Giáo dục

Trượt lớp 10 nên làm gì? – Rớt tuyển sinh thì làm gì? – HoaTieu.vn

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Thi rớt tuyển sinh lớp 10 nên làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

Thi trượt lớp 10 thì làm gì? Thi trượt lớp 10 có được thi lại không? Đây là câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm khi mà hiện nay các tỉnh thành đã chính thức công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2022-2023. Vậy nếu không thi đỗ cấp 3 thì phải làm gì hay nếu rớt hết nguyện vọng lớp 10 thì sao? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

  • Đăng ký nhập học trực tuyến vào lớp 10 TP HCM
  • Điểm tuyển sinh lớp 10 năm 2022-2023 TP HCM

Sau khi các trường THPT chính thức công bố điểm chuẩn vào lớp 10 thì sẽ có một số thí sinh không đủ điểm đỗ nguyện vọng 1, thậm chí là trượt hết tất cả các nguyện vọng. Dưới đây là một số ý kiến của các chuyên gia về việc thi trượt lớp 10 thì làm gì để có cái nhìn tích cực hơn về vấn đề này. Mời các em cùng tham khảo.

Thi trượt lớp 10 có được thi lại không?

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, trả lời: “Theo quy định, tuổi vào lớp 10 phải đúng 15 tuổi hoặc phải vừa học xong lớp 9 và tốt nghiệp THCS tại TP.HCM. Tuy nhiên, với những trường hợp năm trước đã thi rớt tuyển sinh lớp 10 thì vẫn có thể được thi lại trong kỳ thi năm nay dưới dạng thí sinh tự do. Với điều kiện, sau khi thi rớt năm vừa rồi, em này chưa nộp hồ sơ để theo học lớp 10 hoặc học nghề ở các loại hình trường khác. Đồng thời, em phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc không vi phạm pháp luật trong thời gian một năm qua. Để nộp hồ sơ, em liên hệ lại trường THCS cũ, nơi em đã học lớp 9 để được hướng dẫn và nộp hồ sơ tại đó”.

Đọc thêm:  Những cách xử lý son kem bị khô đơn giản và hiệu quả

Không nên quá lo lắng

Theo Sở GD-ĐT, hằng năm có khoảng 10.000 học sinh chủ động thực hiện phân luồng hoặc vào lớp 10 các mô hình trường khác như ngoài công lập, các trường nghề…

Hơn nữa, theo bảng hệ thống trường lớp tuyển sinh lớp 10 mà sở đã công bố, hệ thống các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), trường tư thục… tại TP.HCM tuyển hàng chục ngàn chỉ tiêu lớp 10 trong năm học sắp tới. Vì vậy, theo sở, học sinh không thiếu chỗ học nếu rớt lớp 10 công lập.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – cho biết trước khi thi vào lớp 10, các trường THCS đã tư vấn cho học sinh nhiều hướng lựa chọn.

“Nếu các em thi không đạt 15, 16 điểm thì nên nghĩ đến con đường học tập khác, nếu tiếp tục học THPT công lập sẽ rất mệt mỏi. Học hệ nào thì bằng tốt nghiệp THPT cũng như nhau, trong khi hệ GDTX số môn ít hơn, học phí thấp, ra trường dễ dàng tìm được việc làm và nếu muốn vẫn có thể thi liên thông để học lên bậc CĐ, ĐH.

Các trường nghề đã đầu tư trang thiết bị, có trường đào tạo theo chuẩn khu vực nên hệ thống giáo dục rất ổn, thừa sức đáp ứng chỗ học cho học sinh” – ông Hiếu nói.

Trượt lớp 10 công lập, cửa vẫn rộng - Ảnh 1.

Học sinh lớp 10 Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, TP.HCM học môn văn hóa

Con không đó cấp 3 thì phải làm gì?

Thời điểm này, đã có nhiều tỉnh, thành công bố điểm thi, điểm chuẩn vào các trường Trung học phổ thông công lập. Có những trường điểm rất cao, có những trường điểm rất thấp nhưng cao hay thấp thì học sinh trên địa bàn đó vẫn có nhiều thí sinh không đậu tuyển sinh 10.

Không đậu bởi vì chỉ tiêu các trường công lập chỉ lấy đến ngưỡng đó là đã đủ chỉ tiêu, không đậu vì lực học của các em chưa bằng các bạn của mình, cũng có thể chuyện không đậu vì một nguyên nhân khách quan nào đó.

Rơi vào những hoàn cảnh như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều em buồn rầu, mặc cảm trước bạn bè và bản thân mình.

Đọc thêm:  Bí kíp dưỡng tóc nhuộm không bị xơ khô - Công Ty Cổ Phần LAVO

Chính những lúc khó khăn này, phụ huynh cần thiết ở bên cạnh con mình để động viên các em. Trách cứ con, la mắng con cũng chẳng thay đổi được điều gì bởi đó đã là sự thật mà con mình không đạt được.

Hãy nhìn vào thực tế mà định hướng con mình bước tiếp những chặng đường phía trước dù lúc này có thể sẽ đối mặt với những thử thách không hề nhỏ.

Phía trước các em không đậu tuyển sinh 10 công lập vẫn có rất nhiều hướng mở ra. Nếu phụ huynh muốn cho con học tiếp văn hóa thì có thể cho các em vào học các trường dân lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề trên địa bàn.

Trường dân lập có thể chưa phổ biến ở nông thôn nhưng trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề thì huyện nào cũng có.

Vào đây, các em cũng vẫn được học các môn văn hóa bình thường như các trường công lập. Cơ hội vào đại học cũng không hề thua kém các trường trung học phổ thông công lập nếu các em xác định rõ mục tiêu ngay từ khi vào học.

Thực tế, với việc học hiện nay thì học ở nhà trường cũng chỉ là một phần, phần còn lại là sự chủ động học tập, nghiên cứu bài vở ở nhà và học thêm ở nhà thầy, nhà cô. Nên khoảng cách giữa 2 hệ đào tạo này không phải là quá lớn.

Một hướng đi khác nữa là các em vừa học văn hóa, vừa học nghề tại các trường cao đẳng nghề.

Ngày 7/3/2019 vừa qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH với rất nhiều điểm mới, tạo điều kiện cho các trường cao đẳng, trung cấp tuyển sinh và cơ hội cho người học.

Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở có nguyện vọng học trình độ cao đẳng cũng có thể đăng ký dự tuyển. Tuy nhiên, các đối tượng này trong quá trình học phải hoàn thiện chương trình văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đọc thêm:  Các nghề ngắn hạn

Như vậy, sau 3 năm thì các thí sinh không đậu tuyển sinh 10 hôm nay vừa hoàn thiện chương trình học trung học phổ thông vừa có bằng cao đẳng nghề. Việc học “2 trong 1” như thế này rõ ràng mở ra nhiều điểm nhấn thuận lợi cho thí sinh lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Nếu không muốn học văn hóa thì có thể các em sẽ chọn một nghề để học và xác định cuộc đời mình sẽ gắn bó với nghề mình học.

Trong khoảng thời gian 3 năm các bạn của mình học văn hóa cấp trung học phổ thông thì những em rớt tuyển sinh hôm nay sẽ học được một nghề vững vàng. Các em sẽ vào đời sớm hơn để kiếm sống và tự lo cho bản thân mình.

Thực tế những năm qua có một điều tréo ngoe là nhiều cử nhân đại học, thậm chí là tốt nghiệp cao học vẫn phải cất bằng chuyên môn của mình để đi học nghề vì không xin được việc làm mà mình đã học.

Lúc ấy, những cử nhân, những thạc sỹ lại phải làm lại từ đầu mà đáng lẽ ra đã làm từ 4-6 năm trước.

Xét đến cùng, tương lai của mỗi con người là kiếm được một nghề nghiệp ổn định để đem lại thu nhập nhằm nuôi sống bản thân và gia đình mình.

Việc phân luồng thí sinh là cần thiết để đảm bảo cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội. Chính vì thế, việc thí sinh không đậu tuyển sinh 10 không phải là kết thúc quá trình học của mình. Nhiều cơ hội, nhiều cánh cửa mới sẽ được mở ra cho các em lựa chọn.

Với rất nhiều chính sách ưu đãi cho học nghề hiện nay, có rất nhiều ngành nghề đang cần những người thợ giỏi thì việc học nghề là một xu thế tất yếu.

Bởi, ai cũng muốn làm thầy thì ai sẽ làm thợ? Làm thợ mà có công việc, thu nhập ổn định sớm sẽ tốt hơn rất nhiều cử nhân ra trường lay lắt đi tìm công việc từ năm này qua năm khác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button