Wiki

Tham vọng mở rộng Liên minh châu Âu – Báo Quân đội nhân dân

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Eu có bao nhiều thành viên 2022 để chia sẻ cho bạn đọc

Theo AP, phát biểu tại sự kiện diễn ra ngày 16-10 vừa qua, Thủ tướng Olaf Scholz đã kêu gọi mở rộng EU. Ông cho rằng: “Một EU với 27, 30, rồi 36 quốc gia, khi đó sẽ có hơn 500 triệu công dân tự do và bình đẳng, có thể nâng tầm ảnh hưởng của khối để gánh vác trọng trách lớn hơn trên thế giới”. Nhà lãnh đạo Đức cũng cam kết sẽ nỗ lực để thúc đẩy cải cách mở rộng EU, khẳng định việc này sẽ mang lại lợi ích cho cả khối.

Trong lịch sử hình thành và phát triển, EU đã nhiều lần mở rộng kết nạp thêm thành viên. Đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối diễn ra cách đây ngót nghét gần hai thập kỷ. Năm 2004, từ 15 quốc gia thành viên, EU đón nhận thêm 10 nước thành viên mới ở Đông Âu và vùng Balkan. 3 năm sau đó, EU tiếp nhận thêm 2 quốc gia nữa là Romania và Bulgaria.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại đại hội của PES ở thủ đô Berlin. Ảnh: Reuters

Việc EU mở rộng “ồ ạt” nâng số thành viên của khối này lên gần gấp đôi, với diện tích rộng thêm 35% và dân số đông hơn gần 30% (hơn 500 triệu người). Đó là những bước tiến vững chắc về phía Đông của EU để khẳng định vai trò và vị thế của khối này trên trường quốc tế.

Đọc thêm:  Samsung Galaxy A32 5G - Cập nhật thông tin, hình ảnh, đánh giá

Kể từ tháng 5-2004, EU thực sự là một thể chế có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, với việc quy tụ nhiều quốc gia lớn trên thế giới, có vị trí và tiếng nói quan trọng trong Liên hợp quốc như Đức, Pháp, Anh… EU cũng là thị trường đầy tiềm năng cho việc trao đổi thương mại song phương giữa các khu vực và các quốc gia với khối này.

Tuy nhiên, sau khi Croatia gia nhập khối vào năm 2013, EU đã không kết nạp thêm bất cứ quốc gia thành viên mới nào. Nguyên nhân là bởi những năm qua, EU luôn trong cảnh căng mình đối phó với khủng hoảng kép cả về kinh tế lẫn di cư. Điều này buộc EU phải tập trung giải quyết những vấn đề nội tại hơn là hướng tới mở rộng cho tương lai.

Mãi tới khi Anh rời khỏi “mái nhà chung” châu Âu, khoảng trống lớn mà nước này để lại cho EU khiến vấn đề kết nạp thành viên mới một lần nữa được chú ý. Nhiều nhà lãnh đạo EU cho rằng, sau khi Brexit đã ngã ngũ và các cuộc khủng hoảng kinh tế, di cư đã lắng dịu, đây là lúc thích hợp để EU có thể mở rộng vòng tay với các quốc gia vùng Balkan có vị trí chiến lược quan trọng.

Song, tại Hội nghị thượng đỉnh ở Slovenia hồi tháng 10 năm ngoái, các lãnh đạo EU vẫn chỉ dừng lại ở cam kết về tiến trình mở rộng khối mà không thể đề ra thời gian biểu cụ thể, gây thất vọng cho 6 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Tây Balkan luôn muốn gia nhập EU.

Đọc thêm:  Ngày 16 Tháng 11 Năm 2022 là Ngày bao nhiêu Âm Lịch?

Theo AP, tiến trình mở rộng khối diễn ra chậm chạp bởi những tác động từ mâu thuẫn nội tại trong EU. Một số quốc gia đã sử dụng nguyên tắc đồng thuận để kìm hãm việc kết nạp thêm thành viên mới. Chỉ tới tháng 7 vừa qua, dưới tác động lớn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, EU mới khởi động các cuộc đàm phán về việc kết nạp Albania và Bắc Macedonia làm thành viên. Dẫu vậy, một số nhà phân tích dự báo, tiến trình đàm phán này cũng sẽ kéo dài trước khi hai quốc gia có thể chính thức bước chân vào “ngôi nhà chung” châu Âu.

Hiện EU có 27 nước thành viên. Việc mở rộng quy mô khối lên 29, 30 thành viên hoặc nhiều hơn nữa được cho là sẽ buộc EU phải thay đổi quy trình ra quyết định vốn đang gây căng thẳng và tiến hành cải cách nội khối mà không phải thành viên nào cũng sẵn sàng tham gia.

Trong bối cảnh tất cả thành viên EU chưa đạt được đồng thuận, việc kết nạp ồ ạt thành viên mới có thể càng khoét sâu bất đồng, làm suy yếu khối này. Ngoài ra, nếu không lựa chọn thành viên mới bằng các tiêu chuẩn khắt khe hơn, việc mở rộng thành viên của EU có thể sẽ làm gia tăng những “mắt xích yếu” trong khối liên kết kinh tế của EU.

Các quốc gia Tây Balkan dù sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng nhưng suốt nhiều thập kỷ qua, khu vực này vẫn luôn tiềm ẩn bất ổn về an ninh do mâu thuẫn tôn giáo, tác động của cuộc chiến giữa các nhóm “dân tộc chủ nghĩa” ở mỗi quốc gia cũng như tranh cãi giữa các nước.

Đọc thêm:  Critical thinking Là Gì? Phương Pháp Rèn Luyện Critical thinking

EU lâu nay luôn tìm cách bình ổn khu vực Tây Balkan bằng những lời hứa hẹn về tương lai gia nhập khối để các nước này chủ động cải thiện tình hình chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, đồng thời đổ tiền đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện an sinh xã hội với hy vọng khu vực này trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, nếu tiến trình kết nạp kéo dài quá lâu, đây có thể trở thành yếu tố thúc đẩy thái độ chống đối EU ở khu vực Balkan. Vậy, chẳng khác nào “lợi bất cập hại” cho EU.

HÙNG HÀ

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button