Wiki

Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ? Tác dụng là gì?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Biện pháp tu từ là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Có thể nói trong tiêng việt các biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều và nó rất hữu ích trong cuộc sống của chúng ta để có thể so sánh, nhân hóa, nói giảm nói tránh… Vậy để bạn đọc hiểu rõ hơn về các biện pháp tu từ này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về nội dung ” Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ? Tác dụng là gì?” Hi vọng các nội dung này sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức tổng quát hơn.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu hoặc cả đoạn văn bản) theo ngữ cảnh nhằm mục đích tăng tính gợi hình, gợi cảm diễn đạt. Qua đó tạo ấn tượng cho những người đọc hình dung rõ nét về hình ảnh, cảm nhận cảm xúc chân thực.

Biện pháp tu từ tiếng anh là ” Measures rhetoric“

Biện pháp tu từ gồm 2 loại biện pháp tu từ về câu hoặc theo cấu trúc và được thể hiện theo các dạng như sau:

Biện pháp tu từ so sánh:

Là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc hay hiện tượng khác có đặc điểm, tính chất tương đồng nhằm tăng tính gợi hình gợi cảm cho biểu đạt. Qua đó giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc được nhắc đến và miêu tả một cách cụ thể sinh động.

Biện pháp tu từ so sánh thường được áp dụng nhiều trong truyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ ca và được chia thành hai dạng:

+ So sánh ngang bằng: Ví dụ: Tóc đen như gỗ mun

+ So sánh không ngang bằng: Những ngôi sao thức ngoài kia, chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh gồm 2 sự vật có điểm tương đồng và thường sử dụng các từ so sánh như (như, giống như, không bằng, cặp từ bao nhiêu… bấy nhiêu).

Biện pháp tu từ nhân hóa:

Nhân hóa là sử dụng những từ ngữ vốn được gọi, tả về con người để tả hoặc gọi con vật, đồ vật hay cây cối trở nên gần gũi, thân thuộc và biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người. Tu từ nhân hóa cũng giúp cho lời văn thơ tăng tính biểu cảm, đối tượng hiện ra gần gũi, sinh động và có hồn hơn.

Đọc thêm:  "Đu trend" và cái gốc của hỗn loạn thông tin - CAND

Để làm được bài tập về tu từ nhân hóa, các bạn cần phân biệt được các dạng này như sau:

+ Dùng từ ngữ chỉ người để gọi vật. Ví dụ Chú gà trống, chị ông Nâu, ông Mặt trời…

+ Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật. Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận,

Biện pháp tu từ ẩn dụ:

Ẩn dụ là tu từ gọi tên sự vật sự việc này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, đặc điểm chung với nó. Cách diễn đạt hàm súc, có tính biểu đạt cao, cô động gợi những liên tưởng sâu sắc. Biện pháp tu từ ẩn dụ gồm 4 loại với những ví dụ minh hoạt như sau:

+ Ẩn dụ hình thức: Người viết hoặc người nói giấu đi một phần ý nghĩa dựa trên nét tương đồng về hình thức.

Ví dụ: “Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng“. Thắp và nở đều có điểm chung về hình thức thức chỉ sự phát triển, tạo thành . Thắp là ẩn dụ cách thức chỉ hoa râm bụt nở hoa.

+ Ẩn dụ cách thức: Gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng về cách thức. Ví dụ: “Uống nước nhớ nguồn”.

+ Ẩn dụ về phẩm chất: Tương đông về phẩm chất. Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền“

Trong phép ẩn dụ này, thuyền chỉ người con trai và bến là người con gái vì chúng đều có điểm chung về phẩm chất. Ẩn dụ chuyển đỏi cảm giác: Miêu tả tính chất, đặc điểm sự vật được nhận biết bằng giác quan này những được miêu tả qua từ ngữ dùng cho các giác quan khác. Ví dụ: “Ngày ngày đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Biện pháp tu từ hoán dụ:

Là biện pháp tu từ gọi tên các khái niệm, sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho cách diễn đạt. Các dạng tu từ hoán dụ thường được chia thành 4 loại gồm: Lấy một bộ phận chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật, lấy cái cụ thể để làm rõ cái trừu tượng.

Đọc thêm:  Sinh năm 2001 bây giờ bao nhiêu tuổi 2022 - Nano Machine

Ngoài ra, còn có rất nhiều loại biện pháp tu từ khác như: Nói quá; Nói giảm nói tránh; Điệp từ, điệp ngữ; Chơi chữ, Tương phản hay Liệt kê và rất nhiều biện pháp tu từ khác. Cách phân biệt các tu từ này không quá khó khăn mà chỉ học theo kiến thức sách giáo khoa là chúng ta có thể làm được.

3. Tác dụng là gì?

Khi dùng biện pháp tu từ thay cho cách diễn đạt thông thường, việc sử dụng các biện pháp tu từ giúp tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Bên cạnh đó, hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể, rõ ràng hơn và sinh động đơn. Trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm. Do những tác dụng như trên mà biện pháp tu từ có ý nghĩa rất lớn đối với văn học và trong cách diễn đạt của cuộc sống thường ngày.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho con người, cảnh vật và thiên nhiên.

+ Thu hút người đọc, người nghe.

+ Thể hiện sự đa dạng, độc đáo về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt.

+ Giúp người đọc, người nghe dễ nhớ và tạo ấn tượng cho người đọc.

+ Thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc, nguyện vọng của tác giả.

4. Một số bài tập về biện pháp tu từ có lời giải:

Đề bài :Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau: 1.

Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa

2.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

3.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông

4

.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

5.

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào

6.

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân đầu gối vẫn săn gân

7.

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

8.

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

9.

Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

10.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

11.

Đầu xanh đã tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

12.

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn liền với thị thành đứng lên

ĐÁP ÁN: 1. Bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ ” cây đa, bến cũ, con đò” . Trong đó “cây đa”, “bến cũ” là những vật đứng yên,” con đò” là vật thường xuyên di chuyển, chúng dùng để biểu hiện nỗi buồn của đôi trai gái khi phải xa nhau.

Đọc thêm:  Trúng giải 3 xổ số kiến thiết được bao nhiêu tiền? - Top 10 Nam Định

2. Ẩn dụ : thuyền, bến Thuyền: là vật thường xuyên thay đổi ->> biểu tượng cho người con trai ( tình cảm dễ đổi thay ) Bến : vật cố định ->> tình cảm thủy chung của người con gái Cách nói ẩn dụ là cho câu ca thêm tế nhị, phù hợp với việc bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm thủy chung của người con gái

3. Ẩn dụ : lửa lựu ,chỉ hoa lựu nở nhiều, đỏ rực như những đốm lửa. Cách nói ẩn dụ làm cho bức tranh trở nên sinh động, rực rỡ sắc màu, hoa lựu không chỉ có màu, mà còn có độ sáng, độ nóng. Điệp phụ âm đầu “L” trong các từ ” lửa lựu lập lòe ” làm cho câu thơ có sức tạo hình .

4.Hình ảnh ẩn dụ ” giọt long lanh ” có thể hiệu là giọt sương , giọt nắng , giọt mưa xuân … Đó chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại . Sự chuyển đổi cảm giác rất sáng tạo độc đáo của tác giả . Từ tiếng hót của loài chim mà ông cảm nhận bằng thính giác giờ đây trở thành giọt long lanh rơi mà ông đã trông thấy chúng sắp rơi xuống .

5. Hoán dụ : Thôn đoài , thôn Đông : lấy địa danh để chỉ người sống ở địa danh đó Cau , trầu : Ẩn dụ chỉ người con trai và người con gái Cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, hán dụ rất phù hợp với lối nói bóng gió, xa xôi, tế nhị của tình yêu.

6.Hoán dụ : bắp chân, đầu gối : chỉ người/ ý chí của người Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái toàn thể và các bộ phận bên trong

7. Điệp ngữ : Khăn thương nhớ ai Hán dụ “khăn : chỉ người cọn gái Tác dụng của biện pháp tu từ: bộc lộ nỗi niềm thương nhớ một cách kín đáo , tế nhị nhưng không kém phần mãnh liệt của cô gái

8.Hoán dụ : “Áo chàm” chỉ đồng bào Việt Bắc

9. Lửa : ẩn dụ chỉ hoa dâm bụt Cách nói ẩn dụ khắc họa vẻ đẹp của hoa dâm bụt : đỏ, rực rỡ, đầy sức sống…

10. Hoán dụ : bàn tay ->> chỉ người/ sức lao động, ý chí của con người

11. Hoán dụ : Đầu xanh : chỉ người còn trẻ Má hồng : người con gái đẹp

12. Hoán dụ : Áo nâu: người nông dân Áo xanh : người công nhân

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button