Wiki

Bệnh phong là gì và những thông tin cần biết | Medlatec

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Bệnh phong là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Từ lâu bệnh phong đã là căn bệnh được nhiều người biết đến bởi khả năng tàn phá sức khỏe và sự sống mà nó gây ra. Điều đáng nói là câu chuyện xung quanh con đường lây nhiễm phong và khả năng chữa khỏi của bệnh vẫn có nhiều người hiểu lầm. Vậy bệnh phong là gì, lây nhiễm ra sao và có thể chữa khỏi được hay không, bài viết sau sẽ giúp bạn có được lời giải đáp.

23/06/2022 | Bệnh phong – những vấn đề ai cũng nên biết28/05/2021 | Bệnh phong cùi có lây không? Phương pháp phòng ngừa bệnh như thế nào?14/08/2020 | Bệnh phong có đáng sợ như bạn nghĩ hay không?

1. Bệnh phong là gì và nguy hiểm như thế nào?

1.1. Phong là bệnh gì?

Bệnh phong còn có tên gọi khác là bệnh Hansen – tên của nhà khoa học đã phát hiện ra bệnh lý này. Bệnh chủ yếu gây ảnh hưởng tới lớp màng nhầy, da và dây thần kinh. Ngoài ra, khi phong biến chứng nó có thể gây ra ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể và cướp đi sự sống của người bệnh.

Trực khuẩn Mycobacterium leprae là nguyên nhân gây ra bệnh phong

Trực khuẩn Mycobacterium leprae là nguyên nhân gây ra bệnh phong

Theo phân loại của WHO, dựa trên số lượng khu vực da bị tổn thương và thể loại thì bệnh phong được phân ra thành:

– Nhóm ít vi trùng: có dưới 5 tổn thương không chứa vi khuẩn bên trong mẫu da.

– Nhóm nhiều vi trùng: có trên 5 tổn thương hoặc tìm thấy vi khuẩn bên trong mẫu da hoặc cũng có thể là cả hai trường hợp này.

Vi khuẩn Mycobacterium leprae là tác nhân gây ra bệnh phong. Đây là một dạng trực khuẩn kháng toan, kháng cồn và là mầm bệnh chính ở người. Mycobacterium leprae giải phóng khỏi cơ thể qua hai con đường là niêm mạc và da. Những trường hợp bệnh phong tồn tại lượng lớn trực khuẩn phong ở sâu trong lớp hạ bì thường tìm thấy ở lớp biểu mô da bị bong ra. Ngoài ra, Mycobacterium leprae cũng có thể tìm thấy ở lớp keratin bên ngoài da của người bệnh tức là nó thoát ra cùng với dịch tiết của bã nhờn.

Đọc thêm:  Sữa chua không đường bao nhiêu calo? Uống có béo không?

1.2. Bệnh phong nguy hiểm như thế nào?

Có thể nhận định phong là căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm vì nếu điều này không xảy ra người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng rất nguy hiểm. Vậy biến chứng của bệnh phong là gì?

– Các chi bị biến dạng: không có khả năng cử động tay chân, bị co quắp, cứng.

– Rụng tóc và lông, nhiều nhất là ở lông mi và lông mày.

– Cơ bị teo.

– Dây thần kinh chân và tay bị tổn thương vĩnh viễn nên không còn khả năng hoạt động.

– Xẹp vách ngăn mũi, chảy máu cam và bị ngạt mũi mạn tính.

– Viêm mống mắt.

– Tăng nhãn áp dẫn đến dây thần kinh thị giác bị tổn thương và theo thời gian người bệnh sẽ bị mất thị lực vĩnh viễn.

– Viêm tinh hoàn và vô sinh.

– Mất cảm giác do bị tổn thương dây thần kinh. Cũng chính vì điều này mà bệnh nhân phong không có cảm giác đau trước bất kỳ vết thương nào trên cơ thể từ đó dễ bỏ sót vết thương tạo cơ hội cho sự xuất hiện ổ nhiễm trùng.

2. Hiểu nhầm về sự lây lan của bệnh phong

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác cách thức lây nhiễm bệnh phong là gì. Nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh có thể lây nhiễm khi một người bị phong hắt hơi, ho,… làm lan tỏa giọt bắn của họ vào không khí và người khỏe mạnh hít phải giọt bắn chứa vi khuẩn phong nên lây bệnh.

Đọc thêm:  1m vuông đất bao nhiêu tiền năm 2023 - Luật Sư X

Chưa tìm ra cách lây nhiễm bệnh phong là gì nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh sẽ bị lây phong

Chưa tìm ra cách lây nhiễm bệnh phong là gì nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh sẽ bị lây phong

Về cơ bản, bệnh phong không hề dễ lây nhiễm, cần phải có một thời gian gần gũi hoặc tiếp xúc rất lâu với người bệnh thì mới bị lây. Không thể lây nhiễm phong thông qua việc tiếp xúc bình thường như:

– Ôm hoặc bắt tay người bệnh.

– Ngồi bên cạnh người bệnh.

– Người mẹ bị phong không thể truyền bệnh sang thai nhi.

– Không lây nhiễm qua quá trình sinh hoạt tình dục.

Nguồn lây bệnh phong rất khó tìm bởi vi khuẩn phong có đặc tính phát triển chậm và phải mất một khoảng thời gian rất lâu các dấu hiệu của bệnh mới phát triển.

3. Phong có thể chữa khỏi không và phòng ngừa bệnh như thế nào?

3.1. Khả năng chữa khỏi của bệnh phong

Để chẩn đoán bệnh phong ở những người có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ lấy một mẫu da nhỏ ở vùng có bất thường để đưa đến phòng xét nghiệm làm sinh thiết. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm phết tế bào da.

Nhóm bệnh phong ít vi khuẩn sẽ không tìm thấy vi khuẩn trên mẫu da được lấy. Nhóm bệnh phong nhiều vi khuẩn sẽ tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn phong trên mẫu da của người bệnh.

Nếu như trước đây bệnh phong gây ra nỗi kinh hoàng với không ít người bởi sự hiểu lầm về khả năng lây lan của bệnh và không thể chữa khỏi; thì ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay bệnh phong đã có thể chữa khỏi hoàn toàn. Dưới sự hỗ trợ của WHO, hiện tất cả bệnh nhân phong trên thế giới đều được điều trị miễn phí.

Tùy thuộc vào loại bệnh mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ cho họ biết biện pháp điều trị bệnh phong là gì. Những trường hợp nhiễm trùng do phong thường sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh.

Biện pháp xử trí với phong sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải

Biện pháp xử trí với phong sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải

Đọc thêm:  100ml bằng bao nhiêu gam? Cách quy đổi từ mililit sang gam

Bệnh nhân phong thường được chỉ định điều trị dài hạn bằng sự kết hợp của hai hoặc nhiều loại kháng sinh trong khoảng 6 tháng – 1 năm. Trường hợp bị phong nặng thì thời gian dùng kháng sinh lâu hơn. Cần lưu ý rằng việc dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị dây thần kinh bị tổn thương do phong.

Để kiểm soát các tổn thương có liên quan tới phong và cơn đau thần kinh do bệnh gây ra bác sĩ thường dùng thuốc chống viêm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng một loại thuốc có khả năng ức chế mạnh hệ miễn dịch là thalidomide. Loại thuốc này giúp điều trị nốt u ở trên da bệnh nhân. Tuy nhiên, thalidomide dễ gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự sống nên người sắp mang thai hay thai phụ không được sử dụng

3.2. Biện pháp phòng ngừa bệnh phong

Biết được cách phòng ngừa bệnh phong là gì sẽ giúp những người xung quanh không cảm thấy đáng sợ với căn bệnh này và chủ động thực hiện biện pháp ngăn ngừa phạm vi lây lan của bệnh. Cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tránh tiếp xúc gần gũi trong một thời gian dài với người bị phong nhưng không thực hiện điều trị và không dùng chung đồ dùng với họ.

Những trường hợp bị dính phải dịch chứa vi khuẩn phong thì cần dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa ngay. Ngoài ra, những vùng da bị trầy xước cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân phong.

Qua chia sẻ trên đây hy vọng bạn đọc đã hình dung đúng bệnh phong là gì cũng như con đường lây nhiễm của bệnh. Nếu có băn khoăn nào khác liên quan đến bệnh lý này, bạn đọc có thể gọi điện trực tiếp đến 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin chính xác và cần thiết để bạn hiểu rõ về vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button