Wiki

Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần chuẩn

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Doanh thu thuần là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Doanh thu thuần góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm hiểu về doanh thu thuần, hãy theo dõi đến cuối bài viết này. Dưới đây là chi tiết ý nghĩa doanh thu thuần là gì, công thức, yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề liên quan đến doanh thu thuần. Cùng theo dõi nhé!

I. Doanh thu thuần là gì?

1. Khái niệm doanh thu thuần

Doanh thu thuần là khoản tiền mà doanh nghiệp nhận về từ việc bán hàng hóa và dịch vụ đã được khấu trừ các loại thuế, các khoản giảm trừ. Trong tiếng Anh, doanh thu thuần được gọi là Net Revenue. Những khoản phải giảm trừ như thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, doanh thu bị trả lại, những khoản chiết khấu thương mại.

2. So sánh doanh thu và doanh thu thuần

Doanh thu là tổng giá trị thu được thông qua các hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức hay cá nhân.

Điểm giống nhau giữa hai thuật ngữ doanh thu và doanh thu thuần khi chúng đều là phần tiền nhận được thông qua việc kinh doanh của doanh nghiệp. Khác biệt rõ ràng nhất giữa doanh thu và doanh thu thuần là doanh thu là tổng giá trị thu được, không cần phải giảm trừ như doanh thu thuần.

Trong bảng báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, ngoài doanh thu thuần, doanh thu thì còn có cả doanh thu ròng. Với mỗi loại doanh thu khác nhau, chủ doanh nghiệp có thể đánh giá được chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Đọc thêm:  Hướng dẫn cách tính tuần thai đơn giản và 1 số lưu ý cho mẹ bầu

3. So sánh doanh thu thuần và lợi nhuận

Lợi nhuận là phần tài sản doanh nghiệp nhận thêm được thông qua hoạt động đầu tư đã được trừ đi chi phí. Lợi nhuận hình thành dựa trên sự chênh lệch giữa số tiền thu vào và chi ra trong các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần và lợi nhuận hoàn không giống nhau, doanh thu thuần trong doanh nghiệp cao không đồng nghĩa với việc lợi nhuận cũng cao. Trong khi doanh thu chịu nhiều tác động dựa trên việc kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thì lợi nhuận lại được tính dựa trên các hoạt động đầu tư. Vì vậy, một doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu nhưng hoàn toàn vẫn có thể bị thua lỗ, bởi vì lợi nhuận là phần tài sản còn lại sau khi đã trừ hết chi phí.

II. Ý nghĩa của doanh thu thuần

Doanh thu thuần có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Dựa trên số liệu sổ sách của doanh thu thuần, chủ doanh nghiệp sẽ xác định được tình hình sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường, khoản tiền doanh nghiệp thu về, lợi nhuận trước và sau thuế. Những thông tin mà doanh thu thuần đem về giúp doanh nghiệp xác định được lợi nhuận cuối cùng mà sản phẩm mang lại.

Tuyển dụng có thể bạn quan tâm, việc làm Kế toán:

– Nhân viên Kế Toán Nghiệp Vụ

– Chuyên viên Kiểm Toán thị trường Đông Dương (Campuchia)

III. Công thức tính doanh thu thuần

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Trong đó:

– Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp là tổng giá trị các sản phẩm bán ra của doanh nghiệp.

– Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại.

IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

– Giá thành: Giá tác động đến chất lượng, khối lượng của một sản phẩm. Giá thành và doanh thu tỷ lệ thuận với nhau, khi giá sản phẩm, dịch vụ tăng, các yếu tố khác không đổi sẽ kéo theo doanh thu bán hàng tăng, ngược lại, khi giá giảm doanh thu cũng sẽ giảm. Giá thành cũng là một yếu tố chi phối hành vi mua hàng của khách hàng. Khi giá giảm khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng và khi giá tăng thì khối lượng sản phẩm có xu hướng giảm xuống.

– Chất lượng dịch vụ tiêu thụ và sản phẩm: Mẫu mã, kiểu dáng được khách hàng xem là yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ tiêu thụ. Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của hàng hóa đó, theo đó thì khả năng tiêu thụ và doanh thu thuần cũng thay đổi theo. Khi sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu, người bán có thể bán ở giá cao, chất lượng không đạt thì giá thành sản phẩm sẽ thấp. Thông qua chất lượng của sản phẩm người tiêu dùng sẽ đánh giá được mức độ đầu tư vào chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh và từ đó quyết định mức độ tin cậy của người dùng với doanh nghiệp.

Đọc thêm:  Bonus là gì? Có bao nhiêu loại tiền thưởng Bonus? - JobsGO Blog

– Khối lượng tiêu thụ, sản xuất sản phẩm: Khối lượng tiêu thụ và số lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường tác động qua lại với nhau. Khi nhu cầu mua hàng lớn cùng với số lượng sản phẩm ít thì doanh thu của doanh nghiệp tăng. Ngược lại, doanh nghiệp sản xuất nhiều, vượt ra nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tồn kho nhiều hàng hóa, làm tăng chi phí lưu trữ.

– Kết cấu của sản phẩm được tiêu thụ: Đa dạng kết cấu sản phẩm là cách giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Với kết cấu sản phẩm khác nhau phù hợp với đối tượng người dùng khác nhau, đáp ứng cho từng nhu cầu tiêu thụ khác nhau. Do đó, kết cấu sản phẩm tiêu thụ cũng tác động lên doanh thu của doanh nghiệp.

– Chính sách bán hàng: Khi doanh nghiệp áp dụng tốt các chính sách bán hàng, các hoạt động tồn, nhập, xuất được thực hiện đúng nguyên tắc, người tiêu dùng sẽ quan tâm đến hàng hóa, sản phẩm đó hơn. Đặc biệt nếu doanh nghiệp quan tâm đến thanh toán quốc tế, thu hồi sản phẩm, bên cạnh chính sách bán hàng còn cần quan tâm đến việc chuẩn bị giấy tờ, nguyên tắc, phương thức thanh toán để việc tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước diễn ra được trơn tru.

– Thị trường tiêu thụ: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cao sẽ kéo theo sự phát triển và tăng trưởng của doanh thu bán hàng. Có thể khai thác thêm thị trường nước ngoài để tăng khối lượng tiêu thụ hàng hóa. Xem xét thị trường trước khi kinh doanh để nắm bắt nhu cầu của thị trường, từ đó tăng thị phần cho doanh nghiệp.

V. Những vấn đề liên quan đến doanh thu thuần

1. ROS – Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

ROS là viết tắt của từ Return On Sales, được biết đến với tên gọi là tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết một đồng doanh thu thuần từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng. Ngoài ra, ROS càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

Đọc thêm:  Quan hệ pháp luật là gì? Đặc điểm và các yếu tố cấu thành?

2. Doanh thu ròng có phải Net Revenue không?

Doanh thu ròng và Net Revenue là hai thuật ngữ khác nhau. Doanh thu ròng là tổng doanh thu từ tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, nó bị ảnh hưởng bởi lãi suất và lãi vay. Doanh thu ròng bao gồm cả phần chi phí liên quan đến các hoạt động hành chính, chi tiền mặt, bảo trì,…tuy nhiên phần chi phí bán hàng, chi phí tài chính, phí quản lý hay các khoản chi phí từ nợ sẽ được trừ ra.

3. Doanh thu thuần có phải là doanh thu trước thuế?

Doanh thu thuần còn được biết đến là doanh thu trước thuế. Doanh thu này là phần doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tính theo phần hóa đơn bán hàng. Nó đã được trừ đi thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu nếu có. Doanh thu thuần hay doanh thu trước thuế đều thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần được tính toán cẩn thận và chính xác.

4. Lưu ý khi kết chuyển doanh thu thuần

Theo Thông tư 200, thực hiện kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh ở cuối kỳ kế toán với:

– Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

– Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Cùng với việc hạch toán kết chuyển doanh thu thuần, doanh nghiệp cần hạch toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ như giảm giá bán hàng, chiết khấu thương mại, đổi trả hàng bán, các khoản giảm thu khác phát sinh trong kỳ. Việc kết chuyển khoản này sẽ được ghi vào tài khoản 511 với nội dung:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Xem thêm:

– Marketing là gì?

– Cách làm Affiliate Marketing dành cho người mới hiệu quả, thành công

– Insight là gì? Nguyên tắc và cách xác định Insight khách hàng

Hy vọng bài viết mang lại đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ bài viết này nếu thấy nó hay nhé!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button