Hoá

Công thức hóa học là gì? CTHH của đơn chất, hợp chất và Ý nghĩa

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Công thức hóa học của hợp chất để chia sẻ cho bạn đọc

Công thức hóa học là gì? Cách viết công thức hóa học của đơn chất, hợp chất cũng như ý nghĩa của CTHH ra sao? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu được CTHH là gì và giải đáp được ý nghĩa của nó các bạn nhé!

I. Công thức hóa học là gì?

Khi bắt đầu học hóa, chúng ta thường nghe nhắc đến cụm từ công thức hóa học. Và xuyên suốt môn hóa, chúng ta sẽ dùng khái niệm này gần như mỗi ngày. Việc nắm, hiểu rõ ý nghĩa của CTHH là vô cùng quan trong để chúng ta học tốt hóa các bạn nhé!

Như chúng ta đã biết, đơn chất được tạo nên từ một nguyên tử, còn hợp chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố. Dựa vào kí hiệu của nguyên tố, ta có thể viết thành CTHH để biểu diễn thành chất.

Vậy, CTHH là công thức dùng để biểu diễn chất, gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố (đối với đơn chất) hoặc nhiều nguyên tố (đối với hợp chất) và chỉ số dưới chân mỗi kí hiệu.

Đọc thêm:  Vôi tôi là gì - Tìm hiểu về Canxi hydroxit CA(OH)2 - LabVIETCHEM

1. Công thức hóa học của đơn chất

Công thức hóa học của đơn chất là công thức chỉ gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

+ CTHH của đơn chất kim loại: Kim loại được tạo thành từ nguyên tử nên kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là CTHH. Ví dụ, CTHH của nhôm, sắt, đồng, bạc, vàng… lần lượt là Al, Fe, Cu, Ag, Au…

+ CTHH của đơn chất phi kim: Đa số phi kim là phân tử được tạo nên từ hai nguyên tử liên kết với nhau nên CTHH của chúng gồm kí hiệu hóa học và chỉ số dưới chân. Ví dụ, CTHH của hidro, oxi, clo, brom, nito… lần lượt là H2, O2, Cl2, Br2, N2. Một số phi kim còn lại có CTHH là kí hiệu hóa học. Ví dụ, CTHH của cacbon, lưu huỳnh, photpho… làn lượt là C, S, P.

cong-thuc-hoa-hoccong-thuc-hoa-hoc

2. Công thức hóa học của hợp chất

Công thức hóa học của hợp chất là công thức gồm kí hiệu kí hiệu hóa học của các nguyên tố tạo ra và chỉ số ở dưới chân.

CTHH của hợp chất có dạng:

AxBy ; AxByCz…;

Trong đó:

  • A, B, C…: là KHHH của nguyên tố
  • x,y,z…: là chỉ số nguyên tử lần lượt của các nguyên tố hóa học A, B, C… (x,y,z … là những số nguyên). Nếu chỉ sô bằng 1 thì không ghi.

Ví dụ: CTHH của nước, khí cacbonic, khí metan, đá vôi, muối ăn, axit sunfuric lần lượt là: H2O, CO2, CH4, CaCO3, NaCl, H2SO4.

Đọc thêm:  Fructozơ là gì? Công thức cấu tạo, Tính chất và Ứng dụng của

II. Ý nghĩa của CTHH

Ý nghĩa của CTHH là gì? Dựa vào CTHH ta có thể biết:

  • Chất được tạo ra từ những nguyên tố nào
  • Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
  • Phân tử khối của chất đó

Ví dụ: Từ CTHH của axit sunfuric (H2SO4), ta biết được:

  • Axit sunfuric được tạo thành từ 3 nguyên tố: H, S, O
  • Trong phân tử axit sunfuric (H2SO4) có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.
  • Phân tử khối của axit sunfuric (H2SO4) là: 2 x 1 + 32 + 4 x 16 = 98 đvC.

Vậy là chúng ta đã biết được công thức hóa học dùng để là gì rồi phải không nào? Nếu các bạn hiểu rõ được CTHH và ý nghĩa của nó thì chắc chắn các bạn sẽ dễ dàng học, làm bài tập và vận dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Chúc các bạn học tốt môn hóa nhé!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button