách mà Google xác định được Website của bạn cần được Index hay không?

Các Robots Meta Directives sẽ giúp công cụ tìm kiếm xác định việc website của bạn có cần được Index hay là không. Chúng cũng cung cấp cho công cụ tìm kiếm thông tin về cách mà người dùng muốn website của họ được xử lý như nào. Người dùng có thể không Index website lên Google Index bằng cách thông báo “không lập chỉ mục trang này trong kết quả tìm kiếm” hoặc có thể “không chuyển bất kỳ chủ sở hữu liên kết nào cho bất kỳ liên kế trên tất cả các trang”.

Meta Directives chỉ liên quan tới việc lập chỉ mục chứ không thực hiện thu thập dữ liệu website. GoogleBot mới là công cụ thực hiện việc này và thông qua đó để chỉ thị các Meta. 2 Meta Robot thông dụng hiện nay mà các SEOer cần chú ý là:

Meta Robot Tag: Thường chứa trong thẻ <head> HTML của website. Thông qua Robot này, bạn có thể loại thông báo mức độ mong muốn Index website tới công cụ tìm kiếm. Các Meta Directives phổ biến là:

  • Index/NoIndex: Website có được lập chỉ mục hay không.
  • Follow/NoFollow: Công cụ tìm kiếm có được theo dõi liên kết trên trang web không.
  • Noarchive: Hạn chế công cụ tìm kiếm lưu trữ bản sao dữ liệu trong cache website.

X-Robot-Tag: Thường chứa trong tiêu đề HTTP của URL. Robot này có thể giúp bạn chặn công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu của các tệp áp dụng thẻ NoIndex và không có dạng HTML. Ngoài ra, nếu bạn không muốn sử dụng công cụ tìm kiếm Index trang web của mình thì có thể kết hợp thêm thao tác: Dashboard > Settings > Reading và hủy chọn mục Search Engine Visibility.

Website đã Index có thể bị xóa khỏi chỉ mục của Google hay không?

Một Website đã được Google Index không có nghĩa là dữ liệu của website sẽ vĩnh viễn được lưu trong cơ sở dữ liệu của Google.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc thông tin của website đã được Index vẫn bị xóa khỏi chỉ mục của Google là:

  • Lỗi “Not Found” của URL: Khi gặp lỗi “Not Found” (4XX) này, công cụ tìm kiếm không thể truy cập vào được website của bạn do lỗi máy khách. Còn nếu URL trả về “Not Found” 5XX là khi quá trình thu thập thông tin không truy cập được nguyên dân do lỗi máy chủ. Bạn có thể kiểm tra website có bị di chuyển không? Hay chuyển hướng 301 không được thiết lập hoặc trang? Trang có bị xóa không? Đó có thể là nguyên nhân khiến cho thông tin đã Index mà bị xóa.
  • Website vi phạm: Nguyên nhân tiếp theo là do yếu tố chủ quan của website đã vi phạm nguyên tắc quản trị web của công cụ tìm kiếm nên dữ liệu bị xóa khỏi chỉ mục.
  • Website sử dụng thẻ NoIndex: URL được thêm vào thẻ Meta No Index, điều này sẽ thông báo tới công cụ tìm kiếm là không cần chỉ mục cho nó và có thể bỏ qua trang.
  • Website yêu cầu password: URL bị chặn không cho thu thập thông tin do yêu cầu người dùng thêm mật khẩu trước khi thực hiện truy cập vào trang web.
Đọc thêm:  Đầu số 081, 082, 083, 084, 085, 088 là của mạng nào?

Vì sao Google Index chậm? Những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ Index

Hằng ngày hay thậm là mỗi phút mỗi giây đều có rất rất nhiều nội dung mới từ các website và ứng dụng được đăng tải lên internet. Do đó, công cụ tìm kiếm cần thời gian để thu thập và khai thác dữ liệu khổng lồ này.

Quá trình Google Index bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, những yếu tố sau sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình index.

Cấu trúc của website

Cần đảm bảo cấu trúc của website và cấu trúc code phải đạt tiêu chuẩn. Nếu không sẽ làm chậm quá trình Index của Google cũng như khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Trong giai đoạn GoogleBot Crawling trên website, hệ thống sẽ thực hiện phân mục dữ liệu. Nếu nội dung trên website không sắp xếp khoa học sẽ khiến Google đánh giá thấp và dẫn đến quá trình Index chậm hơn vì phải sắp xếp lại các nội dung.

Cấu trúc của website cũng ảnh hưởng đến tốc độ index

Vậy nên tối ưu cấu trúc của website bằng cách nào? Hãy cùng xem những lưu ý ở phía dưới:

  • Xây dựng kế hoạch phân cấp khoa học cho Google, không nên tạo quá mức 3 phân cấp.
  • Sau đó xây dựng URL nhằm điều hướng các phân cấp đã thiết lập.
  • Tạo nên điều hướng trong HTML/CSS.
  • Xây dựng menu trên Header để tiện theo dõi các mục chính của website.
  • Cần xây dựng các nội dung trên website theo một chuỗi khoa học.

Tuổi đời của website

Google sử dụng đến bộ hơn 200 yếu tố để phân tích và xếp hạng các trang. Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đó chính là việc website đã ra đời lâu chưa. Một website có tuổi đời lâu dài thường được Google đánh giá cao hơn, uy tín và chất lượng hơn nên tốc độ Index cũng tăng lên đáng kể.

Traffic

Điều này là hiển nhiên bởi lẽ một website càng có nhiều lượt truy cập, người dùng nhanh chóng và dễ dàng nhấp vào liên kết thì GoogleBot càng nhanh chóng phát hiện ra điều đó và Index trang web của bạn.

Tốc độ tải trang

Khi thực hiện thiết lập chỉ mục, GoogleBot sẽ quét nội dung trên trang web để thu thập các dữ liệu. Việc tải trang quá chậm sẽ khiến quá trình này không suôn sẻ, GoogleBot dễ dàng thoát ra trước khi Index xong vì thời gian đợi quá lâu.

Nội dung cập nhật

Những nội dung ưu tiên sẽ là các thông tin mới mẻ, được người dùng đánh giá cao hoặc những thông tin hữu ích. Việc thường xuyên cập nhật thông tin cũng tác động khiến cho GoogleBot đánh giá cao và Index website nhanh chóng.

Việc trùng lặp nội dung

Việc đưa ra những nội dung giống, trùng lặp với nội dung mà các website khác đã thực hiện sẽ khiến việc Index chậm hơn. Lúc này, Google cần nhiều thời gian để đánh giá, kiểm tra và so sánh thông tin giữa 2 bên. Quá trình này sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt, có thể làm giảm xếp hạng trang web của bạn.

Để tránh bị trùng lặp nội dung bạn có thể sử dụng nhanh các phần mềm check đạo văn trực tuyến.

Sự uy tín của Brand

Một thương hiệu uy tín lâu đời, nổi tiếng là một minh chứng rõ ràng cho sự hữu ích của các nội dung. Thông tin mà những thương hiệu này đưa ra thường hấp dẫn và được nhiều người tìm kiếm. Các đánh giá tốt và lượng truy cập nhiều qua thời gian sẽ khiến GoogleBot đánh giá cao và thực hiện Index nhanh hơn các website thông thường.

Chủ động thông báo cho công cụ tìm kiếm

Đôi lúc bạn sẽ phải chủ động thông báo cho công cụ tìm kiếm để quá trình Index nhanh chóng được diễn ra bằng những cách Vietnix đã liệt kê ở trên. Hãy thực hiện thông báo để nhắc nhở khi website chưa được GoogleBot tìm thấy.

Internal Link

Internal link là những liên kết nội bộ của Website. Số lượng này sẽ chứng minh được tầm quan trọng của website này so với những website khác. Số Internal Link càng nhiều chứng tỏ URL web đó càng được xếp hạng quan trọng. GoogleBot có thể nhận thấy điều đó và đẩy nhanh quá trình Index trang.

Đọc thêm:  Ví VNPAY là gì? Ví VNPAY mang đến những lợi ích gì cho bạn?

Cách để Website được Google Index nhanh chóng

Như chúng ta đã thấy ở trên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Index, việc để công cụ tìm kiếm Google Index dễ dàng tiếp cận Website của bạn yêu cầu những cách thức tận dụng những nội dung và phương pháp được Google đề cao.

Làm thế nào để Website được Google Index nhanh?

Một sô cách để Google index nhanh:

Thường xuyên cập nhật các nội dung mới đều đặn: Việc thường xuyên đăng bài mới sẽ giúp Google Bot ghé thăm trang của bạn một cách thường xuyên để thực hiện chỉ mục mới. Bạn nên đăng tải ít nhất 2-3 bài mới/tuần hoặc tối thiểu là 1 bài những chứa lượng kiến thức lớn và sâu rộng. Đồng thời, hãy sử dụng công cụ lên lịch bài viết của WordPress để tự động đăng bài.

Sử dụng tính năng Fetch as Google: Bạn có thể sử dụng tính năng “Fetch as Google” trong Google Search Console bằng cách tìm mục “Thu thập dữ liệu”, tiếp đó chọn “Tìm nạp như Google” và dán link website cần Google Index.

Sử dụng công cụ Google Search Console: Đây là cách chủ động khai báo url, domain website trên Google Search Console chính thống nhất để Google chủ động Index web của bạn nhanh chóng hơn.

Chia sẻ URL trên các kênh truyền thông xã hội, Social Media: Các kênh truyền thông này sẽ giúp thu hút sự quan tâm, chú ý của người dùng, khiến họ truy cập vào website của bạn. Từ đó thu hút GoogleBot dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của những nội dung của website và ưu tiên thực hiện Index nhanh chóng.

Chạy quảng cáo: Bạn cũng có thể chạy quảng cáo để thu hút được lượng người truy cập lớn, tăng độ uy tín của website để Google sẽ ưu ái Index trước.

Đặt Internal link từ Url đã được Index: Internal link là một trong những yếu tố Google dùng để đánh giá website. Vì vậy bạn có thể tận dụng nguồn link nội bộ từ các Url đã được Index và xếp hạng cao để liên kết tới Url mới. Điều này giúp GoogleBot dễ dàng phát hiện và Index Url mới này.

Ping URL lên công cụ hỗ trợ Index: Cách này sẽ giúp bạn chủ động khai báo URL lên Google, giúp GoogleBot nhanh chóng chú ý và Index website hơn. Bạn có thể sử dụng một số công cụ sau để Ping:

  • http://pingomatic.com/
  • http://ping.in/
  • https://pingler.com/

Đặt Outbound link: Với cách này, bạn sẽ trích dẫn Url từ một website uy tín khác về trang của bạn. Điều này vừa giúp Google dễ dàng thu thập được thông tin để Index và cũng tăng sự tin tưởng và chất lượng của website.

Submit sitemap.xml: Việc sitemap là cần thiết, đặc biệt đối với các trang web lớn. Sitemap có chức năng như công cụ dẫn đường cho GoogleBot quét dữ liệu trên website của bạn, giúp tăng tốc độ và hiệu quả Index.

Khai báo sitemap

Tối ưu hóa các nội dung trong danh sách Ping của WordPress: Đây là cách hiệu quả để hỗ trợ quá trình Index trong thời gian ngắn hơn. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau: Settings > Writing > Update Service > thực hiện dán các Ping Services > Save Changes.

Những việc cần lưu ý về Index

Để website được thiết lập chỉ mục một cách hiệu quả và đúng theo định hướng, bạn nên chú ý những điều sau:

Thường xuyên kiểm tra Index

Việc theo dõi các chỉ số Index trong quá trình Google thực hiện thiết lập chỉ mục sẽ giúp bạn kiểm soát công việc tốt hơn. Bạn nên kiểm tra việc Index website định kỳ mỗi 2-4 tuần. Số lượng trang được Google Index càng lớn chứng tỏ hiệu quả của nội dung trang web càng cao, mức độ tiếp cận người dùng càng nhiều.

Trong đó, 4 chỉ số mà bạn nên quan tâm theo dõi đó là:

  • Vị trí website được xếp hạng trên Google.
  • Số lần trang web được nhấp chuột từ kết quả tìm kiếm của Google.
  • Số lần mà 1 URL trên trang web được người dùng nhìn thấy ở các trang kết quả khi thực hiện tìm kiếm.
  • Tỷ lệ nhấp chuột (hay còn gọi là CTR) cho biết tỉ lệ của số lần nhấp chuột/số lần hiển thị.

Xếp link Index theo từng chủ đề từ khóa trong website

Điều này giúp người đọc có thể thuận tiện theo dõi và tìm đọc những nội dung phù hợp. Người quản lý web cũng dễ quản lý các nhóm keyword cùng chủ đề cũng như tạo điều kiện tốt để Google ưu tiên Index nội dung của bạn trên các kết quả tìm kiếm.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề Index là gì mà Vietnix muốn chia sẻ. Hy vọng những thông tin trên về Index đã giúp bạn hiểu về tầm quan trọng của việc lập chỉ mục đối với một website. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới để được Vietnix giải đáp nhanh chóng nhất.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button