Wiki

Fed là gì? Vì sao Fed luôn là trọng tâm chú ý sau mỗi cuộc họp?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Fed là gì để chia sẻ cho bạn đọc

FED hiện nay đang là từ khóa nóng nhất đối với ngành tài chính bởi mỗi khi FED ra 1 tin tức mới là mọi người dân đều nháo nhào lên. Thế FED là gì? FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến thị trường thế giới như thế nào? Đây là những câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất. Hãy cùng Infina tìm hiểu về bản chất, vai trò và những chính sách lãi suất thông qua các cuộc họp của Fed nhé!

FED là tổ chức gì?

FED là cụm từ viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang. Tiếng Anh là Federal Reserve System – Fed hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Tổ chức FED là ngân hàng trung ương của Mỹ đã hoạt động từ năm 1913. Đến nay, Fed được coi là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Fed là nơi duy nhất được in tiền đô la Mỹ (US dollar) và đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Mỹ mà còn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.

fed

Bản chất của Fed

Theo Hội đồng Thống đốc (Federal Reserve Board), bản chất và vai trò chính của Fed là:

  • Thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ. Tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn.
  • Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.
  • Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính.
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị. Các tổ chức chính thức nước ngoài và chính phủ Hoa Kì đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Đọc thêm:  Available đi với giới từ gì? Cách sử dụng available - Ngolongnd.net

fed

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thị trường?

fed

Fed tăng lãi suất thì vàng tăng hay giảm?

Sau cuộc họp của Fed và lãi suất tiếp tục tăng. Vàng là kim loại quý khá nhạy cảm với lãi suất tăng. Điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không trả lãi.

Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 1,2% lên 1.656,3 USD. Giá hiện đã tăng khoảng 0,6% trong tuần, sau khi phục hồi từ mức thấp nhất kể từ cuối tháng 9.

Bên cạnh đó, chỉ số USD đã từ bỏ mức tăng trước đó và giảm 0,6% khiến vàng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ở những nơi khác, bạc giao ngay tăng 2,7% lên đến 19,16 USD/ounce. Bạch kim tăng 1,9% lên 931,00 USD trong khi platinum giảm 2,1% xuống 2.014,86 USD.

Giá vàng trong nước ta hôm nay cũng chạm 67.200.000 đồng/lượng. Trong khi giá vàng mua vào là 66.200.000 đồng/lượng.

fed

Tác động của Fed đối với kinh tế thế giới

Cùng với việc tăng lãi suất, Fed còn thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán khoảng 427,5 tỷ USD trong nửa cuối năm 2022.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tác động tới kinh tế thế giới trên 5 phương diện sau: mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, tổng cầu hàng hóa và dịch vụ thế giới suy giảm; đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác làm cho đồng nội tệ của các nước yếu đi so với USD. Vì vậy, kích thích xuất khẩu nhưng nhập khẩu sẽ đắt hơn, đặc biệt nhập khẩu xăng dầu.

Tiếp đến, tăng lãi suất USD sẽ tác động tiêu cực đến khả năng vay vốn trên thị trường quốc tế của các nước thuộc thị trường mới nổi vì các tổ chức cho vay sẽ đòi trả lãi cao hơn lãi suất khi họ đầu tư an toàn hơn tại Mỹ.

Điều này gây khó khăn đối với chính phủ các nước thuộc thị trường mới nổi khi đang phải đương đầu với giá năng lượng và lương thực nhập khẩu tăng cao do đại dịch và cuộc chiến tại Ukraine.

Đọc thêm:  Văn Chương là gì? - Thích Văn Học

Tác động không nhiều tới kinh tế Việt Nam

Mặc dù, kinh tế Mỹ đã có 2 quý suy giảm liên tiếp, kinh tế và tổng cầu thế giới suy giảm, điều này có tác động nhưng không nhiều tới thương mại quốc tế của Việt Nam. Đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng thiết yếu, như hàng dệt may, da giày, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

Xuất khẩu

Ở các nước khi suy thoái, người dân vẫn phải sử dụng những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu này. Thêm nữa, giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đối với chi tiêu của các nước trên thế giới không lớn nên kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều.

Trong 7 tháng năm 2022, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5 năm qua.

Kể từ khi Fed tăng lãi suất, chỉ có 4.600 tỷ đồng vốn rút dòng từ đầu năm đến nay ra khỏi thị trường Việt Nam. Tuy vậy, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm, kéo dài nhiều năm chưa có chuyển biến đáng kể, ảnh hưởng đến huy động các dòng vốn, uy tín quốc gia; giảm niềm tin của nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhiều dự án lớn đội vốn, gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, vì vậy khi Fed tăng lãi suất, tỷ giá VND/USD tăng không nhiều do dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt mức khá cao, đủ khả năng chống chịu các cú sốc bên ngoài. Nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối, thực hiện giải ngân vốn FDI dự báo vẫn tăng ổn định, cán cân thương mại cả năm dự báo thặng dư.

Fed công bố lãi suất mới nhất

Theo chủ tịch Fed (Jerome Powell), việc tăng lãi suất đồng nghĩa với kiềm chế lạm phát và đưa nền kinh tế vào quỹ đạo sau dịch Covid-19.

Các báo cáo trong cuộc họp của Fed hôm nay thông báo rằng, các quan chức Fed đang chuẩn bị hướng tới một đợt tăng lãi suất lên 0.75% vào tháng 11. Trong khi một số nhà đầu tư đã bắt đầu báo hiệu mong muốn sớm giảm lãi suất. Nhiều tín hiệu cho thấy Fed sẽ điều chỉnh lãi suất thêm 50 thay vì 75 điểm phần trăm vào tháng 12.

Đọc thêm:  Sinh Năm 2016 Mệnh Gì? Tuổi Con Gì? Hợp Hướng Nào? Màu Gì?

Nếu như những dự đoán của các chuyên gia kinh tế học về các cuộc Fed meeting là đúng. Việc Fed tăng lãi suất sẽ là chu kỳ thắt chặt kinh tế mạnh mẽ nhất nhiều thập kỷ qua và sẽ mang lại cho nền kinh tế những rủi ro suy thoái lớn trong tương lai hơn bao giờ hết.

Biểu đồ lãi suất FED
Biểu đồ lãi suất FED

Đa số các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò ngày 17 – 24 tháng 10 dự báo một đợt tăng 50 điểm cơ bản nữa trong tháng 12, đưa tỷ lệ quỹ lên 3,75% – 4,0% vào cuối năm 2022. Điều đó phù hợp với dự báo trung vị “đồ thị dấu chấm” của Fed.

Vậy, liệu tăng lãi suất liên tục có gây ra khủng hoảng kinh tế?

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco (Mary Daly) cho biết ngân hàng trung ương nên tránh đưa nền kinh tế Mỹ vào tình trạng “suy thoái không hồi kết”. Với việc áp dụng giảm lạm phát bằng cách thắt chặt quá mức. Đồng thời nói thêm rằng chủ tịch Fed nên biết rằng họ đã gần đến thời điểm nên giảm tốc độ tăng lãi suất.

Với việc Fed tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát dai dẳng. Nhiều chuyên gia dự đoán một cuộc suy thoái vừa phải có thể sẽ bắt đầu vào quý 3/2023. Vì tăng trưởng thực tế sẽ giảm xuống con số âm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.

Kết luận

Như vậy, với mỗi chính sách của Fed, các nhà đầu tư đều thấp thỏm lo âu. Nhiều dự đoán nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất vào cuộc họp ngày 3/11 sắp tới sẽ đưa những nền kinh tế mới rơi vào thế bị động và kéo theo mất giá của các đồng ngoại tệ khác.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

  • Ngân hàng đua lãi suất, người gửi tiền… ‘đau đầu’
  • Taper tantrum là gì? Nền kinh tế sẽ ra sao khi hiện tượng Taper bùng nổ?
  • Giải thích vì sao FED tăng lãi suất thì giá cổ phiếu giảm đồng loạt ở tất cả thị trường
tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button