Giáo dục

Đại học Nội Vụ sau ra trường làm gì? Tư vấn nghề nghiệp

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của đại học nội vụ ra trường làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

1. Một vài nét chung về trường đại học Nội Vụ.

1.1. Thông tin giới thiệu

– Trường đại học Nội Vụ là ngôi trường được thành lập trên cơ sở trường Cao đẳng Nội Vụ từ tháng 11 năm 2011.

– Trường có tên tiếng anh là Hanoi University of Home Affairs với tên viết tắt là HUHA và đang tọa lạc tại số 36 phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.

– Đại học Nội Vụ được cho là một trong những ngôi trường đào tạo ra những cán bộ, công chức có uy tín, chất lượng cao trong nghề giáo dục.

– Tính đến hiện tại đã qua 45 năm sau nhiều lần đổi tên từ trung cấp lên đến đại học, trường vẫn giữ vững được phong độ, đồng thời tạo ra được nhiều ngành học chất lượng cũng như thúc đẩy được sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo trong cả nước.

– Ngoài cơ sở trường chính tại Hà Nội thì Trường đại học Nội Vụ hiện đang có thêm 2 cơ sở nữa tại Hồ Chí Minh và Quảng Nam.

1.2. Mục đích và chức năng

– Đại học Nội Vụ luôn mong muốn xây dựng trường học thân thiện, sinh viên mẫu mực đồng thời là sự thúc đẩy vươn lên của ngành giáo dục, trở thành ngôi trường công lập đa ngành nghề, đa lĩnh vực với chất lượng và sự uy tín trong cả nước và cả với bên ngoài quốc tế.

Đọc thêm:  Thế nào là người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề

– Chức năng: đào tạo các trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và dịch vụ công ngành Nội Vụ. Trường đại học này chịu sự quản lý trực tiếp từ Bộ Nội Vụ và chịu sự chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Những chuyên ngành được đào tạo tại Đại học Nội Vụ

Với sự phát triển lâu dài và bền vững qua nhiều năm, đại học Nội Vụ luôn đã phát triển trường trên nhiều phương diện với đa dạng các ngành nghề. Hiện trường đang thực hiện việc đào tạo 14 chuyên ngành khác nhau với hệ thống chương trình giảng dạy vô cùng bài bản và chuyên sâu:

– Nhóm ngành quản trị: Quản trị văn phòng; Quản trị nhân lực; Quản trị dịch vụ và lữ hành.

– Nhóm ngành kinh tế

– Nhóm ngành văn hóa: Quản lý nhà nước; Văn hóa học; Hệ thống thông tin; Thông tin- thư viện; Quản lý văn hóa.

– Nhóm ngành luật; Chính trị học; Lưu trữ học và ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.

– Ngành ngôn ngữ Anh.

Với mỗi ngành học sẽ có số lượng chỉ tiêu và mức điểm chuẩn theo từng năm khác nhau tuy nhiên số lượng sinh viên cạnh tranh vào các ngành học của trường Nội Vụ lúc nào cũng đông khiến nhà trường luôn phải cân nhắc về số lượng chỉ tiêu.

Vậy làm sao để có thể trở thành sinh viên trường đại học Nội Vụ, các hình thức xét tuyển tại trường như thế nào?

3. Phương thức xét tuyển hệ chính quy của đại học Nội Vụ

Nhằm thực hiện việc tuyển sinh đủ chỉ tiêu đồng thời tạo cơ hội học tập nhiều hơn cho sinh viên, Nội Vụ là trường đại học tổ chức 5 hình thức xét tuyển cho các thí sinh có mong muốn được học tập tại đây.

3.1. Theo kết quả tốt nghiệp THPT

– Là hình thức xét tuyển thông dụng dành cho những đối tượng đã đăng ký tham gia thi tốt nghiệp THPT.

– Thí sinh phải đạt ngưỡng đủ điểm đầu vào, và trải qua hai đợt xét tuyển theo đúng với thời gian quy định của nhà trường và Bộ Giáo dục.

Đọc thêm:  Top 10 Spa Cần Thơ Chuyên Nghiệp Mà Bạn Không Thể Bỏ Lỡ

– Hơn nữa đối tượng có thể tự chọn các tổ hợp xét tuyển và đương nhiên cũng cần lưu ý về sự chênh lệch điểm giữa các tổ hợp mà bản thân lựa chọn cho từng ngành học.

3.2. Dựa vào kết quả học tập

– Thí sinh lựa chọn việc xét tuyển theo hình thức dựa trên kết quả học tập của năm lớp 12 và thí sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tốt nghiệp THPT và có điểm của 3 môn xét tuyển từ 18.0 trở lên.

+ Điểm trung bình của các môn học trong tổ hợp xét tuyển không được nhỏ hơn 5.0 điểm.

+ Thời gian xét tuyển cũng sẽ là 2 đợt theo quy định của Bộ.

3.3. Dựa vào bài thi đánh giá năng lực cá nhân

– Thí sinh thực hiện việc xét tuyển dựa theo kết quả của bài dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia tổ chức.

– Thí sinh cần đạt ngưỡng cho phép theo đúng tiêu chuẩn là 70/100 điểm và có đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ xét tuyển, bởi đối với hình thức xét tuyển này cần nhiều giấy tờ chứng nhận để đảm bảo về kết quả thi.

3.4. Dựa theo chứng chỉ tiếng anh

– Đây là hình thức xét tuyển được khá nhiều trường đại học áp dụng trong nhiều năm trở lại đây chứ không riêng trường đại học Nội Vụ.

– Các chứng chỉ tiếng anh được công nhận là: IELTS; TOEFL iBT, TOEFL ITP… với mức điểm từ 4.5 IELTS trở lên và vẫn còn thời hạn sử dụng.

– Thêm nữa, các thí sinh tham gia xét tuyển theo hình thức này cũng cần phải đạt điều kiện về điểm học tập lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên.

3.5. Thực hiện việc xét tuyển thẳng

– Thí sinh được xét tuyển thẳng theo hệ đại học chính quy sẽ là những đối tượng:

+ Thí sinh đạt các giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp

+ Thí sinh là các đối tượng thuộc diện anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang…

Đọc thêm:  Top 8 Spa gội đầu thảo dược tại TP. Hồ Chí Minh - Lookme.vn

+ Thí sinh là người nước ngoài có nguyện vọng học tại các trường đại học ở Việt Nam…

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên Nội Vụ sau khi ra trường là gì?

Với việc mở rộng ngày càng nhiều ngành học đã là cơ hội để sinh viên có thể học hỏi và tìm kiếm công việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, hơn nữa đều là những cơ hội việc làm vô cùng lớn. Những lĩnh vực mà sinh viên có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí của ngành:

– Lĩnh vực văn hóa, du lịch, lĩnh vực văn hóa truyền thông.

– Lĩnh vực kinh tế với những vị trí về quản lý nguồn nhân lực, nhân viên, chuyên viên kinh doanh,…

– Vị trí trong ngành quản trị văn phòng, quản trị nhân sự…

– Lĩnh vực thư viện, thông tin thư viện, quản lý hệ thống thông tin nội bộ…

– Các cán bộ hoạt động trong nhà nước hay ngành giáo dục…

– Làm việc trong lĩnh vực luật hay chính trị học..

Đại học Nội Vụ luôn cam kết chuẩn đầu ra với đội ngũ sinh viên chất lượng, có đầy đủ những kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cơ bản của ngành học, sẵn sàng tham gia vào công cuộc cống hiến cho sự ohats triển của xã hội.

Một điều nữa là trường luôn có sự liên kết và xây dựng các chính sách hợp tác với nhiều đơn vị khác trong và ngoài nước để có thể cung cấp nhiều hơn cho sinh viên lượng kiến thức chuyên sâu cũng như tạo cơ hội trao đổi giữa sinh viên với các đơn vị để sinh viên được phát triển bản thân mình hơn, có nhiều cơ hội làm việc với các doanh nghiệp lớn.

Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết được đại học Nội Vụ sau ra trường làm gì và cũng đã xác định được hướng đi và nghề nghiệp yêu thích của bản thân. Hãy cố gắng học hỏi, trau dồi những vốn kiến thức chuyên sâu và đặc biệt là kỹ năng cần thiết cho công việc để có thể vững bước trên con đường bạn đã chọn nhé.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button