Wiki

[26/4] là ngày gì? Vì sao chọn là ngày sở hữu trí tuệ thế giới?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của 26/4 là ngày gì để chia sẻ cho bạn đọc

26/4 là ngày gì? Bật mí cho các bạn đọc cùng biết thì đây chính là dịp kỷ niệm ngày sở hữu trí tuệ thế giới, nhằm khơi gợi sự sáng tạo, học hỏi không ngừng nghỉ ở mọi người, đặc biệt là giới trẻ, hướng đất nước tới một tương lai bền vững.

Nhiều bạn sẽ thắc mắc hoàn cảnh ra đời cũng như những sự kiện đặc biệt liên quan đến ngày 26/4. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

26/4 là ngày gì? Ngày sở hữu trí tuệ thế giới

Nguồn gốc ra đời

Phái đoàn Trung Quốc tại WIPO (World Intellectual Property Organization – Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) đã đưa ra đề xuất thông qua “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới” vào ngày 09/8/1999. Vào tháng 10/1999, Hội đồng WIPO – một trong những cơ quan có chuyên môn của Liên Hợp Quốc tuyên bố lấy ngày 26/4 hàng năm làm “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới”

Thông điệp của WIPO trong hai năm gần đây:

  • Năm 2021: Sở hữu trí tuệ & Doanh nghiệp nhỏ và vừa – Mang ý tưởng của bạn đến với thị trường.
  • Năm 2022: Sở hữu trí tuệ và Thế hệ trẻ đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Đọc thêm:  Choáng với những chiếc Suzuki xì-po giá khủng nhất Việt Nam

Ý nghĩa ngày sở hữu trí tuệ thế giới

Ý nghĩa của ngày sở hữu trí tuệ thế giới là để nâng cao nhận thức về sự ảnh hưởng của bằng sáng chế, thương hiệu, quyền tác giả đến cuộc sống thường ngày cũng như đây là dịp để biểu dương, khen ngợi các cá nhân có đóng góp to lớn vào sự phát triển đất nước trên toàn cầu.

Như hiện nay, trong bối cảnh đại dịch COVID – 19 toàn cầu, thông điệp của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới ý nghĩa hơn bao giờ hết. Đó là khẳng định vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuyến khích đổi mới sự sáng tạo, phục hồi kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu bởi đại dịch Covid-19.

Với quyền sở hữu trí tuệ, một ý tưởng “lóe” lên trong đầu bạn vẫn có cơ hội thành một ý tưởng kinh doanh, góp phần tạo ra những giá trị tích cực, phát triển cộng đồng nơi bạn sinh sống.

Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Tại nước ta cơ quản quản lý trí tuệ thuộc Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, tiền thân là Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam. Tổ chức được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) số 08/2000/QĐ-BTCCBCP ngày 02/2/2000.

Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thành lập với mục đích là tập hợp mọi Hội viên, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau trong những hoạt động sở hữu trí tuệ, cống hiến tích cực vào xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Đọc thêm:  Giao dịch (Transaction) là gì? Cách ghi nhận giao dịch trong kế toán

Định hướng phát triển của Sở hữu trí tuệ Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 1068/QĐ- TTg ngày 22/8/2019 của thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cụ thể như sau:

“1. Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.

2. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, công bằng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

3. Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể.

4. Tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII):

a) Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 – 18%/năm;

b) Số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6 – 8%/năm;

c) Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8 – 10%/năm;

d) Số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 – 14%/năm, 10 – 12% trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; đưa Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng với việc hình thành cơ quan bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN+.

5. Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao:

a) Hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ được chú trọng, đẩy mạnh; tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 – 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; có ít nhất 1 – 2 giống cây trồng được khai thác quyền ở nước ngoài; số lượng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng đáng kể;

b) Phát triển được một số ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên và có lợi thế cạnh tranh, gia tăng đáng kể đóng góp của các ngành này vào tăng trưởng GDP;

c) Chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh;

d) Phát triển được các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả và quyền liên quan nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo đa dạng, chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2030 doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả, quyền liên quan đóng góp khoảng 7% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.”

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button