Wiki

Gợi ý 22 xxi là thế kỷ bao nhiêu hot nhất hiện nay – Nội Thất Xinh

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Xxi là thế kỷ bao nhiêu để chia sẻ cho bạn đọc

Cơ đồ và tầm nhìn của đất nước quan hệ biện chứng với nhau. Xác định đúng cơ đồ mới xác định được tầm nhìn đúng. Thực hiện được tầm nhìn sẽ củng cố được cơ đồ. Do vậy, trong Đại hội XIII của Đảng, chúng ta cần xác định đúng cơ đồ, tầm nhìn đất nước đến giữa thế kỷ XXI.

Cơ đồ của đất nước ta chính là sự nghiệp lớn, vững chắc mà ông cha chúng ta với bao thế hệ, qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã để lại cho chúng ta. Cơ đồ ấy có nền tảng vật chất, tinh thần rất vững chãi. Đó là Tổ quốc ta với non sông, gấm vóc, tài nguyên thiên nhiên, con người, lịch sử, văn hóa, giá trị truyền thống vững bền… Nhất là từ khi có Đảng, cơ đồ ấy được củng cố, phát triển, nâng lên tầm cao mới với một thế và lực mới, với những nền tảng mới. Tổ quốc, non sông đã giành được độc lập, được giữ vững và bảo vệ vững chắc. Các giá trị tinh thần của dân tộc được làm giàu thêm bởi những giá trị khoa học, cách mạng, nhân văn, hiện đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những giá trị tiến bộ của nhân loại. Đặc biệt, sau 35 năm đổi mới, chúng ta “đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng; đất nước tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện, chuyển biến tích cực, với nhiều dấu ấn nổi bật”1. Sức mạnh tổng hợp toàn diện của Việt Nam đã được nâng lên trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần, sức mạnh ngoại giao, sức mạnh kinh tế đều được nâng lên, tạo ra cơ đồ mới cho đất nước phát triển. Chính vì vậy, “uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao”2. Việc Việt Nam trở thành một điểm sáng trong khống chế, ngăn chặn, kiểm soát đại dịch Covid-19 thành công, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao là một minh chứng sáng rõ nhất về cơ sở, nền tảng cơ đồ của Việt Nam được nâng lên, củng cố trong thời gian gần đây. Chính vì vậy mà “Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, trình độ rất thấp, hầu như không có tên trên bản đồ thế giới, ngày nay Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước có quy mô dân số gần 100 triệu người, đang phát triển, có thu nhập trung bình, có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới, tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế và là thành viên, đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”3.

Đọc thêm:  1m bằng bao nhiêu cm, dm, mm - Thế giới Điện cơ

Với cơ đồ, vị thế như vậy, chúng ta có cơ sở, có niềm tin và khát vọng, có tầm nhìn phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI. Tầm nhìn của đất nước ta là sự nhìn xa, trông rộng hướng tới tương lai, giúp chúng ta chủ động xác định mục tiêu trong tương lai cũng như nhận rõ được con đường đi ở phía trước để đạt mục tiêu chiến lược. Trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta xác định “Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Tầm nhìn này với những mục tiêu cụ thể trên hoàn toàn có thể thực hiện, nếu chúng ta củng cố tốt cơ đồ và quán triệt tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, kiên trì con đường độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Thực tế lịch sử hơn 103 năm tồn tại của chủ nghĩa xã hội hiện thực, mặc dù đầy sóng gió, khó khăn, thách thức, thậm chí cả sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội giáo điều Xô-viết và Đông Âu, cùng lịch sử hơn 75 năm phát triển của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay – cho thấy, chưa có một mô hình xã hội nào tiến bộ hơn, nhân đạo hơn, giải phóng con người triệt để hơn mô hình chủ nghĩa xã hội. Do vậy, chỉ có đi theo con đường xã hội chủ nghĩa chúng ta mới giữ vững được độc lập dân tộc đúng nghĩa. Như vậy, chúng ta mới có thể độc lập trong xác định cơ đồ, tầm nhìn đất nước, con đường, cách thức để chúng ta thực hiện tầm nhìn. Nhưng để kiên trì con đường độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, chính chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở khoa học, cách mạng cho chúng ta thực hiện phát triển đất nước toàn diện, nhanh, bền vững để thực hiện mục tiêu giải phóng con người Việt Nam triệt để. Đồng thời, chúng ta phải kiên trì đường lối đổi mới toàn diện, đúng đắn của Đảng, bởi chính đường lối này là một trong những nhân tố quyết định việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người Việt Nam, quyết định cơ đồ, vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Chính đường lối đổi mới này của Đảng Cộng sản Việt Nam là nền tảng tư tưởng để chúng ta xác định đúng cơ đồ, tầm nhìn đất nước đến giữa thế kỷ XXI.

Đọc thêm:  1 Baht Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt Nam - Tỷ Giá Hôm Nay!

Thứ hai, quán triệt sâu sắc tư tưởng chiến lược phát triển tổng thể của đất nước trong giai đoạn tới là phát triển nhanh và bền vững, triển khai và thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ. Trong đó, phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Bởi lẽ, để đạt mục tiêu như tầm nhìn đã xác định, chúng ta phải phát triển nhanh và bền vững. Không phát triển nhanh chúng ta khó vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Nhưng phát triển nhanh phải bền vững về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, con người và môi trường. Do vậy, phát triển phải đồng bộ, toàn diện nhưng trọng tâm, trọng điểm là phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Quốc phòng, an ninh và đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên với mục tiêu “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” để thêm bạn, bớt thù, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc bằng con đường hòa bình, đối ngoại. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân, xứng đáng là hạt nhân chính trị, là nhân tố lãnh đạo quyết định sự thành công trong củng cố cơ đồ, thực hiện tầm nhìn đất nước đến giữa thế kỷ XXI.

Thứ ba, phát huy toàn diện sức mạnh tổng thể, động lực và nguồn lực của toàn dân tộc cho phát triển đất nước trong giai đoạn mới như huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, khắc phục tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tài sản công… Đặc biệt, qua thực tiễn chống dịch Covid-19 và phòng, chống lũ, bão gần đây cho thấy, cần quan tâm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn thể người Việt Nam ở trong nước cũng như định cư ở nước ngoài; phát huy hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam; phát huy truyền thống quý báu của dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo trong suốt hơn 90 năm qua; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ tạo ra hợp lực để dân tộc ta bứt phá đi lên. Trong lịch sử của dân tộc, chúng ta đã có nhiều bứt phá ngoạn mục như vậy.

Đọc thêm:  Ngày palindrome - 22/2/2022 và những ý nghĩa may mắn ( trăm năm

Thứ tư, tạo bước chuyển bứt phá, căn bản sang mô hình tăng trưởng mới trên cơ sở đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; sử dụng hiệu quả các động lực và nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, từng vùng và cả nước. Có những bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, nhất là hạ tầng kỹ thuật số cho kinh tế số, xã hội số, chính phủ số phát triển và cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Đổi mới mô hình tăng trưởng phải gắn với phát huy lợi thế cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo cơ hội cho Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế; có cơ hội phát huy được thời cơ, hóa giải được các thách thức mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Về mặt xã hội, mô hình tăng trưởng này dựa trên cơ sở người dân vừa là mục đích, vừa là trung tâm, mọi người dân đều được tham gia phát triển kinh tế – xã hội, mọi người dân đều được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế – xã hội, không để người dân nào bị bỏ lại phía sau. Mô hình tăng trưởng này sẽ tạo ra sức hút mới đối với mỗi người dân Việt Nam trong phát huy ý chí, niềm tin, khát vọng, sức sáng tạo để phát triển đất nước, củng cố vững chắc cơ đồ, thực hiện tầm nhìn đất nước đến giữa thế kỷ XXI.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia của toàn thể nhân dân, chúng ta có đầy đủ niềm tin, cơ sở vật chất, tinh thần để khẳng định, củng cố cơ đồ, thực hiện tầm nhìn đất nước đến giữa thế kỷ XXI mà Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã xác định.

GS, TS. Trần Văn Phòng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Theo Báo Nhân Dân điện tử Giang Hải (st)

1, 2, 3. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới, Báo Nhân Dân, ngày 01-9-2020.

Top 22 xxi là thế kỷ bao nhiêu tổng hợp bởi Thiết Kế Xinh

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button