Copywriter là nghề gì? Học gì để trở thành một Copywriter?
Là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, Copywriter đang được rất nhiều bạn trẻ săn đón và theo đuổi. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu hết về nghề copywriter hay chỉ đơn giản đang chạy theo xu hướng? Liệu bạn có đang chọn học copywriter chỉ vì đám đông? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những điều cơ bản nhất liên quan tới vị trí này, từ đó, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho con đường sự nghiệp tương lai!
Copywriter là nghề gì?
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về Copywriting. Vậy thì “Copywriting là gì?”. Là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quảng cáo và tiếp thị, copywriting là quá trình viết ra những lời thuyết phục để truyền cảm hứng hoặc thúc đẩy mọi người thực hiện một hành động cụ thể. Bạn có thể bắt gặp copywriting ở bất cứ đâu, từ trang web, tạp chí cho đến truyền hình,…
Và người đứng đằng sau những bản “copy” đó, được gọi là Copywriter. Họ chịu trách nhiệm sản xuất nội dung sáng tạo (slogan, ảnh, âm thanh, video, văn bản…), phục vụ xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo sản phẩm… cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Copywriter học ngành gì?
Hiện nay, chưa có trường đại học nào tuyển sinh ngành học Copywriter. Tuy nhiên, bạn có thể theo học các khối ngành như báo chí, truyền thông, marketing, kinh tế,… để có nền tảng kiến thức về truyền thông – quảng cáo, am hiểu tâm lý khách hàng và có kỹ năng viết quảng cáo thu hút, tạo hiệu quả.
-
Ngành báo chí: Theo đuổi ngành báo chí là bước đệm vững chắc cho những bạn mong muốn trở thành một Copywriter. Ngành học này trang bị cho bạn các nghiệp vụ như viết tin, phỏng vấn, biên tập chương trình, chụp ảnh, ghi âm, quay phim, làm phóng sự, điều tra… Tất cả kỹ năng này đều phục vụ cho quá trình học làm copywriter.
-
Ngành truyền thông: Hiểu biết về truyền thông để nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng mới là một kỹ năng cần thiết của người làm Copywriting. Nó giúp ích trong việc tạo ra các quảng cáo “bắt trend”, giúp cho các quảng cáo của bạn dễ dàng thu hút được nhiều người và đạt được mục đích mong muốn.
-
Ngành marketing: Học marketing trang bị cho các bạn Copywriter rất nhiều kỹ năng và kiến thức cần thiết cho con đường nghề nghiệp sau này, có thể kể đến như khả năng tự nghiên cứu sản phẩm, insight khách hàng; cách lập kế hoạch; kỹ năng thiết lập mối quan hệ với khách hàng;…
-
Ngành Kinh tế: Thoạt nghe, ngành này có vẻ không liên quan đến việc học làm copywriter. Tuy nhiên, đa phần các bạn theo học Kinh tế được đào tạo để cải thiện suy nghĩ logic, mạch lạc và có tổ chức. Khi làm Copywriter, khả năng tư duy giúp bạn lập kế hoạch chặt chẽ, logic, phù hợp với tiêu chí khách hàng. Ngoài ra, tư duy tốt cũng hỗ trợ bạn trong các bài viết và việc sáng tạo các nội dung quảng cáo một cách mạch lạc hơn, không bị dài dòng và rườm rà.
Công việc chính của copywriter là gì?
Thoạt nhìn, nghề copywriter có vẻ thiên về viết lách, từ ngữ. Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ công việc của một copywriter. Bên cạnh viết bài, họ còn dành nhiều thời gian để nghiên cứu và lên ý tưởng, chỉnh sửa và trình bày bản thảo,…
Cụ thể, các công việc chính của copywriter bao gồm:
-
Viết bài với mục đích thông báo, giáo dục hoặc truyền cảm hứng cho khán giả
-
Nghiên cứu thông tin, từ khóa, chủ đề, sản phẩm, khách hàng,…
-
Phỏng vấn các bên liên quan để lấy tư liệu cho bài viết
-
Biên tập nội dung
-
Đọc và chỉnh sửa lại ngữ pháp, văn phong, dấu câu,… của bài viết
-
Tìm kiếm hình ảnh liên quan hoặc làm việc trực tiếp với bộ phận Thiết kế để lên ý tưởng cho hình ảnh của bài viết
-
Lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch marketing
Cần có những kỹ năng gì để trở thành copy writer?
Là một copywriter, bạn không chỉ đơn thuần là một người viết bài mà còn là một người nghiên cứu tận tâm, một người biên tập chi tiết,… Do đó, bạn cần phải trang bị bộ kỹ năng cần thiết sau đây:
-
Kỹ năng viết tốt để biến hóa đa dạng trong các bài viết khác nhau, từ đó đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất.
-
Khả năng tư duy tốt và có tính sáng tạo để đưa ra những ý tưởng “đột phá”, giúp các bài viết không bị nhàm chán và đi vào lối mòn.
-
Kỹ năng nghiên cứu để tìm ra insights khách hàng hay xu hướng hiện tại của thị trường.
-
Khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng giúp copy writer nhìn nhận những nhu cầu, sở thích và đặt mình vào vị trí khách hàng để có thể sản xuất bài viết một cách tốt nhất.
-
Kỹ năng giao tiếp để xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác khác.
-
Tinh thần cầu tiến và chấp nhận sửa đổi. Khi bạn hoàn thành một bài viết, chắc chắn sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và bạn có thể phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần. Vì vậy, khả năng lắng nghe và sửa đổi rất quan trọng đối với nghề copywriter.
Tại sao nên thử sức với copy writer?
Trước hết, đó là một công việc rất thú vị và “quyền lực”. Khi làm việc ở vị trí này, ngòi bút của bạn chính là thứ “vũ khí” để thuyết phục và truyền cảm hứng cho người đọc. Bạn được giao nhiệm vụ cao cả là chuyển tiếng nói của khách hàng hoặc thương hiệu thành từ ngữ và truyền tải câu chuyện của họ theo cách hấp dẫn và lôi cuốn nhất. Bạn sẽ được tự do sáng tạo không giới hạn. Câu chuyện của bạn có thể tạo ra tác động tích cực dưới nhiều hình thức và độ dài khác nhau.
Không những thế, cơ hội việc làm của nghề copywriter khá rộng mở. Bất cứ doanh nghiệp nào, quy mô nhỏ hay lớn, cũng cần một người viết quảng cáo. Mặc dù nhiều nghề nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị thay thế bởi công nghệ và trí tuệ nhân tạo, hãy yên tâm rằng điều đó khó có thể xảy ra với copy writer, bởi vì kỹ năng sáng tạo là thứ mà máy tính không thể đáp ứng được. Hơn nữa, nếu không làm việc trong các doanh nghiệp thì bạn vẫn có thể apply các công việc freelance. Khả năng biến hóa với câu chữ càng tốt, bạn càng có cơ hội nâng cao mức lương của mình.