Wiki

Cái tôi là gì? Làm thế nào để hạ cái tôi của mình xuống?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Cái tôi là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Mỗi người khi sinh ra đã là một bản thể độc lập, không ai giống ai. Chính vì thế mà mỗi người đều mang một cái tôi riêng biệt. Thế nhưng không phải lúc nào đề cao cái tôi lên sẽ tốt, đôi khi chúng ta cần phải biết hạ cái tôi xuống để dung hòa với các mối quan hệ xung quanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về Cái tôi!

Cái tôi là gì

Cái tôi là gì?

Wikipedia có những định nghĩa về cái Tôi như sau:

Trong triết học, “cái tôi” được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác.

Trong phân tâm học, “cái tôi” (ego) là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Theo Sigmund Freud, “cái tôi” cùng với “nó” (id) và “cái siêu tôi” (superego) là ba miền của tâm thức. “Cái tôi” được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, “cái tôi” học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. “Cái tôi” có vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội.

Đọc thêm:  Hướng dẫn cách tính tuần thai đơn giản và 1 số lưu ý cho mẹ bầu

Những mặt tốt và mặt xấu của cái tôi

Đầu tiên là về mặt tốt, sống trên đời mỗi chúng ta cần phải biết mình là ai, mình muốn hướng đến cuộc sống như thế nào và cái tôi chính là sự khác biệt giữa mỗi người. Cái tôi còn là động lực để chúng ta tiến về phía trước, nỗ lực nhiều hơn nữa cho tương lai.

Tuy nhiên khi nhắc đến cái tôi nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những chuyện tiêu cực như: đề cao cái tôi và xem thường mọi người, luôn tự xem mình là trung tâm mà không hề để ý đến cảm xúc của người khác.

Hậu quả của những người thích xem thường mọi người đó là họ sẽ nhận lại sự chán ghét từ những người xung quanh. Và khi bạn gặp phải khó khăn sẽ chẳng ai muốn giúp đỡ một con người lúc nào cũng kiêu ngạo như bạn.

Làm thế nào để hạ cái tôi của mình xuống?

Vậy làm thế nào để chúng ta hạ cái tôi của mình xuống?

Đối với những người đã và đang đi làm thì việc hạ cái tôi của mình xuống để dung hòa các mối quan hệ xung quanh là rất cần thiết. Bởi vì khi đi làm rồi, bạn sẽ phải tiếp xúc với đồng nghiệp sẽ có những tranh cãi không đáng có xảy ra. Vậy nên nhiều lúc chúng ta cần hạ cái tôi của mình xuống để lắng nghe ý kiến của mọi người và cùng nhau xây dựng tập thể.

Đọc thêm:  Ấu trĩ là gì? - Luật Hoàng Phi

1. Ngưng so sánh bản thân mình với người khác

Bạn là một bản thể duy nhất thế nên đừng so sánh bản thân mình với bất kì ai. Ngày qua ngày khi thấy người khác có thành tích nổi bật hơn mình bạn sẽ trở nên tự ti hơn rất nhiều. Ngưỡng mộ người khác không có gì sai nhưng đừng để sự ngưỡng mộ ấy biến thành tự ti và bạn không dám thể hiện bản thân mình ra bên ngoài nữa.

Tự nhìn thấy giá trị của bản thân mình, mỗi ngày đều cố gắng cho ước mơ, cho mục tiêu của bản thân sẽ khiến bạn trở nên xuất sắc hơn.

2. Lắng nghe mọi người

Lắng nghe tưởng chừng như là một việc rất đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng học được cách lắng nghe từ người khác. Trong một cuộc hội thoại nếu bạn luôn luôn là người nói, bạn không thèm quan tâm đến ý kiến gì của người khác thì bạn sẽ trở thành kiểu người khiến mọi người chán ghét.

Hãy khiêm tốn, lắng nghe ý kiến từ tất cả mọi người để cùng thay đổi và mọi thứ sẽ tốt lên mỗi ngày nếu chúng ta biết hạ cái tôi xuống và lắng nghe ý kiến từ mọi người.

3. Sẵn sàng thay đổi khi cần thiết

Bảo thủ không chịu thay đổi thì người chịu thiệt sẽ là bạn chứ không phải ai hết. Trong mỗi giai đoạn chúng ta sẽ cần phải thay đổi tùy theo mức độ. Thay đổi không xấu, thay đổi để tốt lên mỗi ngày là điều cần thiết.

Đọc thêm:  Thuế thu nhập doanh nghiệp 2023: Cách tính và mức nộp

Hãy sẵn sàng làm quen với những điều mới mẻ trong cuộc sống, đừng lúc nào cũng bảo thủ không chịu thay đổi. Thích nghi với môi trường mới, những người bạn mới sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ hơn.

4. Nhìn nhận về thành công

Người có cái tôi lớn thường dễ bị kích động khi thất bại tìm đến, họ thường dễ dàng bỏ cuộc trước những thử thách của cuộc sống. Thế nên việc chấp nhận thất bại như một phần nhỏ trong cuộc sống là điều mà không phải bất cứ ai cũng làm được. Vậy nên nói một cách dễ hiểu nhất rằng cuộc sống chưa từng dễ dàng với bất cứ một ai, bạn muốn thành công bắt buộc bạn phải đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi và công sức.

Lời kết

Cái tôi không hề tiêu cực như nhiều người vẫn thường hay nghĩ và mặc định về nó, tùy thuộc vào từng giai đoạn và từng hoàn cảnh để chúng ta điều chỉnh nó về mức độ phù hợp nhất. Cái tôi quá nhỏ hay cái tôi quá lớn đều không tốt, nó nên giữ ở mức cân bằng. Vậy nên AnyBooks hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu hơn về cái tôi và có được cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày.

Xem thêm:

  • Làm thế nào để giữ sự cân bằng và tích cực trong cuộc sống?
  • Sống Đơn Giản Để Cuộc Sống Hạnh Phúc Hơn
  • 10 thói quen tích cực giúp bạn thành công và giàu có

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button