Giáo dục

9 cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả – GoSELL

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Cách quản lý nhân viên cấp dưới để chia sẻ cho bạn đọc

Trong môi trường doanh nghiệp, vai trò của người quản lý và nhân viên đều quan trọng như nhau. Người quản lý sẽ dẫn dắt, lãnh đạo, đào tạo, giám sát các nhân viên và đội nhóm của mình. Tuy nhiên, người quản lý phải có kinh nghiệm, thuật đắc nhân tâm và có bí quyết để có thể lãnh đạo, chỉ dẫn nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Sau đây là 9 cách quản lý nhân viên cấp dưới vô cùng hiệu quả mà bạn nên tham khảo.

9 cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả

Quản lý nhân viên là gì?

Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng chúng ta đều hiểu những điều cơ bản. Vậy quản lý nhân viên là gì?

Quản lý nhân viên bao gồm các hoạt động sau:

  • Tuyển dụng: tuyển dụng đúng người cho công việc
  • Đo lường: đo lường hiệu suất của nhân viên, mức độ họ đang đạt được mục tiêu và những việc cần làm để đạt được mục tiêu đó
  • Giám sát: giám sát hiệu suất của nhân viên hàng ngày
  • Tương tác: là mức độ bạn và nhân viên của bạn giao tiếp và làm việc cùng nhau
  • Phần thưởng: khen thưởng cho nhân viên xuất sắc nhất
  • Kỷ luật và đào tạo: đào tạo nhân viên tuân theo các quy tắc và hành vi thích hợp. Nếu nhân viên làm không tốt thì phải có các biện pháp trừng phạt và kỷ luật nào nên được thực hiện?

Tầm quan trọng của việc quản lý tốt nhân viên cấp dưới

Quản lý nhân viên là xương sống của mọi doanh nghiệp. Quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả là rất quan trọng vì nó đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu chung của phòng ban, tổ chức. Những nhân viên được quản lý và đào tạo tốt sẽ thực hiện công việc và phục vụ khách hàng tốt hơn. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến việc khách hàng hài lòng hơn, tăng lòng trung thành của khách, từ đó dẫn đến lợi nhuận cao hơn.

Nếu năng suất và động lực của nhân viên thấp, thì doanh thu sẽ sụt giảm và chi phí thuê nhân viên sẽ tăng lên vì nhiều nhân viên nghỉ việc. Khi có nhiều nhân viên rời công ty sẽ khiến bạn tốn nhiều tiền bạc để tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới

Quản lý nhân viên tốt cũng giúp nhân viên thăng tiến trong công việc mỗi ngày để đạt được các mục tiêu công ty đề ra. Điều này sẽ không chỉ cho phép họ đạt được các mục tiêu cá nhân mà còn là mục tiêu chung của công ty.

Đọc thêm:  Triệt lông bằng công nghệ Diode Laser có hiệu quả không?
tầm quan trọng của quản lý nhân viên
Quản lý nhân viên là công việc không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển

Xem thêm: TOP 10 cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả

9 cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả

Vai trò của một nhà quản lý không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo là bạn phải truyền cảm hứng, giám sát và thúc đẩy nhân viên dưới quyền hoàn thành một số mục tiêu của tổ chức. Vậy làm thế nào để trở thành một nhà quản lý tuyệt vời, thể hiện quyền lực và khả năng lãnh đạo, đồng thời duy trì sự tôn trọng từ các đồng nghiệp. Dưới đây là một số mẹo hàng đầu của GoSELL giúp bạn quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả.

Duy trì giao tiếp tốt

Bạn cần phải giao tiếp tốt với nhân viên dưới quyền để thông báo cho họ về các hoạt động của tổ chức như các dự án, mục tiêu và thời gian hoàn thành (deadlines). Điều quan trọng nữa là bạn hãy khuyến khích nhân viên có phản hồi, đưa ý kiến về các mục tiêu. Điều quan trọng là hãy cho nhân viên hiểu là họ có thể dễ dàng tiếp cận bạn và đưa ra các câu hỏi, vấn đề mà họ thắc mắc, muốn giải quyết.

Xây dựng các mối quan hệ làm việc tích cực

Bạn cần làm quen với các thành viên trong nhóm của bạn, xây dựng mối quan hệ ở cấp độ cá nhân, tìm hiểu nhu cầu và sở thích, mong muốn của từng nhân viên. Hãy tìm hiểu thêm về cách các nhân viên thực hiện công việc, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Tìm hiểu các đồng nghiệp đang quan tâm điều gì, thấu hiểu điểm mạnh và yếu của từng người để phân công nhiệm vụ phù hợp với thế mạnh của từng người.

Xem thêm: 9 cách quản lý nhân sự giúp nâng cao tính tự giác cho nhân viên

Giao việc cho đúng người

Một phần lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải thiết lập mối quan hệ với nhóm của mình và làm quen với từng cá nhân để hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì. Qua đó phân công nhiệm vụ cho từng người tùy theo thế mạnh của họ.

Cho dù bạn tài giỏi đến đâu thì không thể một mình làm tất cả mọi việc. Cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả là hãy ủy quyền, phân công công việc tùy theo điểm mạnh của từng nhân viên để giúp họ phát huy và sử dụng các kỹ năng tốt nhất của mình. Việc giao việc phù hợp, đúng khả năng của từng nhân viên dưới quyền không những giúp họ dễ dàng hoàn thành tốt công việc, tăng động lực làm việc mà còn có tác động đáng kể đến năng suất, hiệu quả công việc chung của cả nhóm.

Sau khi giao việc đúng người, bạn cũng cần phải giám sát, theo dõi để xem họ có làm được việc không hay quá sức. Từ đó các các thay đổi mục tiêu hay hỗ trợ phù hợp. Khi được giao việc đúng khả năng và vừa sức, nhân viên sẽ tăng sự tự tin, và làm việc tốt để hoàn thành nhiệm vụ, cống hiến hết mình cho công việc.

Giao việc cho đúng người
Phân công công việc đúng người để đảm bảo kết quả đạt được cao nhất

Công nhận thành tích tốt của nhân viên

Đừng là một nhà quản lý chỉ đưa ra phản hồi khi bạn muốn chỉ trích nhân viên điều gì đó. Điều quan trọng là bạn phải thừa nhận những thành tựu và nỗ lực mà nhân viên đang bỏ ra. Hãy khen ngợi, động viên và khen thưởng cho các nhân viên có thành tích tốt trong công việc.

Đọc thêm:  Học Khối D Làm Nghề Gì? Top 9 Ngành Nghề Hot Khối D

Bằng cách đưa ra những phản hồi tích cực, sẽ giúp xây dựng lòng tin, tăng động lực làm việc và cống hiến của nhân viên cho tổ chức. Từ đó khuyến khích họ tham gia đóng góp nhiều hơn cho công việc trong tương lai và gắn bó nhiều hơn với công ty. Hãy khuyến khích sự sáng tạo và đảm bảo mọi người đều hiểu các KPI và những gì mà công ty mong đợi ở họ.

Thừa nhận sai lầm

Ở cấp bậc lãnh đạo, việc thừa nhận sai lầm của mình đối với nhân viên cấp dưới không phải là điều dễ thực hiện. Tuy nhiên là con người, ai cũng có lúc mắc phải sai sót. Việc thừa nhận sai lầm trước mọi người là cách thể hiện trách nhiệm của bạn trước công việc, đồng thời cho thấy sự dũng cảm và tôn trọng của bạn đối với các nhân viên dưới quyền.

Thừa nhận sai lầm cũng là cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả. Vì bạn sẽ trở thành tấm gương cho nhân viên noi theo. Từ đó, khi phạm sai lầm ,nhân viên cũng đứng lên nhận lỗi giống như bạn. Ngoài ra bạn có thể tạo điều kiện để nhân viên đóng góp ý kiến để bạn không phạm phải các sai lầm tương tự trong tương lai.

Quản lý xung đột

Cách quản lý nhân viên hiệu quả là không nên bỏ qua các xung đột có thể xảy ra ở nơi làm việc. Nếu bạn nhắm mắt làm ngơ, có thể dẫn đến bầu không khí tiêu cực, điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên và ảnh hưởng đến sự giao tiếp trong nhóm.

Các xung đột trong đội nhóm, chia rẽ bè phái đều sẽ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, sự đoàn kết nội bộ trong nhóm. Do đó các mâu thuẫn, xung đột cần được giải quyết ngay lập tức hoặc trước khi nó phát sinh.

Tránh xung đột khi quản lý nhân viên
Hạn chế tình trạng xung đột với nhân viên nếu không mún hiệu quả công việc giảm sút

Nêu gương tốt

Cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả là hãy làm tấm gương tốt cho nhân viên noi theo. Là người đầu tàu trong đội nhóm, mọi hành động của bạn đều được nhân viên chú ý và noi theo.

Nhân viên sẽ tìm đến bạn để được hướng dẫn và truyền cảm hứng, vì vậy điều cần thiết là bạn phải làm gương tốt để có được sự tôn trọng từ cấp dưới. Nếu bạn mong đợi nhân viên cư xử chuyên nghiệp và tận tâm với công việc thì điều quan trọng là bạn phải tự mình làm điều đó trước tiên.

Nhân viên chỉ lắng nghe khi bạn là một người sếp tốt, mẫu mực, tuân thủ từ kỷ luật cho đến tác phong làm việc. Có như vậy, nhân viên mới tin tưởng và sẵn sàng làm theo công việc mà bạn giao cho. Đây là cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Đảm bảo rằng bạn đang làm tốt công việc của mình, phát triển sự nghiệp và hỗ trợ nhóm làm việc thành công.

Đọc thêm:  Top 3 máy soi da cầm tay tốt nhất | DBK Việt Nam

Công bằng với mọi người

Cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả là đối xử công bằng và tôn trọng với từng cấp dưới / nhân viên của bạn. Với tư cách là người giám sát, bạn phải tránh ngay sự thiên vị dù là nhỏ nhất. Hãy công bằng với tất cả mọi người. Mọi nhân viên đều được đối xử bình đẳng từ chế độ khen thưởng cho đến xử phạt. Tuy nhiên, bạn có thể phải linh hoạt trong phong cách lãnh đạo đối với từng cấp dưới của mình.

Phát triển nhân viên

Mỗi nhân viên của bạn đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy hãy làm việc để phát triển khả năng hoặc tiềm năng của mỗi nhân viên. Đừng bỏ qua nhu cầu cung cấp bất kỳ nguồn lực và đào tạo cần thiết cho nhân viên để họ thực hiện tốt công việc được giao.

Hãy xác định điểm yếu để đào tạo từng nhân viên, giúp họ hoàn thiện các kỹ năng làm việc của mình. Làm như vậy, nhân viên sẽ nhận thấy rằng bạn quan tâm đến sự phát triển của họ. Đổi lại, họ sẽ tôn trọng bạn hơn và do đó, làm việc tốt hơn.

Phát triển nhân viên
Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên để tạo động lực cho họ phát triển

GoSELL giúp bạn phân quyền và quản lý nhân viên hiệu quả

Như vậy qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu 9 cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp sẽ có các tiêu chí và cách thức quản lý nhân viên khác nhau.

Nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ đã sử dụng giải pháp GoSELL hỗ trợ quản lý nhân viên bán hàng cũng như của các phòng ban hiệu quả. Nhà quản lý hoàn toàn có khả năng theo dõi, đánh giá được khả năng bán hàng, hiệu suất công việc của từng nhân viên dựa trên báo cáo chi tiết, qua đó đề xuất các chính sách khen, thưởng, động viên nhân viên hợp lý.

Những tính năng GoSELL hỗ trợ nhà quản lý

  • Tạo tài khoản, thêm tài khoản nhân viên vào sử dụng phần mềm
  • Lưu trữ đầy đủ thông tin nhân viên và xóa tài khoản khi nhân viên nghỉ việc
  • Phân quyền nhân viên tùy theo chức danh, quyền hạn, phòng ban (quản lý, bán hàng, kho, tiếp thị, kế toán, chăm sóc khách hàng …), có quyền truy cập vào các phần chức năng tương ứng của GoSELL.
  • Ghi lại lịch sử thao tác của nhân viên như tạo đơn, chuyển hàng, đặt hàng nhà cung cấp để minh bạch, tránh gian lận trong quản lý, biết được mọi hành động của nhân viên .
  • Kết hợp với phần mềm GoCALL, lưu lại lịch sử cuộc gọi, thông tin tư vấn của nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Có báo cáo, phân tích nhân viên nào bán hàng tốt nhất, doanh số cao nhất …

GoSELL là nền tảng giúp bạn quản lý bán hàng đa kênh, đồng bộ dữ liệu nhiều kênh, thực hiện các hoạt động bán hàng, quản lý tồn kho, tổ chức tiếp thị, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp nhất. GoSELL có hơn 40 tính năng nổi bật và tính năng quản lý nhân viên chỉ là một phần nhỏ trong số đó. Nếu bạn quan tâm đến GoSELL, hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí ngay:

Liên hệ:

Hotline: 02873030800

Email: [email protected]

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button