Wiki

Tư hữu là gì? – Luật Hoàng Phi

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Tư hữu là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Tư hữu là gì? là từ khóa được mọi người quan tâm và thắc mắc khá nhiều. Vậy hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây để giải đáp và tìm hiểu rõ hơn về tư hữu.

Tư hữu là gì?

Theo từ điển tiếng Việt giải thích: “Tư hữu: thuộc quyền sở hữu của cá nhân; phân biệt với công hữu”.

Có thể hiểu, tư hữu là thuộc về quyền sở hữu của cá nhân, nhằm phân biệt với công hữu thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội hoặc của tập thể; Tư hữu bao gồm quyền tư hữu, chế độ tư hữu, ruộng đất tư hữu,… Tư hữu là ngọn nguồn sinh ra giai cấp và các quan hệ đối kháng giai cấp, sinh ra nhà nước và quyền lực của giai cấp thống trị nắm giữ.

Tư hữu xuất hiện là do đâu?

Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng”. Bởi lúc ấy, tình trạng đời sống còn quá thấp, người ta sống trong cộng đồng, dựa vào nhau, phối hợp với nhau để kiếm thức ăn. Lượng thức ăn kiếm ra vừa đủ ăn và họ sẽ hưởng thụ thành quả cùng nhau, bằng nhau. Chính vì thế không xuất hiện sự dư thừa.

Nhưng khi công cụ bằng kim loại xuất hiện, đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao động của nó vượt xa thời đại đồ đá. Nhờ có đồ kim khí, nhất là đồ sắt, con người có thể khai phá những vùng đất mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cầy sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài,… Năng suất lao động tăng lên tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

Đọc thêm:  #Chỉ số BMI là gì? Công thức tính chỉ số BMI nam nữ online chuẩn

Trong xã hội lúc này, một số người giữ chức phận khác nhau như: chỉ huy dân binh, chuyên trách về nghi lễ hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộ lạc,… đã lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm của xã hội cho riêng mình. Chẳng bao lâu, họ có nhiều của cải hơn người khác. Từ đó, tư hữu bắt đầu xuất hiện.

Tư hữu xuất hiện dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy như thế nào?

Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới dự thay đổi lớn trong xã hội nguyên thủy:

+ Tư hữu xuất hiện phá vỡ quan hệ cộng đồng bình đẳng theo “nguyên tắc vàng” trong hàng triệu năm trước đó.

+ Quan hệ gia đình cũng thay đổi theo: Đàn ông có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Dẫn đến gia đình phụ hệ thay thế gia đình mẫu hệ.

+ Lao động của các gia đình khác nhau dẫn đến số của cải của từng gia đình khác nhau. Mặt khác những người có chức quyền cao sẽ giữ số của cải dư thừa nhiều dẫn đến sự phân biệt giàu – nghèo xuất hiện. Xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp.

+ Xã hội nguyên thủy – thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ, con người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại.

Như vậy, bạn đọc đã nắm được các thông tin để giải đáp cho câu hỏi tư hữu là gì. Để có cái nhìn khái quát và hiểu rộng hơn về tư hữu chúng tôi gửi đến bạn đọc một số nội dung liên quan dưới đây.

Quyền tư hữu

Quyền tư hữu là các cấu trúc thực thi xã hội về mặt lý thuyết trong kinh tế để xác định cách sử dụng và sở hữu tài nguyên hoặc kinh tế.

Tài nguyên có thể được sở hữu bởi (và do đó là tài sản của) các cá nhân, hiệp hội hoặc chính phủ. Quyền tài sản có thể được xem như là một thuộc tính của một lợi ích kinh tế. Thuộc tính này có bốn thành phần và thường được gọi là một nhóm các quyền:

Đọc thêm:  Hợp đồng lao động chuẩn theo Bộ luật lao động mới nhất - Ebh.vn

+ Quyền sử dụng hàng hóa

+ Quyền kiếm thu nhập từ hàng hóa

+ Quyền chuyển giao hàng hóa cho người khác, thay đổi, từ bỏ hoặc phá hủy nó (quyền chấm dứt sở hữu)

+ Quyền thực thi quyền sở hữu

Trong kinh tế, tài sản thường được coi là quyền sở hữu (quyền đối với số tiền thu được từ tài sản) và kiểm soát tài nguyên hoặc hàng hóa. Nhiều nhà kinh tế cho rằng quyền tài sản cần phải được cố định và cần phải diễn đạt mối quan hệ giữa các bên khác để có hiệu quả hơn.

Các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith và Karl Marx nhận ra tầm quan trọng của quyền tư hữu trong quá trình phát triển kinh tế và các nhà kinh tế chính thống hiện đại đồng ý với sự công nhận này. Một lời giải thích được chấp nhận rộng rãi là các quyền tư hữu nếu được thực thi tốt sẽ tạo động lực cho các cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế, như đầu tư, đổi mới và trao đổi, dẫn đến một thị trường hiệu quả hơn. Sự phát triển của quyền tư hữu ở châu Âu trong thời trung cổ là một ví dụ.

Chế độ tư hữu

Chế độ tư hữu là chế độ sở hữu trong đó tư liệu sản xuất thuộc về các cá nhân trong xã hội; thường dùng để phân biệt với chế độ công hữu. Hay có thể hiểu chế độ tư hữu là việc chiếm hữu riêng của một số bộ phận giai cấp vì mục đích cá nhân.

Quá trình dẫn đến sự xuất hiện của chế độ tư hữu:

Sự hợp tác lao động, sự công bằng và bình đẳng về hưởng thụ trong xã hội nguyên thủy, một phần là do tình trạng đời sống còn quá thấp kém tạo nên. Nhưng từ khi có sản phẩm thừa thì tình hình lại diễn ra khác hẳn. Sự phát triển của nền sản xuất cá thể theo từng gia đình phụ hệ, do khả năng lao động của các gia đình khác nhau làm cho của cải tích lũy ngày càng nhiều trong tay một số cá nhân hay gia đình, thường là các gia đình tộc trưởng, tù trưởng hay các bô lão, thủ lĩnh quân sự.

Đọc thêm:  Chơi lô xiên 4 ăn bao nhiêu? Cách đánh lô xiên 4 chuẩn xác, dễ trúng

Mặt khác, những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội chi cho các công việc chung. Đồng thời, họ cũng tự cho phép mình được “lĩnh” một khẩu phần nhiều hơn những người khác. Chẳng bao lâu họ trở nên giàu hơn mọi người.

Dần dần, xã hội thị tộc đã bị phân hóa thành kẻ giàu người nghèo. Những người giàu có thì hợp thành tầng lớp quý lộc chiếm hữu nhiều ruộng đất, của cải…, còn những kẻ nghèo khó gồm đông đảo các thành viên của thị tộc, bộ lạc thì bị mất dần của cải và tư liệu sản xuất, cuối cùng họ rơi vào tình trạng bị lệ thuộc tầng lớp trên và bị tầng lớp này áp bức bóc lột không khác gì nô lệ.

Do có lương thực và thực phẩm dư thừa, người ta không giết tù binh bắt được trong các cuộc xung đội mà giữ lại nuôi để làm lao động cho thị tộc. Lúc đầu, họ phải làm những công việc chung cho cả thị tộc, dần dần một số người đã lợi dụng chức phận và uy tín cá nhân, bắt những người tù binh phục vụ cho riêng mình. Họ đã bị biến thành nô lệ trong các gia đình quý tộc, quan lại. Từ đấy, xuất hiện chế độ tư hữu.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Tư hữu là gì? Hy vọng các thông tin trên là hữu ích và giúp độc giả giải đáp phần nào thắc mắc.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button