Giáo dục

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Học cơ điện tử ra trường làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

Trong thời đại khoa học kỹ thuật có những bước phát triển vượt bậc, bên cạnh đó cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, đòi hỏi nguồn nhân lực có tay nghề cao. Chính vì điều đó, ngành kỹ thuật cơ điện tử trong những năm gần đây là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ yêu thích khoa học cũng như mong muốn có mức lương xứng đáng sau khi ra trường. Hãy để Hướng nghiệp GPO giới thiệu cho bạn về ngành Kỹ thuật cơ điện tử với bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử (mã ngành: 7520114, một số trường là 7510203) là ngành học kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính; nhằm mục đích phát triển tối đa tư duy hệ thống thiết kế và phát triển, tạo ra những sản phẩm mới có tính năng vượt trội. Theo học ngành này, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử, cùng với rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, để có thể thực hành công việc sau khi tốt nghiệp.

2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử

  • Khu vực miền Bắc:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Đại học Điện lực

Đại học Phương Đông

Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Đại học Lâm nghiệp

Đại học Hải Phòng

Đại học Kỹ thuật sư phạm Nam Định

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

  • Khu vực miền Trung – Tây Nguyên:
Đọc thêm:  Khoá học in lụa Hồ Chí Minh, dạy in lụa trên mọi chất liệu

Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng

Đại học Nha Trang

Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng

Đại học Nông lâm – Đại học Huế

Đại học Phạm Văn Đông

  • Khu vực miền Nam:

Đại học Công nghệ TP.HCM

Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

Đại học Công nghệ Sài Gòn

Đại học Công nghiệp TP.HCM

Đại học Nông lâm TP.HCM

Đại học Nguyễn Tất Thành

Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Đại học Công nghệ kỹ thuật Cần Thơ

Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Đại học Tiền Giang

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Ngành Kỹ thuật Cơ điện xét tuyển những tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học Tự Nhiên, Tiếng Anh)

4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử

I

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Khối kiến thức bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

5

Đại số tuyến tính

6

Giải tích 1

7

Giải tích 2

8

Elementary

9

Pre-Intermediate 2

10

Intermediate 1

11

Vật lý 1

12

Vật lý 2

13

Giáo dục thể chất 1

14

Giáo dục thể chất 2

15

Giáo dục thể chất 3

16

Hóa đại cương

17

Giáo dục quốc phòng

18

Quản trị doanh nghiệp CN

19

Pháp luật đại cương

20

Khối kiến thức tự chọn VH-XH-MT (chọn 1 trong 2 học phần)

20.1

Môi trường và Con người

20.2

Logic

II.

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

II.1

Khối kiến thức cơ sở

21

Đại cương về kỹ thuật

22

Vẽ kỹ thuật

23

Cơ kỹ thuật 1

24

Các quá trình gia công

25

Cơ học Chất lỏng

Đọc thêm:  Acyclovir bôi môi: Công dụng, cách dùng và giá bán

26

Vẽ kỹ thuật cơ khí

27

Cơ điện tử

28

Cơ kỹ thuật 2

29

Nhiệt Động lực học

30

Cơ học vật liệu

31

Nguyên lý máy

32

Dung sai và đo lường

33

Chi tiết máy

34

Robot công nghiệp

35

Đồ án thiết kế Robot Công nghiệp

36

Kỹ thuật điện tử tương tự

37

Kỹ thuật điện tử số

38

Điều khiển chuyển động

39

Lập trình trong kỹ thuật

40

Vi xử lý – Vi điều khiển

41

Kỹ thuật đo lường 1

42

Kỹ thuật điện đại cương

43

Lý thuyết điều khiển tự động

44

Cơ sở Truyền động điện

45

Thí nghiệm cơ sở Cơ điện tử

46

Thực tập công nghệ

47

Thực tập công nhân Cơ điện tử

II.2

Khối kiến thức riêng chuyên ngành Cơ Điện tử

48

Thí nghiệm hệ thống điều khiển

49

Hệ thống điều khiển số

50

Hệ thống điều khiển lập trình

51

Mô hình hóa các hệ thống động lực

52

Sensor và cơ cấu chấp hành

53

Các hệ thống đo cơ điện tử

54

Đồ án Hệ thống đo cơ điện tử

55

Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử

56

Thiết kế hệ thống cơ điện tử

57

Tự chọn kỹ thuật 1 (chọn 1 trong 3 học phần)

57.1

Lý thuyết điều khiển nâng cao

57.2

Thiết bị điện tử dân dụng

57.3

Kỹ thuật điều khiển robot

58

TTTN chuyên ngành Cơ điện tử

59

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cơ điện tửhoặc tự chọn kỹ thuật 2 ( chọn 2 trong 4 học phần)

59.1

Trang bị điện trên máy công cụ

59.2

Tự động hóa truyền động thủy khí

59.3

PP và tiến trình thiết kế

59.4

Các ứng dụng của CAD

5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử có thể đảm đương các nhiệm vụ về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, duy tu bảo trì tại khu công nghệ cao, khu nông nghiệp, các công ty chuyên thiết kế sản xuất thiết bị linh kiện tự và các nhà máy sử dụng thiết bị tự động để sản xuất hàng tiêu dùng. Cụ thể các vị trí công việc sau:

  • Kỹ sư thiết kế, chuyên vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
  • Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty, doanh nghiệp về cơ khí, điện và điện tử.
  • Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
  • Quản lý sản xuất bảo trì, duy tu sản phẩm tại các doanh nghiệp nước ngoài.
  • Cán bộ kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, phân bón.
  • Cán bộ quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử.
  • Cán bộ kinh doanh tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực cơ điện tử trong và ngoài nước.
  • Cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử.
Đọc thêm:  Cách sơn gel cực chuẩn | 10+ Các bước sơn gel cho móng

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật cơ điện tử. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Nguyên Hạnh

Theo Tuyensinhso.vn

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button