Giáo dục

Hướng dẫn cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây chi tiết, đơn giản

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây để chia sẻ cho bạn đọc

Khi mới tập trang điểm, nhiều bạn gái thường rất bối rối vì không thể phân biệt các loại cọ trang điểm với nhau cũng như chưa biết bước trang điểm nào thì dùng loại cọ nào. Để giải quyết nỗi lo này, AVAKids sẽ mách bạn cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây cực chi tiết qua bài viết này nhé!

1Tại sao phải sử dụng cọ trang điểm?

Cọ trang điểm giúp tán kem đều, từ đó giúp bạn có được một lớp nền hoàn hảo. Ngoài ra, khi dùng cọ, lực tác động sẽ được phân bổ hợp lý giúp hạn chế tình trạng da chảy xệ. Đặc biệt, sử dụng cọ đảm bảo vệ sinh hơn rất nhiều so với trang điểm dùng tay vì bề mặt da tay luôn chứa nhiều vi khuẩn gây nên nhiều vấn đề về da.

2Phân biệt cọ trang điểm dựa vào chất liệu

Cọ trang điểm tự nhiên

Cọ trang điểm tự nhiên được làm từ lông động vật như lông sóc, lông dê, lông chồn,… Vì làm từ lông động vật tự nhiên nên loại cọ này thường có quy trình sản xuất phức tạp. Lông cọ cũng thường không đồng đều giữa các sợi.

Tuy nhiên, ưu điểm của loại cọ này là có độ mềm mịn cao và rất mượt khi lướt trên da mặt, đồng thời cũng có độ bền tốt. Đầu cọ có các khe hở li ti giúp bột phấn dễ dàng lan đều trên da nên rất thích hợp sử dụng để làm cọ phủ trang điểm, cọ má hồng và cọ trang điểm mắt.

Cọ trang điểm tổng hợp

Nguyên liệu sản xuất cọ trang điểm tổng hợp thường là sợi nilon hoặc sợi tơ nhân tạo. Giá thành của loại cọ này thường thấp hơn cọ tự nhiên. Hơn nữa, thiết kế cọ cũng có độ thẩm mỹ cao vì các sợi lông cọ rất đồng đều với nhau.

Cọ trang điểm tổng hợp cũng có độ bền tốt, dễ giặt sạch và nhanh khô. Khác với cọ tự nhiên thích hợp với mỹ phẩm dạng phấn, cọ trang điểm tổng hợp thường được sử dụng khi cần tán sản phẩm ở dạng lỏng và dạng kem như kem nền, kem che khuyết điểm, son môi,…

Đọc thêm:  Con gái học khối C nên thi ngành gì dễ xin việc? - Seoul Academy

Cọ trang điểm tổng hợp dùng để đánh kem nền

3Cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây

Cọ tán kem nền (Foundation Brush)

Cọ tán kem nền là loại cọ to, đầu tròn, lông cọ được xếp theo hình vòm và dày. Nhờ thiết kế này, cọ có thể tán kem nền dạng lỏng lẫn dạng kem một cách nhanh chóng và đơn giản, giúp kem nền được dàn đều mà không bị gợn hay vón cục.

Hơn nữa, dùng cọ tán kem nền còn giúp tiết kiệm kem, giúp lớp nền mịn, tự nhiên và khó trôi hơn dù tiếp xúc với nước hay da đổ nhiều dầu. Nhờ đó giúp bạn có lớp nền hoàn hảo hơn rất nhiều so với tán kem nền bằng tay hay mút trang điểm.

Cọ nền Vacosi đầu dẹp, bản nhỏ F06

Cọ đánh phấn phủ (Powder Brush)

Cọ đánh phấn phủ cũng có dạng to, đầu tròn. Lông cọ dài, các sợi lông được sắp xếp không quá dày. Đầu lông cọ mềm mại giúp lướt trên da không bị cứng và phấn phủ được tán đều trên da.

Mục đích của lớp phấn phủ là tạo hiệu ứng mịn cho làn da. Vì vậy, bạn không cần dùng một lượng phấn quá lớn. Cọ chuyên dụng sẽ giúp bạn lấy được lượng phấn vừa đủ và không để lại phần thừa trên da. Nhờ đó độ che phủ được đảm bảo tốt nhưng vẫn rất tự nhiên.

Cọ phủ Vacosi Kabuki M20

Cọ má hồng (Blush Brush)

Về hình dáng và sự sắp xếp lông cọ, cọ má hồng và cọ đánh phấn phủ tương đối giống nhau. Vì vậy, nhiều bạn thường nhầm lẫn 2 loại cọ này. Tuy nhiên, nếu bạn để ý một chút thì sẽ nhận thấy cọ đánh má hồng thường có kích thước nhỏ hơn cọ phấn phủ nhé.

Lông cọ má hồng cũng có độ mềm mịn, đầu cọ thưa giúp cọ lấy lượng phấn vừa phải. Nhờ đó bạn có thể kiểm soát tốt lượng phấn phủ lên gò má mình, không bị quá dày hay không đều, giúp lớp trang điểm tự nhiên hơn.

Cọ phủ và má đầu tròn Vacosi M27

Cọ tạo khối (Contour Brush)

Thiết kế cọ tạo khối khá đặc biệt với đầu cọ dẹp, mỏng và sợi cọ cứng giúp bạn dễ dàng căn chỉnh chính xác từng đường nét, từng vùng mà bạn muốn tạo khối. Mặc dù bạn có thể tạo khối bằng mút trang điểm nhưng chắc chắn độ chính xác sẽ không bằng sử dụng một chiếc cọ chuyên dụng.

Kem tạo khối nếu tán bằng tay hay mút thì thường khó tán đều và tạo thành vệt thiếu tự nhiên. Tuy nhiên, với cọ chuyên dụng thì tạo khối sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Cọ giúp kem tạo khối được phủ đều tại những vị trí cần thiết, tạo nên hiệu ứng sáng – tối giúp gương mặt trở nên thon gọn và thanh thoát hơn.

Cọ đánh khối Vacosi đầu dẹp F07

Cọ che khuyết điểm (Concealer Brush)

Cọ che khuyết điểm thường có kích thước nhỏ, đầu cọ dẹp để tán lên chính xác phần khuyết điểm cần che trên da như nốt mụn, vết tàn nhang,… So với dùng mút, khả năng che phủ và tán mịn kem che khuyết điểm của cọ được đánh giá tốt hơn.

Đọc thêm:  Xăm môi kiêng thịt bò bao lâu? Làm thế nào để môi xăm lên màu đẹp?

Cách dùng cọ này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho một lượng kem che khuyết điểm lên đầu ngón tay, sau đó dùng đầu cọ chấm lên và tán lên vùng da cần che cho đến khi lớp kem mịn và tệp vào lớp nền một cách tự nhiên.

Cọ che khuyết điểm vùng mắt Vacosi E10

Cọ vẽ chân mày (Brow Brush)

Vùng mắt và chân mày, là vị trí cần được chăm chút rất nhiều khi trang điểm. Vì vậy, để có phần chân mày sắc sảo, bạn nên đầu tư một chiếc cọ trang điểm mày chuyên dụng. Ngoài vẽ mày, cọ này còn có thể dùng để vẽ viền môi và viền mắt.

Về thiết kế, cọ vẽ chân mày thường có phần cán dài giúp thao tác dễ dàng, đầu cọ dẹp, sợi lông ngắn và cứng. Cọ giúp định hình khuôn mày, dễ dàng thao tác với các loại kẻ chân mày ở dạng gel, dạng bột lẫn dạng kem.

Cọ định hình mày Vacosi lông ngắn BR05

Cọ đánh bầu mắt lớn (Eyeshadow Brush)

Loại cọ này thường có kích thước lớn, dày và phồng. Lông cọ mềm mại để không gây kích ứng da vì vùng da mắt rất mỏng manh và nhạy cảm.

Đầu cọ gồm những sợi cọ tơi nhưng không quá dày để phấn không bám quá nhiều lên cọ mỗi lần lấy và giúp dàn đều phấn, không vón cục. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát được lượng phấn và dễ dàng tạo độ đậm nhạt cho bầu mắt.

Cọ phủ và tán bầu mắt Vacosi E04

Cọ tán phấn mắt (Eyes Crease Brush)

So với cọ đánh bầu mắt, cọ tán phấn mắt có kích thước nhỏ hơn. Cọ cũng có thiết kế dẹp, lông có độ cứng chứ không quá mềm để dễ dàng “nhấn nhá” lên những vùng mong muốn như hốc mắt, đuôi mắt để tạo chiều sâu cho mắt.

Để có phần trang điểm mắt hoàn hảo, hầu như bạn không thể thay thế cọ tán phấn mắt bằng vật dụng nào khác. Nhiều bạn có thói quen đánh mắt bằng tay vì tiện lợi nhưng cách này thường khiến phấn mắt không đều, vón cục và không thể đi sâu vào từng chi tiết nhỏ như khi dùng cọ.

Cọ tán phấn mắt Vacosi E16

Cọ trộn màu phấn (Blending Brush)

Chức năng của cọ trộn màu phấn chính là hòa trộn các màu phấn trên cùng một khu vực da để tạo tạo hiệu ứng loang màu tự nhiên. Bạn cũng có thể sử dụng loại cọ này cho các lối trang điểm nổi bật và sáng tạo như hiệu ứng đổ màu (gradient).

Như vậy, đây cũng là loại cọ không thể thiếu khi trang điểm mắt. Mặc dù bạn có thể dùng tăm bông, mút hay tay để tán màu phấn nhưng hiệu ứng chuyển màu sẽ không thể nào tự nhiên được như khi dùng cọ.

Cọ trộn màu phấn cho hiệu ứng loang màu mắt tự nhiên

Cọ kẻ mắt (Angled Liner Brush)

Cọ kẻ mắt được sử dụng cho các loại kẻ mắt dạng gel hay kem. Đầu cọ mảnh, nhỏ để bạn có thể tạo đường kẻ mắt mảnh và sắc sảo một cách dễ dàng.

Đọc thêm:  Tự làm khuôn kẻ lông mày đơn giản nhất | Seoul Academy

Hơn nữa, khi dùng cọ đường kẻ mắt khó bị lem và bạn cũng có thể điều chỉnh độ đậm nhạt và hình dáng đường kẻ đơn giản hơn. Vì vậy, dù bạn là “dân chuyên” hay chỉ mới tập tành trang điểm thì cũng nên “tậu” cho mình một chiếc cọ kẻ mắt để đơn giản hóa các bước trang điểm mắt nhé.

Cọ chải lông mi (Spooley Brush)

Cọ chải lông mi có công dụng là gỡ rối, giúp mi mượt và định hình mi. Với thiết kế nhỏ gọn không khác gì đầu chải mascara… Bạn có thể mang theo cọ chải mi bất cứ nơi đâu để giải quyết những sợi mi rối, lệch, mascara không đều, vón cục.

Lông cọ chải mi thường mềm vì mi rất dễ kích ứng và gãy rụng. Một số loại có đầu cọ cong nhẹ cùng các răng cọ được thiết kế cách xa nhau để việc chải mi dễ dàng hơn.

Cọ trang điểm mi Vacosi cuốn xoắn BR03

Cọ môi (Lips Brush)

Nhiều bạn thường có thói quen tô thẳng son thỏi lên môi hoặc dùng tay chấm son rồi tán lên, nên cho rằng cọ son môi không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế cọ son môi có rất nhiều công dụng hữu ích như phân tán màu môi, tạo độ đậm nhạt, độ bóng, làm nét đường viền môi.

Về thiết kế, cọ trang điểm môi thường có kích thước nhỏ, đầu lông mềm và mượt đi lướt trên môi. Nếu biết cách dùng cọ môi thì chắc chắn không chỉ “dân chuyên” mà bất cứ bạn gái nào cũng sẽ “nghiện” chiếc cọ này!

Cọ trang điểm môi Vacosi lông dài L01

4Cách bảo quản cọ trang điểm dùng được lâu

Bạn nên bảo quản cọ nơi khô ráo vì môi trường ẩm ướt dễ làm phát sinh vi khuẩn và ẩm mốc gây hư hỏng cọ. Cọ sau một thời gian sử dụng nên được rửa sạch bằng nước rửa chuyên dụng và phơi khô bằng cách để cọ nằm phẳng trên khăn sạch hoặc treo hướng đầu cọ xuống.

Nếu cọ có khóa hay nắp đi kèm thì bạn nên đóng lại mỗi lần sử dụng để vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài không xâm nhập vào cọ. Lưu ý, trước khi dùng cọ, bạn nên rửa tay sạch sẽ để giữ vệ sinh cho cọ cũng như bảo vệ làn da và lớp trang điểm nhé.

Bạn có thể tham khảo thương hiệu cọ trang điểm Vacosi, hãng dụng cụ làm đẹp uy tín, chính hãng được nhiều chị em tin dùng hiện nay.

Vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên

So với dùng tay hay mút trang điểm, sở hữu bộ cọ chuyên dụng sẽ giúp bạn trang điểm dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, mỗi loại cọ sẽ tương thích với một bước trang điểm nên bạn cần phân biệt và hiểu rõ cách sử dụng của từng loại cọ nhé. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7h30 – 22h00) để được tư vấn!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button