Giáo dục

Top 13 ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất ở Việt Nam

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Các ngành thừa nhân lực để chia sẻ cho bạn đọc

Bài viết trước đây KEYSKILLS có đề cập đến những ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất trong tương lai. Thì hôm nay KEYSKILLS sẽ giới thiệu 7 ngành tiếp theo trong số 13 ngành đó.

7. Ngành du lịch, quản lý khách sạn

– Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thị trường du lịch khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết. Ngành này đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong một môi trường đẳng cấp chuyên nghiệp, không gian sang trọng, văn minh, giao tiếp rộng và mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với mặt bằng việc làm chung của xã hội. Theo số liệu Tổng cục thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2016 ước đạt 757.244 lượt, giảm 4,1% so với tháng 4/2016 và tăng 30,2 % so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung 5 tháng năm 2016 ước đạt 4.005.878 lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015.

Kết quả hình ảnh cho Ngành du lịch, quản lý khách sạn

– Những con số trên cho thấy ngành Du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển cùng với những địa điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm để đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực ngành này tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025 với tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm là 8%; số chỗ làm việc là 21600 người/năm. Ngành du lịch, quản lý khách sạn sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội cọ xát, gặp gỡ với nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là một lực chọn thông minh cho những bạn trẻ năng động, thích học hỏi và khám phá.

8. Ngành điện – cơ khí

– Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đang đòi hỏi Việt Nam – một quốc gia thuần nông cũng như nhiều nước trong khu vực phải thúc đẩy phát triển công nghiệp, điện tử. Điện và cơ khí đang xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm của đời sống xã hội và nó nhu cầu cần thiết không thể thiếu. Những sản phẩm về điện hay những sản phẩm cơ khí ngày càng nhiều. Nhiều công ty cơ khí đang thiếu nguồn nhân lực đặc biệt là yêu cầu về ngành này cũng không cao. Cụ thể tại TP.HCM hiện có khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí, với tổng số lao động đang làm việc khoảng 57.000 lao động.

– Dự báo nhu cầu việc làm bình quân hàng năm của ngành cơ khí đến năm 2020 là khoảng 8.100. Bên cạnh đó, người học có cơ hội được đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. Ngay từ giảng đường đại học, các nhà tuyển dụng đã tạo dựng sợi dây liên kết giữa nhà trường và công ty, mỗi khóa tốt nghiệp đều có những chỉ tiêu kí kết hợp đồng lao động. Như vậy có thể thấy, cơ hội việc làm cũng như nguy cơ thất nghiệp thấp hơn nhiều so với những ngành nghề khác. Bạn cũng có thể học trung cấp hay cao đẳng nghề đào tạo ngắn hạn không nhất thiết phải đào tạo đại học.

9. Ngành tư vấn tâm lý xã hội

– Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nghề tư vấn tâm lý đã và đang phát triển mạnh tại Việt Nam thu hút đông đảo bạn trẻ.Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TPHCM, trong giai đoạn 2013 – 2015 đến 2020, nhu cầu nhân lực của ngành tâm lý học là rất lớn, riêng TPHCM cần đến hàng nghìn người mỗi năm. Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành này là hơn 1.000 người.

Kết quả hình ảnh cho Ngành tư vấn tâm lý xã hội

– Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học có thể đảm trách nhiều công việc khác nhau: giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu; chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh, đài truyền hình; chuyên viên trị liệu tâm lý tại bệnh viện,… Mức lương và chế độ đãi ngộ trong ngành này được dự đoán là ngày càng tăng cao. Các bạn trẻ đang có mong muốn trở thành một chuyên gia tư vấn tâm lý trong tương lai thì hãy mạnh dạn và tự tin hơn để quyết chọn chọn ngành này.

10. Ngành giáo dục

– Có lẽ bạn sẽ hơi ngạc nhiên khi thấy ngành giáo dục- một ngành được đánh giá là dư nhân lực nhiều nhất trong mấy năm trở lại đây khi nó xuất hiện trong bảng xếp hạng này. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng trong tương lai gần, nhóm ngành giáo dục – đào tạo sẽ rất khát nguồn nhân lực trình độ cao.Thế nhưng, hiện nay số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ đào tạo ngành sư phạm và quản lý giáo dục lại đang giảm dần từng năm. Nguyên nhân chính là do tình trạng dư nhân lực quá nhiều trong mấy năm trước.

– Theo dự báo, nhu cầu giáo viên các ngành sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học (chủ yếu là giáo viên tiếng Anh) và nhân viên bảo mẫu… sẽ tăng mạnh trong vài ba năm tới vì toàn ngành giáo dục – đào tạo đang đẩy mạnh thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, đồng thời hoàn tất việc chuyển đổi các trường mầm non bán công trên toàn quốc sang mô hình trường công lập, nên chắc chắn sẽ thu hút một số lượng lớn giáo viên đã được đào tạo bài bản. Theo dự báo, nhu cầu nhân lực của giáo dục mầm non đến năm 2020 khoảng 240.000 người; bình quân mỗi năm tăng 6600 người.

– Nhu cầu nhân lực của giáo dục tiểu học đến năm 2020 khoảng 522.000 người; bình quân mỗi năm tăng 5750 người. Nhu cầu nhân lực của giáo dục THCS dự báo đến năm 2020 khoảng 480.000 người; bình quân mỗi năm tăng 9850 người. Nhu cầu nhân lực của giáo dục THPT đến năm 2020 khoảng 148.000người. Nếu bạn thực sự yêu thích nghề giáo thì đừng do dự và lo sợ về vấn đề việc làm vì đây là một ngành có nhu cầu nhân lực khá lớn trong tương lai.

11. Ngành báo chí, truyền thông, marketing

– Đa số người Việt Nam vẫn lầm tưởng và đánh đồng ngành truyền thông cũng chính là ngành truyền thông báo chí. Tuy nhiên báo chí chỉ là một phần trong lĩnh vực này thôi vì đây cũng là nhánh có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong ngành truyền thông. Báo chí lại chia ra báo in, báo hình, báo điện tử, báo phát thanh. Công việc chủ yếu có hai mảng: phóng viên (đi lấy tin, phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, viết bài, làm bài trên video, băng ghi âm…) và biên tập viên. Ngoài ra, có mảng quảng cáo, tổ chức sự kiện và quan hệ công chúng.

Kết quả hình ảnh cho Ngành báo chí, truyền thông, marketing

– Marketing là ngành nghề có nhu cầu lớn, nhưng cũng đào thải nhanh, lượng có mức dao động tương đối lớn từ 7 triệu đến 100 triệu. Cần thêm 15% chuyên gia quảng cáo và tiếp thị vào năm 2020. Hãy đánh dấu bước ngoặt cho sự nghiệp của mình bằng cách theo học để lấy bằng cử nhân về nghệ thuật hoặc truyền thông, hoặc bằng thạc sĩ thương mại, chuyên về marketing. Nhu cầu tăng thêm 16% kỹ thuật viên biểu diễn nghệ thuật vào năm 2020. Nghiên cứu về cử nhân ngành truyền thông hoặc thạc sỹ ngành sáng tạo và tạo lập sự nghiệp trong lĩnh vực văn hoá.

12. Ngành Y – bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ

– Sự già hóa về dân số cùng với mức sống tăng cao, người dân bắt đầu phòng bệnh hơn chữa bệnh, họ chăm lo đến sức khỏe hằng ngày qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện cũng như khám định kỳ. Điều dưỡng đang trở nên hot. Vào những năm 2020 nhu cầu về các chuyên gia y tế và dịch vụ cộng đồng sẽ lên đến trên 40% và cũng cần thêm 21,5% các nhà khoa học trong lĩnh vực y khoa. Bạn sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này bằng cách học khóa học cử nhân tâm lý hay trở thành một bác sỹ vật lý trị liệu, cử nhân khoa học lâm sàng hay thạc sỹ y tế cộng đồng.

Kết quả hình ảnh cho 12. Ngành Y - bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ

13. Biên dịch – Phiên dịch viên

– Theo thông tin, có khoảng 6.500 ngôn ngữ nói trên thế giới (Có bao nhiêu thông tin bằng ngôn ngữ nói)? Là những chuyên gia chịu trách nhiệm chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, thông dịch viên và người phiên dịch phải vận dụng kiến thức của họ vào công việc. Phiên dịch làm việc với ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ ký hiệu trong khi tầm nhìn của dịch giả là từ viết. Để chuyển đổi thông tin từ một ngôn ngữ (nguồn) sang ngôn ngữ khác (mục tiêu), các chuyên gia này phải sử dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá và chủ đề.

– Theo nghiên cứu thị trường việc làm thì nó được xếp loại này là nghề “có tầm nhìn sáng” vì việc làm được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh hơn mức trung bình cho đến năm 2024. Nhu cầu sẽ cao đối với những người có thể dịch tiếng Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Hindi, Hàn Quốc, cũng như tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ Trung Đông khác. Cũng sẽ có một cuộc gọi lớn cho các thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu .

– Trên đây là những ngành học có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam trong tương lai gần. Phải thừa nhận rằng lao động và việc làm đang là một bài toán khó đặt ra với cả các cơ quan chức năng và cả người dân, đặc biệt là giới trẻ. Ngành nghề nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng ta sẽ lấy chất lượng để dần thay thế cho số lượng nguồn nhân lực. Dù bạn học ngành nào, miễn bạn có đam mê và đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn thì cơ hội việc làm chắc chắn sẽ mở ra với bạn.

Top 13 ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất ở Việt Nam trong tương lai Phần 1

Đọc thêm:  Học cách pha chế trà sữa để khởi nghiệp mang lại hiệu quả cao

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button