Giáo dục

Cao đẳng & Trung cấp

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Trung cap nghe ton duc thang để chia sẻ cho bạn đọc

1. Giới thiệu

Là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính (bao gồm phần cứng, phần mềm) để cung cấp một giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Các giải pháp CNTT rất đa dạng: phần mềm quản lý nhân viên trong cơ quan, tổ chức, website dạy học qua mạng, hệ thống máy tính phục vụ cho nhu cầu tính cước, phần mềm trên các thiết bị di động hoặc những chương trình giải trí trên Internet v.v… Bởi vậy, đối tượng phục vụ của ngành CNTT ngày càng phong phú.

Môi trường làm việc trong ngành CNTT rất đa dạng với nhu cầu nhân lực rất lớn. Ngoài những công ty chuyên về tin học, hiện nay hầu như mọi tổ chức, cơ quan đều sử dụng hệ thống máy vi tính và cần người có chuyên môn về CNTT. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng với một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay công ty của riêng mình. CNTT có mặt ở khắp nơi, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là ngành được đầu tư và chú trọng ở mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Đọc thêm:  Tìm hiểu về các loại kim xăm và công dụng mà chúng mang lại

Học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn thông qua các công nghệ tiên tiến, môn học, modul như:

  • – Lập trình trên thiết bị di động
  • – Lập trình IoT (Internet of Things)
  • – Lập trình ứng dụng Website, phần mềm
  • – Mạng và an toàn thông tin, Hệ thống mạng tiên tiến

2. Đặc điểm chương trình đào tạo:

  • – Phương pháp giảng dạy lí thuyết song song với thực hành tại phòng máy
  • – Thời lượng thực hành trên 50%
  • – Chương trình học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp
  • – Các module đào tạo ứng dụng thực tế
  • – Giới thiệu việc làm cho học viên từ khi còn học tại trường và sau tốt nghiệp
  • – Học thực hành trên các thiết bị thực tế mới hiện đại tại doanh nghiệp và trường đầu tư
  • – Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đạt được.

• Kiến thức chuyên môn và năng lực nghề nghiệp

  • – Hiểu và vận dụng tốt kiến thức về hệ thống tính toán (Máy tính)
  • – Có tư duy về lập trình và sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình
  • – Hiểu và vận dụng kiến thức về cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • – Hiểu và vận dụng kiến thức về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phương pháp thiết kế và khai thác cơ sở dữ liệu
  • – Sử dụng thành thạo các công nghệ tiên tiến trong phát triển phần mềm ứng dụng và các hệ thống nhúng
  • – Hiểu và biết khái thác và quản trị các hệ thống máy tính
  • – Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng hợp từ các kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành
  • – Thành thạo việc lập trình ứng dụng và triển khai công nghệ Web
  • – Thành thạo việc lắp đặt và quản trị hệ thống mạng, quản trị các hệ thống dữ liệu và việc lắp ráp, bảo trì hệ thống máy tính cá nhân
  • – Có khả năng thiết kế, xây dựng, quản lý và khai thác các dự án CNTT.
Đọc thêm:  Ngày tốt cắt tóc tháng 6 năm 2022 - Tử vi vận số

• Kỹ năng

  • + Kỹ năng cứng
  • – Hiểu và có khả năng khảo sát, phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin
  • – Có kỹ năng quản lý các hệ thống thông tin, quản trị dự án CNTT, quản lý thời gian và điều hành công việc hiệu quả
  • – Thành thạo việc soạn thảo văn bản, trình bày các báo cáo thành thạo
  • – Đạt trình độ ngoại ngữ giao tiếp theo yêu cầu nhà trường và ngoại ngữ chuyên ngành.
  • + Kỹ năng mềm
  • – Có năng lực giao tiếp hiệu quả thông qua các kỹ năng đọc, viết, nghe và nói
  • – Có năng lực làm việc độc lập và theo nhóm một cách hiệu quả
  • – Tư duy độc lập và hệ thống tốt, tự tin khi tiếp cận trí thức mới và khả năng ứng dụng CNTT trong việc giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống

3. Một số nghề nghiệp trong ngành CNTT

Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những lĩnh vực chủ yếu sau:

• Lập trình Ứng dụng, Website, Di động,…:

Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, ứng dụng trên thiết bị di động, xây dựng Website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên

Đọc thêm:  Có nên học nghề Spa? Những kiến thức cơ bản khi học Spa

• Lắp ráp và sửa chữa phần cứng:

Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai.

• Quản trị hệ thống và an ninh mạng:

Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thống gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v…

4. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí

  • • Làm tốt công việc là Cán bộ, Chuyên viên về CNTT ở bộ phận CNTT hoặc cần ứng dụng CNTT ở các cơ sở đào tạo từ bậc trung học phổ thông đến bậc đại học và các viện nghiên cứu; • Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lãnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web, một trong những lãnh vực nóng của CNTT • Làm tốt công việc ở bộ phận CNTT hoặc cần ứng dụng CNTT tại các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước, các Trung tâm tài chính, Tập đoàn kinh tế, các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp. • Tự mở các công ty kinh doanh về CNTT

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button