Wiki

Cách điều trị đậu mùa khỉ? Chẩn đoán & phòng ngừa bệnh ra sao?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Bệnh đậu mùa khỉ là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Bệnh đậu mùa khỉ hiện đã xuất hiện tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vậy liệu đã có cách điều trị đậu mùa khỉ hay chưa? Cách chẩn đoán và phòng bệnh ra sao?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

điều trị đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan qua tiếp xúc giữa người với người. Hiện thế giới đã ghi nhận bệnh xuất hiện tại hầu hết các nhóm đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nhiều người lo lắng nếu không may mắc bệnh thì sẽ có những triệu chứng gì, cách điều trị đậu mùa khỉ ra sao, hiệu quả thế nào, có để lại tác dụng phụ hay không? (1)

Các triệu chứng điển hình của bệnh

Thời gian ủ bệnh đậu mùa khỉ có thể từ 5-21 ngày. Sau đó sẽ bắt đầu có những dấu hiệu trên cơ thể người bệnh như:

  • Sốt (triệu chứng bệnh đầu tiên)
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Đau mỏi cơ
  • Mệt mỏi uể oải
  • Đau lưng
  • Nổi hạch, phát ban khắp trên gương mặt và trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mắt, thậm chí cả ở cơ quan sinh dục

Các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài từ 2-4 tuần. Sau đó, nhiều trường hợp tự khỏi mà không cần áp dụng cách điều trị đậu mùa khỉ gì đặc biệt. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này, người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu không chăm sóc cẩn thận thì các nốt phát ban khi sưng to, chuyển thành mụn mủ có thể vỡ ra, nhiễm trùng và để lại sẹo trên da.

Bệnh đậu mùa khỉ có dễ tử vong không?

Các thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ) cho thấy, có đến xấp xỉ 99% các ca bệnh đậu mùa khỉ không tử vong. Do đó, không nên quá lo lắng hay hoang mang. (2)

Đọc thêm:  5 đô bằng bao nhiêu tiền Việt? 5 đô la có thể mua được gì? - TheBank

Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể chuyển nặng hơn, đe dọa sức khỏe và tính mạng, bao gồm:

  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Trẻ em dưới 8 tuổi
  • Người đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Người có tiền sử bệnh chàm
  • Người bị nhiễm trùng thứ phát

triệu chứng đậu mùa điển hình

Chẩn đoán đậu mùa khỉ bằng cách nào?

Quy trình chẩn đoán đậu mùa khỉ thường bao gồm các bước sau: (3)

  • Tìm hiểu tiền sử bệnh: Bác sĩ thực hiện thăm khám, hỏi người bệnh xem có từng tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, có đi qua các khu vực đang xuất hiện ca bệnh, có triệu chứng gì bất thường (sốt, nổi hạch, mệt mỏi,…) trong những ngày gần đây hay không.
  • Xét nghiệm: Người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm PCR mẫu chất lỏng/dịch hoặc các vết thương trên da để kiểm tra virus gây bệnh đậu mùa khỉ trong cơ thể.
  • Sinh thiết: Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh có nhiễm virus đậu mùa khỉ thì có thể yêu cầu sinh thiết để xác định tình trạng bệnh. Từ đó đưa ra cách điều trị đậu mùa khỉ phù hợp.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần tầm soát đậu mùa khỉ. Thông thường, bạn sẽ được khuyến cáo thực hiện chẩn đoán bệnh trong các trường hợp điển hình như:

  • Từng tiếp xúc (sống chung, làm việc chung, tiếp xúc gần,…) với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ.
  • Vừa du lịch đến đất nước/khu vực có xuất hiện các ca bệnh đậu mùa khỉ.
  • Ăn các loài động vật không rõ nguồn gốc, có nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Bị động vật nhiễm bệnh/nghi ngờ nhiễm bệnh cào, cắn.
  • Khu vực sinh sống có người bệnh hoặc loài vật nhiễm đậu mùa khỉ.

Tổng hợp các cách điều trị đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ đặc hiệu cụ thể.

Tuy nhiên, có một số loại thuốc kháng virus được sử dụng để giúp hạn chế các biến chứng bệnh và thúc đẩy quá trình phục hồi của người bệnh. Các loại thuốc điều trị đậu mùa khỉ này đang được cân nhắc sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng giúp giảm nhẹ triệu chứng, bao gồm:

  • Tecovirimat (TPOXX): Năm 2018, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt tecovirimat để điều trị bệnh đậu mùa ở người lớn và trẻ em. Tecovirimat có sẵn ở cả dạng uống và dạng tiêm tĩnh mạch.
  • Brincidofovir (Tembexa): FDA đã phê duyệt brincidofovir dạng uống vào năm 2021 như một phương pháp điều trị bệnh đậu mùa ở người lớn và bệnh nhân trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh.
  • Cidofovir: Một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng mắt do cytomegalovirus nhưng đã được sử dụng trong một số trường hợp đậu mùa khỉ.
Đọc thêm:  Trứng vịt bao nhiêu calo? Ăn trứng vịt có tốt không, cách chọn trứng vịt

Một số lưu ý và hướng dẫn trong điều trị đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ và hầu hết trường hợp tự khỏi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần phải điều trị tại bệnh viện. (4)

Theo đó, một số trường hợp được khuyên cần đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị, bao gồm:

  • Các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao (người suy yếu miễn dịch, trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai…).
  • Bệnh có triệu chứng ngày càng nghiêm trọng: sốt cao không khỏi, mệt mỏi, hôn mê bất tỉnh, suy giảm nhận thức,…
  • Một lưu ý khác là với người bệnh, dù có hoặc không có áp dụng các cách điều trị đậu mùa khỉ thì cũng cần phải cách ly với cộng đồng để tránh bệnh lây lan. Nên nghỉ ngơi đầy đủ, không căng thẳng hay lo lắng quá mức.

Hiện nay, chưa có thêm thông tin chính thức về việc người bệnh đậu mùa khỉ nên ăn gì hay kiêng gì, dinh dưỡng có ảnh hưởng đến cách điều trị đậu mùa khỉ hay không. Người bệnh đậu mùa khỉ vẫn nên ăn uống đầy đủ, cố gắng bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để tránh trường hợp thiếu hụt chất dinh dưỡng. Việc ăn uống đầy đủ có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng phục hồi.

Chủ động phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Mặc dù đây là một bệnh truyền nhiễm được các chuyên gia đánh giá có khả năng lây lan nhanh nhưng con người vẫn có thể chủ động phòng ngừa đậu mùa khỉ bằng các biện pháp khác nhau. Cụ thể:

Những việc nên làm

  • Tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa để hạn chế nguy cơ mắc đậu mùa khỉ: Bệnh đậu mùa khỉ do một loại vi rút tương tự như bệnh đậu mùa gây ra. Vì thế, vaccine ngừa bệnh đậu mùa được cho là có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
  • Vệ sinh tay: Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có cồn, đặc biệt là trong các trường hợp như: tiếp xúc với người bệnh/nghi ngờ mắc bệnh, tay chạm vào bề mặt đồ vật ở nơi công cộng, trước khi ăn,…
  • Cập nhật thông tin thường xuyên: Cần chủ động cập nhật các thông tin về bệnh đậu mùa khỉ như số ca mắc bệnh tại địa phương sinh sống, dấu hiệu bệnh, cách điều trị đậu mùa khỉ,… Việc này có thể giúp bạn biết cách phòng bệnh, nhận ra dấu hiệu bệnh và có hướng xử lý nhanh, không hoảng loạn nếu có triệu chứng bệnh.
  • Không tiếp xúc gần, đặc biệt là không quan hệ tình dục với người đang có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ cho đến khi họ được bác sĩ thăm khám và xác định không mắc bệnh đậu mùa khỉ.
  • Tuân theo hướng dẫn phòng bệnh và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ từ cơ quan chức năng.
Đọc thêm:  Sinh thiết là gì và quy trình thực hiện chuẩn hiện nay | Medlatec

Những việc không nên làm

  • Dùng chung giường, khăn tắm hoặc các vật dụng cá nhân,… với những người đang mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
  • Tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với những người nghi ngờ/xác định nhiễm virus đậu mùa khỉ.
  • Đến gần, tiếp xúc hoặc ăn các loài động vật hoang dã, không rõ nguồn gốc, có biểu hiện không khỏe.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, hiện chưa có cách điều trị đậu mùa khỉ cụ thể. Người bệnh không nên quá lo lắng bởi bệnh có thể tự khỏi sau 2-4 tuần, hoặc sẽ được chỉ định các cách hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhanh khỏi và giảm nhẹ triệu chứng. Lời khuyên là người bệnh nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để tăng khả năng phục hồi bệnh, hạn chế bệnh trở nặng và lưu ý đến bệnh viện nếu bệnh có dấu hiệu chuyển biến xấu.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button