Wiki

Trung Thu 2023 là ngày nào? Note ngay địa chỉ đi chơi Trung Thu

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu để chia sẻ cho bạn đọc

Trung Thu 2023 là ngày nào? Có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người đặc biệt là gia đình có trẻ em. Bởi đây cũng là một dịp lễ hội đặc biệt trong năm, ngày hội vui chơi của các bé cũng như mọi người. Vậy đó là ngày nào? Có những thông tin thú vị gì? Và nên đi chơi ở đâu? Cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ bên dưới nhé!

1. Trung Thu 2023 là ngày nào?

1.1. Trung Thu 2023 là ngày nào?

Tết Trung Thu – Hầu như không ai là không biết đến ngày lễ đặc biệt này của hàng năm. Đây là dịp để mọi người quây quần, ăn uống, trò chuyện, là dịp tụ họp đông đủ mọi thành viên gia đình. Và không chỉ người lớn, mà trẻ nhỏ cũng rất háo hức, chờ đợi đến dịp lễ này hơn cả.

Trung Thu – Như tên gọi của nó, “Trung” có nghĩa là giữa, “Thu” là để chỉ mùa Thu. Nghĩa là Trung Thu là ngày ở giữa của mùa Thu, là ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, hay còn gọi với cái tên gần gũi hơn với dân gian là ngày rằm tháng 8.

Vậy Trung Thu 2023 là ngày nào trong lịch dương? Đó chính là ngày 29 tháng 9 năm 2023 dương lịch. Mong rằng, vào dịp Trung Thu năm nay, mọi người sẽ được tề tựu, gặp mặt và vui lễ cùng nhau.

1.2. Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu 2023

Trung Thu là ngày mấy? Trung Thu năm nay vào ngày nào? Tại Việt Nam, Trung Thu được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám (15 tháng 8 Âm lịch) hàng năm. Năm nay, Trung Thu 2023 sẽ rơi vào thứ Bảy:

  • Ngày Âm lịch: 15 tháng 8 năm 2023
  • Ngày Dương lịch: 29 tháng 9 năm 2023
  • Tên gọi khác: Tết Thiếu Nhi, Tết Trẻ Con, Tết Trông Trăng hay Tết Hoa Đăng.
  • Tết trung thu tiếng Anh: Mid-autumn Festival.

1.3. Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì?

Tết Trung Thu là một cái tên thông dụng, được nhiều người nhắc đến. Vậy ngoài tên này, dịp lễ đặc biệt này còn có những tên gọi khác nào?

“Tết Thiếu Nhi”

Sở dĩ có tên gọi này, vì những hoạt động truyền thống diễn ra vào ngày này thường dành cho trẻ em như rước lồng đèn, phá cỗ, nghe kể chuyện “Sự Tích Cung Trăng” cùng chú Cuội và chị Hằng,… Đây là dịp vui chơi nhộn nhịp và to lớn của trẻ em trong một năm. Vậy nên xuất hiện thêm tên gọi này.

“Tết Trông Trăng”

Tên gọi nào cũng bắt nguồn từ dân gian, từ hoạt động thường xuyên của mọi người để đặt tên. Và với dịp lễ này, mọi người sẽ rủ nhau ngắm trăng. Bởi trăng rằm tháng 8 có lẽ là trăng to nhất, đẹp nhất trong một năm. Vì vậy mọi người thường ngồi lại với nhau để đón chờ khoảnh khắc đặc biệt này. Khi đó Tết Trung Thu còn gọi là Tết Trông Trăng.

“Tết Đoàn Viên”

Như đã đề cập ở trước, Trung Thu là dịp để mọi thành viên trong gia đình tụ họp, quây quần, hàn huyên bên nhau. Đây là một ngày tề tựu lớn thứ hai sau dịp Tết Nguyên Đán – Tết Lớn đầu năm. Vậy nên, Tết Trung Thu cũng được gọi là Tết Đoàn Viên. Dịp Tết để mọi người sum họp, đoàn tụ bên gia đình, người thân.

2. Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu

Nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu không chỉ là một ngày lễ có mặt ở Việt Nam, mà nó cũng được tổ chức ở các nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản,… Và nguồn gốc của ngày lễ này hiện nay vẫn chưa rõ xuất phát từ đâu, có từ lúc nào.

Cũng có người cho rằng Tết Trung Thu tại Việt Nam là do du nhập từ Trung Quốc. Và theo người Trung Quốc, ngày lễ này có vào thời Đường Minh Hoàng (Thời Nhà Đường).

Cụ thể là khi vua đi dạo vườn Ngự Uyển vào đúng đêm ngày 15 tháng 8 âm lịch. Đó là một ngày trăng rất tròn và sáng, quang cảnh thanh mát. Lúc đang thưởng ngoạn thì vua đã gặp đạo sĩ La Công Viễn – Diệp Pháp Thiện. Sau đó, ông đã dùng phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.

Khi vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn”, nhà vua và pháp sư đã được Hằng Nga đón tiếp nồng hậu bằng việc sai tiên nữ mang bánh tiên (Bánh Trung Thu) đến mời và lệnh cho các tiên nữ múa hát. Nhà vua rất vui vẻ khi được thưởng thức một món ăn ngon ở một nơi có khung cảnh đẹp.

Đọc thêm:  Samsung Galaxy A32 5G - Cập nhật thông tin, hình ảnh, đánh giá

Vậy nên, khi về đến trần gian, vua sai người làm “bánh tiên” – Loại bánh có hình tròn như mặt trăng nên còn gọi là ”bánh Trăng” vào ngày này hằng năm để ghi nhớ dịp đặc biệt này. Cứ thế, mỗi năm khi đến ngày này, lúc trăng sáng nhất, vua và quần thần đều ngắm trăng và ăn bánh. Kể từ đó hình thành nên tục ăn Tết trung thu vào ngày rằm tháng 8.

Ngoài ra, ở Trung Quốc cũng có tích về Hằng Nga và Hậu Nghệ để nói về nguồn gốc lễ Tết này. Tương truyền Hằng Nga và Hậu Nghệ là một đôi phu thê tương ái. Hậu Nghệ đã được Vương Mẫu nương nương ban cho thuốc trường sinh, nếu uống thuốc vào sẽ có thể thành tiên bay lên trời. Nhưng vì rất yêu Hằng Nga, không muốn rời xa nàng nên anh đã đưa nàng cất thuốc.

Đến một ngày, khi Hậu Nghệ phải cùng học trò đi xa. Kẻ xấu Bồng Mông đã đột nhập vào nhà ép Hằng Nga đưa ra loại thuốc quý đó nhưng nàng lại không chịu. Trong lúc nguy cấp, Hằng Nga đã uống thứ thuốc đó và rời khỏi mặt đất và bay lên trời. Nhưng vì còn vương vấn tình nghĩa với Hậu Nghệ nên nàng chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất và trở thành tiên ở đó.

Sau khi Hằng Nga thành tiên nữ, người dân ngôi làng thường lần lượt bày hương án dưới ánh trăng để cầu xin Hằng Nga ban may mắn bình an. Từ đó xuất hiện phong tục “bái nguyệt” vào Tết Trung thu được lưu truyền trong dân gian.

Nhưng theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam đã có từ thời xa xưa. Và bằng chứng là nó đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì Tết Trung Thu đã được tổ chức với các lễ hội rước đèn, đua thuyền,… ở kinh thành Thăng Long từ đời nhà Lý. Và vào thời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức vô cùng xa hoa trong phủ Chúa.

Và nếu như ở Trung Quốc có tích Hằng Nga và Hậu Nghệ để kể về nguồn gốc của Tết Trung Thu. Thì tại Việt Nam cũng có sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc Cung Trăng để kể cho sự kiện đặc biệt này.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Mỗi một sự kiện diễn ra sẽ có cho nó một ý nghĩa riêng, Tết Trung Thu cũng vậy.

Tết Trung Thu lúc ban đầu là lúc để người lớn cùng nhau ăn bánh, uống trà và thưởng nguyệt. Đồng thời vì đây là lúc trăng sáng nhất, cao nhất nên sẽ rất thích hợp để xem thiên tượng, dự đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Tương truyền, nếu như trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ. Còn nếu trăng thu có màu xanh hay màu lục thì năm đó sẽ có thiên tai. Và nếu trăng thu có màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Sau đó, vì các hoạt động chủ yếu là rước đèn, phá cỗ đều nhận được sự yêu thích rất lớn từ trẻ em. Thế nên, cứ vào dịp này thì bố mẹ sẽ mua đèn lồng, mua bánh kẹo sắp thành mâm cỗ và tạo nên một cuộc vui nhỏ cho trẻ em trong nhà, trong xóm. Như vậy, Tết Trung Thu cũng giúp trẻ em hiểu được phần nào tấm lòng của cha mẹ, sự yêu thương vô bờ bến mà họ dành cho mình.

Và đồng thời, đây cũng là một ngày lễ mang ý nghĩa đoàn tụ. Bởi chính lối sống gia đình hạt nhân càng nhiều ngày nay. Mà chỉ những dịp lễ lớn cả đại gia đình mới có dịp tụ hội. Và Tết Trung Thu cũng chính là dịp cho con cháu tỏ lòng biết ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ, mọi người tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Vì thế, tình yêu gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình anh em lại càng thêm khăng khít.

3. Phong tục ngày Tết Trung Thu

Rước đèn lồng

Rước đèn lồng là một phong tục tập quán lâu đời của người dân vào ngày đặc biệt này. Khi đến đêm trăng rằm, trẻ em trên tay cầm lồng đèn sẽ dắt nhau đi quanh một vòng để thực hiện nghi lễ rước đèn này. Và những chiếc lồng đèn sẽ có những hình dạng khác nhau như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn ông trăng,… Chúng được làm từ những vật liệu gần gũi hàng ngày như tre, giấy, vải, nến,… Mỗi hình dạng đèn lồng sẽ có ý nghĩa tượng trưng khác nhau tùy mỗi người.

Trông trăng

Bởi là lúc trăng tròn nhất, đẹp nhất, to nhất và cả dễ quan sát nhất. Mà người ta thường dành ngày đặc biệt này để ngắm trăng, trông trăng. Đây là điều rất đáng để thử đối với những ai yêu cái đẹp, cái bí ẩn.

Cúng Rằm Trung Thu

Trung Thu chính là ngày rằm, ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Vào ngày này của các tháng, người dân sẽ làm cúng ngày rằm giữa trời, thắp hương mời ông bà tổ tiên về “chơi” Trung Thu. Đây cũng là một nét văn hóa lâu đời của người Việt. Nó nhằm để thể hiện lòng thành kính, sự quan tâm và cầu xin tài lộc, bình an, cầu sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình.

Phá cỗ Trung Thu

Mâm cỗ vào đêm Trung mà một hình ảnh không thể thiếu. Với mỗi vùng miền đất nước thì sẽ có cách bày trí mâm cỗ riêng. Nhưng chung quy lại những thứ thường xuất hiện trên đó vẫn là bánh kẹo, bánh Trung Thu, dưa hấu,… Và khi trăng lên cao nhất, sẽ là lúc mọi người từ người lớn đến trẻ em cùng nhau phá cỗ.

Đọc thêm:  #Mỗi ngày uống bao nhiêu nước là đủ? Mỗi lần ... - NuBest Vietnam

Múa Lân

Múa Lân là một phong tục hết sức đặc biệt và ý nghĩa trong lễ Tết này. Mọi năm, cứ vào lúc nghe tiếng trống, là sẽ biết gần đến Trung Thu. Và không cần đến 14, 15 thì trẻ em, thanh niên trong làng đã xách đầu lân đi nhảy, tạo nên một không khí vô cùng nhộn nhịp khắp ngõ làng thôn xóm. Lân là con vật tượng trưng cho điềm lành. Cho Lân vào múa trong nhà dịp Trung Thu này cũng như là hành động cầu mong điềm lành, may mắn, bình an đến cho các thành viên trong gia đình.

Ăn bánh Trung Thu

Tết Trung Thu mà không có bánh Trung Thu thì thật không “đúng” Trung Thu chút nào. Đây là mặt hàng được bày bán sớm nhất mỗi dịp Trung Thu đến. Bánh Trung Thu thường được làm thành hình vuông và hình tròn. Bánh hình vuông là tượng trưng cho mặt đất, thể hiện sự vững chắc. Còn bánh hình tròn thể hiện sự tròn đầy, viên mãn. Tục ăn bánh Trung Thu cũng là cách cầu mong sự bình an, hạnh phúc cho gia đình.

4. Những điều nên và không nên làm trong ngày Tết Trung Thu

Ngày Tết Trung Thu là dịp để vui chơi, sum họp. Và cho dù Trung Thu 2023 là ngày nào trong lịch dương, thì âm lịch nó cũng là ngày rằm, cũng sẽ có những điều nên làm và nên kiêng khác nhau.

Những điều nên làm:

  • Nên mặc trang phục màu đỏ. Vì màu đỏ tượng trưng cho may mắn, thu hút tài lộc, tránh điềm xui xẻo.
  • Và nếu bạn là người độc thân, muốn cầu tình duyên thì hãy đeo vòng dây cát tường màu đỏ. Bạn có thể đeo ở cổ tay, cổ chân đều được nhưng phải đảm bảo nguyên tắc nam trái nữ phải.
  • Điểm hút tài lộc trên khuôn mặt chính là vầng trán. Vì thế khi đi chơi vào ngày này, hãy buộc tóc gọn gàng để đón nhận may mắn, tài vận nhé!
  • Vào ngày này, để cầu bình an, may mắn, trước khi ra khỏi nhà hay khi trở về nhà, bạn cũng nên thắp hương cho ông bà tổ tiên.

Những điều không nên làm:

  • Nếu như gần đến Trung Thu, mà sức khỏe bạn không tốt thì nên hạn chế ra ngoài, hoặc đi chơi xa. Chỉ nên dành nhiều thời gian vui tết Trung Thu, quây quần bên gia đình.
  • Đối với phụ nữ mới sinh hoặc mới sảy thai, cơ thể còn yếu cũng không nên tham gia hoạt động bên ngoài phòng mình. Bởi vì âm khí từ ánh trăng trong đêm rằm rất nặng, không tốt cho những cơ thể yếu.
  • Những người cảm thấy gần đây bị vận xui bất kể ở điều gì cũng không nên tham gia các hoạt động chơi trăng, tránh tích tụ thêm âm khí vào người.
  • Những cặp đôi đang có mâu thuẫn cũng không nên đi thưởng nguyệt ở nơi xa, đặc biệt là nam giới. Tình cảm đi xuống là dấu hiệu của sự đen đủi, tránh ra ngoài cũng để giảm âm khí vào người.

5. Trung Thu đi đâu chơi Hà Nội cùng trẻ?

Phố Hàng Mã (Phố Đèn Lồng)

Nhắc đến việc đi chơi Trung thu ở Hà Nội thì không thể không đến chơi phố Hàng Mã. Bởi nơi đây còn có tên gọi Phố Đèn Lồng. Cứ vào dịp Trung Thu thì ở đây lại bày trí rực rỡ. Không chỉ có sự lộng lẫy, lung linh đến từ những chiếc đèn lồng, đèn ông sao bắt mắt, ở đây còn bày trí thêm nhiều món đồ chơi truyền thống lẫn hiện đại khiến trẻ em vô cùng thích thú khác. Có thể thấy, đi chơi Trung Thu tại đây không chỉ giúp tạo niềm vui cho trẻ mà còn gợi lại nhiều hình ảnh Trung Thu xưa nữa.

Hồ Gươm

Đây là một địa điểm nổi tiếng của Hà Nội. Nổi bật với vẻ trầm lặng và trang nghiêm thường ngày, nhưng đến những dịp lễ, đặc biệt là tết Trung Thu thì nơi đây cũng không thiếu sắc màu lung linh bắt mắt. Đó là bởi khung cảnh xung quanh được trang trí lộng lẫy. Kết hợp sự sôi động đến từ các hoạt động biểu diễn chơi trò chơi,… Nó khiến cho nơi đây cũng trở thành điểm đến hấp dẫn mỗi dịp Trung Thu về.

Công viên Thủ Lệ

Công viên vốn dĩ là nơi vui chơi thường đến của trẻ nhỏ. Vậy nên, vào dịp Tết Thiếu Nhi này, đây cũng là một địa điểm nên ghi vào danh sách điểm đến của mọi gia đình có trẻ nhỏ.

Vào mỗi dịp Trung Thu, công viên Thủ Lệ sẽ tổ chức rất nhiều chương trình, trò chơi dành cho các bạn thiếu nhi như múa lân, xiếc thú, chương trình học làm bánh trung thu ngay tại công viên,… Đây đều là những hoạt động thu hút, kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ nhỏ.

Times City

Times City – Cái tên không còn xa lại với mỗi một con người Hà Thành. Rất nhiều bạn xem lịch trung thu 2022 là ngày nào từ rất sớm để lên kế hoạch đến Times City vào dịp này.

Khi đến Trung Thu, toàn bộ không gian Times City được trang trí lộng lẫy ánh sáng từ đèn nháy, đèn lồng. Bên cạnh đó còn có nhiều trò chơi dân gian, gian hàng hấp dẫn thu hút người xem. Đặc biệt khu nhạc nước ở Time City vô cùng rực rỡ và đẹp mắt. Khách đến chơi có thể để lại cho mình nhiều kỷ niệm đẹp bằng cách chụp ảnh tại đây.

Đọc thêm:  Bài Tarot Là Gì - Kiến Thức Bài Tarot - Tarot.vn

Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên

Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên cũng là điểm đến hứa hẹn nhiều điều thú vị. Bởi cứ vào Trung Thu thì các hoạt động từ trải nghiệm như: bé tự làm lồng đèn, bé tự làm bánh Trung Thu,… đến các hoạt động từ thiện cũng được tổ chức. Điều đó sẽ làm cho ngày Trung Thu của bé và gia đình trở nên ý nghĩa, thiết thực hơn hết.

Tràng Tiền Plaza, Royal City

Không chỉ có Aeon Mall mà các khu trung tâm thương mại như Tràng tiền Plaza, Royal City,… cũng luôn được trang trí rất đẹp mắt và tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, hoành tráng vào dịp lễ này. Ngoài tham gia hoạt động thì vui chơi tại đây cũng giúp gia đình có nhiều bức ảnh vô cùng xịn sò đấy.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi giới thiệu, tôn vinh một cách chi tiết nhất những bản sắc, phong tục, văn hóa của các dân tộc anh em trên khắp Việt Nam. Vì vậy, đây là điểm đến bổ ích, ý nghĩa cho trẻ vào dịp lễ này. Không chỉ tham quan, mà các em còn học hỏi thêm nhiều kiến thức.

Vào dịp lễ này mọi năm bảo tàng cũng có những hoạt động thú vị như nặn hoa quả bằng đất sét, cắt tỉa và trang trí mâm ngũ quả, làm đèn lồng, đèn ông sao,… Hứa hẹn sẽ là buổi vui chơi nhiều cảm xúc cho trẻ lắm đấy.

6. Trung Thu đi đâu chơi TPHCM cùng bé?

Phố Đèn Lồng Lương Nhữ Học

Nếu như Hà Nội có phố Đèn Lồng Hàng Mã thì tại TPHCM cũng có phố Đèn Lồng Lương Nhữ Học. Đây là con phố kéo dài hơn 300m, nằm ở quận 5 TPHCM. Ở đây còn được mệnh danh là “thiên đường lồng đèn” của Sài Gòn với vô vàn những chiếc lồng đèn với đa dạng hình dáng, kích thước và đầy đủ màu sắc được trang trí hai bên phố. Và khi Trung Thu đến, đây chính là điểm đến ấn tượng và đậm dấu ấn nhất mùa lễ hội này. Không chỉ có thể dạo ngắm, mua sắm mà bạn còn có thể ghi lại cho mình nhiều khung ảnh xinh nữa nhé!

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Đây là con phố nằm giữa trung tâm Sài Gòn, một vị trí thuận tiện để tổ chức các hoạt động giải trí, nghệ thuật nhân dịp Trung Thu. Và khi đó âm thanh sôi động, bắt tai, màu sắc lung linh, ấm áp chính là điều thu hút người đi đường ghé đến vui chơi.

Nhà thiếu nhi TPHCM

Mỗi năm, vào ngày lễ đặc biệt này, nhà thiếu nhi thành phố đều luôn tổ chức đêm nhạc hội đón trăng. Đến đây, các bạn nhỏ sẽ cùng nhau xem múa lân sư rồng, xem xiếc, xem ảo thuật, xem ca múa nhạc. Sau đó sẽ được chơi trò chơi và cùng nhau phá cổ. Tất cả đều là những hoạt động đặc sắc nhất của Trung Thu. Vì vậy, có thể nói nơi này là điểm vui Trung Thu cực kỳ lý tưởng.

Công viên văn hóa Suối Tiên – Quận 9

Nơi đây cũng là một điểm đến nhận được nhiều lựa chọn từ mọi người. Bởi ngoài việc được trang trí nổi bật bắt mắt, thì ở đây có không gian để các gia đình nhỏ cùng nhau tận hưởng niềm vui ngày lễ hội. Và các hoạt động về Trung Thu vẫn sẽ được diễn ra tại đây như nghe kể chuyện chị Hằng và chú Cuội, rước đèn, phá cổ và cả nhận quà nữa đó. Chắc chắn, nó sẽ giúp bạn có ngày Tết Trung Thu đáng nhớ.

Lễ hội đèn lồng Aeon Mall

AEON Mall vẫn là một điểm nên đến trong dịp lễ này tại bất cứ đâu. Không gian rộng lớn, trang trí lộng lẫy, hoành tráng, hiện đại, đa sắc màu từ những chiếc lồng đèn đẹp mắt sẽ giúp mọi gia đình ghi nhiều kỷ niệm đẹp. Đến đây vui lễ Trung Thu các bé cũng sẽ được xem múa lân, được chỉ làm mặt nạ, tò he, làm bánh Trung Thu và cả lồng đèn,…

Cầu Ánh Sao – Hồ Bán Nguyệt

Vốn là địa điểm hẹn hò siêu cấp lãng mạn của các cặp đôi. Thì dịp lễ này, nơi đây cũng là điểm đến hấp dẫn của nhiều gia đình. Với chiếc cầu dài 154m vắt ngang qua hồ Bán Nguyệt được ví như một dải vì sao trên mặt đất.

Và đến Trung Thu thì nơi đây cũng được trang trí thêm nhiều ánh đèn lung linh nữa. Làm cho địa điểm này trở nên vô cùng huyền ảo, tuyệt diệu. Vừa ngắm trăng cùng với bầu không khí đó, chắc hẳn sẽ cho các bé thêm nhiều hào hứng, thêm nhiều kỉ niệm khó quên vào dịp lễ này.

Công viên Lê Thị Riêng

Hoạt động thả đèn hoa đăng là hoạt động đặc sắc không kém ở Tết Trung Thu. Đây là hành động mang ý nghĩa tưởng niệm, cầu bình an được tổ chức mỗi dịp Trung Thu tại công viên Lê Thị Riêng. Ngoài ra, không chỉ vẻ đẹp lung linh và ý nghĩa đặc biệt của lễ hội này thu hút người dân đến đây mà chính không gian xanh, mát mẻ, trong lành cũng đã giúp nó được lựa chọn là điểm dạo mát của các gia đình.

Một dịp lễ đặc biệt như là Tết Trung thu sẽ luôn làm người ta háo hức chờ đợi đến nó. Hy vọng sau khi đọc qua bài viết, biết được Trung Thu 2023 là ngày nào, bạn sẽ có thể cùng gia đình lên kế hoạch chuẩn bị một dịp Tết thật đáng nhớ nhé!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button