Giáo dục

Hệ chính quy là gì? Phân biệt hệ chính quy và không chính quy?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Trường đại học chính quy là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều vẫn thường nghe đến cụm từ hệ chính quy. Thuật ngữ hệ chính quy thường sẽ được sử dụng trong môi trường đại học. Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các trường Đại học, Học viện đều đào tạo hệ chính quy. Tuy được sử dụng nhiều nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hệ chính quy là gì? Phân biệt hệ chính quy và không chính quy?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Hệ chính quy là gì?

Hệ chính quy được hiểu cơ bản chính là những gì mà đã được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chính thức quy định hoặc căn cứ theo một tiêu chuẩn nào đó và đã được công nhận.

Chương trình đại học hệ chính quy được hiểu cụ thể như sau:

Đại học hệ chính quy được hiểu là hệ đào tạo tập trung dành cho các chủ thể là những thí sinh mà các thí sinh này đều đã trải qua kỳ thi tuyển sinh chính thức hằng năm của các trường ở trên phạm vi toàn quốc, các chủ thể là những thí sinh này đều đủ điều kiện về điểm số và đầy đủ các điều kiện khác theo quy định của nhà trường và các chủ thể này đã được công nhận trúng tuyển vào trường. Đại học chính quy sẽ học theo hình thức tập trung ở trên lớp, chương trình học và các hoạt động khác đều sẽ do nhà trường quy định cụ thể.

Như vậy, chúng ta hiểu cơ bản thì đại học chính quy chính là hệ đào tạo tập trung ở trên lớp, thường các bạn sinh viên sẽ học vào các buổi sáng hoặc buổi chiều. Đa phần các bạn sinh viên đều là những người đạt kết quả cao trong kỳ thi Tung học phổ thông quốc gia và đã trúng tuyển vào một trường đại học nào đó trong những nguyện vọng các bạn sinh viên đã đăng ký trước đó.

– Chương trình học của đại học hệ chính quy:

Chương trình đại học hệ chính quy chủ yếu bao gồm hai khối kiến thức đó là: đại cương và chuyên ngành.

– Học phần học của đại học hệ chính quy:

Học phần của đại học hệ chính quy là khối lượng kiến thức nhất định của một môn học mà tất cả các đối tượng là những sinh viên trong hệ đại học chính quy được tiếp thu tương đối trọn vẹn trong quá trình học. Thông thường thì theo chương trình đào tạo ở các trường đại học, phần lớn học phần sẽ đều có khối lượng từ 2 đến 5 tín chỉ. Mỗi học phần thì sẽ lại được gắn một mã riêng và cụ thể do trường đã quy định sẵn được dùng nhằm mục đích để gọi tên lớp và dùng để phân biệt với nhiều lớp khác.

Đọc thêm:  11 tiệm cắt tóc nữ đẹp, thợ tay nghề tốt nhất TP. HCM hiện nay

– Học phần của đại học hệ chính quy cũng được phân thành hai loại trong đó có học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Cụ thể như sau:

+ Học phần bắt buộc được hiểu cơ bản chính là những học phần mà các bạn sinh viên sẽ cần phải học và do nhà trường đã có sự sắp xếp từ trước. Học phần bắt buộc cũng sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết nhất và là nền tảng quan trọng cho các bạn sinh viên để các bạn làm các công việc chuyên môn sau này.

+ Học phần tự chọn được hiểu cơ bản chính là những học phần chứa đựng kiến thức liên quan đến những chuyên ngành. Sinh viên sẽ dựa theo định hướng chuyên ngành mà mình mong muốn theo học để thông qua đó sẽ có thể lựa chọn hoặc lựa chọn theo hướng dẫn của nhà trường.

– Thời gian đào tạo chính quy:

Các trường đại học hệ chính quy đào tạo tính theo khóa học và năm học. Với đại học hệ chính quy, thời gian học tập cơ bản của các bạn sinh viên thường có dao động từ 4 năm đến khoảng 6 năm (tùy từng trường). Một năm học thì các bạn sinh viên sẽ thường trải qua 2 học kỳ và tất cả các kỳ đều sẽ kết thúc bằng việc các bạn sinh viên sẽ phải tham gia kỳ thi kết thúc học phần.

Bên cạnh hai học kỳ chính như đã nói bên trên, các trường đại học hệ chính quy cũng còn có thể tổ chức thêm một học kỳ hè nữa để những chủ thể là những người được đào tạo có cơ hội được học lại, thi lại đối với các học phần có kết quả chưa tốt trong năm học vừa rồi để nhằm mục đích có thể cải thiện điểm số của mình. Hoặc một số người được đào tạo cũng rất muốn có thể rút ngắn thời gian học của mình, các đối tượng này sẽ có thể đăng ký học bổ sung các môn chưa học trong kỳ học hè của đại học hệ chính quy. Kỳ học hè (hay chúng ta còn có thể gọi là kỳ học 3) này là không bắt buộc đối với các bạn sinh viên.

Căn cứ cụ thể vào khối lượng kiến ​​thức theo quy định của chương trình học của từng chuyên ngành, các trường đại học hệ chính quy cũng sẽ phân bổ số lượng học phần sao cho phù hợp cho từng năm học và từng học kỳ cụ thể. Vào trước khi mỗi năm học mới được bắt đầu, đại học hệ chính quy cũng sẽ phải có trách nhiệm thông báo thời khóa biểu của các môn yêu cầu mà sinh viên cần phải hoàn thành trong từng học kỳ, danh sách các môn học bắt buộc và môn học tự chọn, điều kiện cụ thể để đăng ký cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức thi và kiểm tra các học phần.

Đọc thêm:  Trầm tính là gì? 8 Nghề nghiệp phù hợp cho người trầm tính

Trong giai đoạn hiện nay, đại học hệ chính quy đều đã đưa ra hình thức đăng ký học đối với các bạn sinh viên là dựa theo tín chỉ. Trong tổng số các tín chỉ mà các chủ thể là những người được đào tạo phải học thì ta nhận thấy rằng, cũng sẽ có các môn bắt buộc và các môn tự chọn. Các đối tượng là những bạn học viên cũng có thể thông qua đó mà thoải mái lựa chọn thời gian học trong ngày, học lớp nào, ai giảng dạy đối với các môn bắt buộc và tự chọn.

Không những thế, các môn tự chọn các bạn sinh viên cũng sẽ có thể linh hoạt lựa chọn một trong số các môn đó. Các bạn thích học môn nào hơn thì cũng sẽ có thể học môn đó mà không bắt buộc. Chỉ cần cuối học kỳ và cuối thời gian xét tốt nghiệp, các bạn có thể đạt được đủ số lượng tín chỉ của các môn học và các bạn sinh viên này đều có điểm thi là đã đủ điều kiện để có thể bước vào học phần tốt nghiệp.

Trước khi các bạn sinh viên bắt đầu mỗi học kỳ sinh viên đều cần phải đăng ký các môn học tự chọn phù hợp. Nếu sinh viên không đăng ký, sinh viên sẽ phải chấp nhận lịch học do nhà trường quy định cụ thể.

2. Hệ đại học không chính quy là gì?

Trong giai đoạn hiện nay, ta thấy rằng, có rất nhiều chương trình đào tạo theo hệ không chính quy. Chúng ta có thể kể đến như ácc hình thức: đào tạo tại chức, đào tạo liên kết, đạo tạo hệ vừa học vừa làm và nhiều hình thức khác. Ta thấy rằng, tất cả các hình thức đào tạo này đều được gọi là hệ đào tạo không chính quy.

Theo Luật Giáo dục 2019 đã quy định bằng đại học hệ chính quy và bằng đại học hệ không chính quy có giá trị giống như nhau. Quy định mới được ban hành này cũng đã cung cấp cho các chủ thể là những người được đào tạo theo nhiều hình thức đào tạo khác nhau sau khi tốt nghiệp đại học đều sẽ được công nhận và những người này cũng sẽ có khả năng xin việc.

Tuy nhiên, ta thấy rằng, căn cứ trên thực tế nhiều các chủ thể là những nhà tuyển dụng vẫn sẽ thường có sự đánh giá bằng đại học hệ chính quy cao hơn bằng đại học hệ không chính quy bởi vì, khi các bạn sinh viên được đào tạo theo hệ chính quy thì sẽ thường là những người có điểm đầu vào cao, các bạn sinh viên này thường sẽ dành thời gian tập trung tối đa cho việc học tại trường đại học tốt hơn so với những người không học chính thức tại các trường.

Đọc thêm:  TẤT TẦN TẬT DU HỌC NGHỀ HÀN QUỐC 2023 - VJ Việt Nam

Không những thế thì bản thân các trường đại học hệ chính quy và không chính quy trong giai đoạn hiện nay cũng có sự khác nhau trong các việc đào tạo. Hệ không chính quy tuy vẫn chương trình đào tạo đó nhưng nó cũng sẽ có sự dễ hơn cho các chủ thể là những người học có thể qua môn, hay nói cách khác là điểm được cho dễ dàng hơn.

3. Phân biệt hệ chính quy và không chính quy:

Bất cứ ai trong chúng ta đều nghĩ rằng giáo dục giống như một thứ được truyền đạt trong các trường học ở trên khắp đất nước. Hệ thống giáo dục là do chính phủ đặt ra và việc giáo dục đối với con người sẽ dựa trên một chương trình giảng dạy được gọi là hệ thống giáo dục chính thức. Nhưng, ta thấy được rằng, ở đa số các quốc gia, cũng còn tồn tại một hệ thống giáo dục không chính thức và nó có nhiều điểm hoàn toàn khác với giáo dục phổ thông và giáo dục không chính thức cũng không liên quan gì đến chương trình giảng dạy nghiêm ngặt và các nghĩa vụ khác trong hệ thống giáo dục chính quy. Dưới đây chúng ta sẽ cùng phân biệt hệ chính quy và không chính quy:

– Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục chính quy được nhà nước cũng như các ngành đều công nhận. Tất cả mọi người có xu hướng có được cơ hội việc làm dưa trên cơ sở trình độ giáo dục chính quy mà những người đó đã đạt được.

– Giáo dục không chính quy cho đến nay cũng đã có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chung của mỗi chủ thể là cá nhân. Hệ thống học tập giáo dục không chính quy này chủ yếu là ngẫu nhiên và bằng lời nói và sẽ không có cấu trúc giống như giáo dục chính quy.

– Các chủ thể là những người giáo viên trong giáo dục chính quy đều được đào tạo một cách chính quy và được giao trách nhiệm giảng dạy dựa trên năng lực của các chủ thể đó.

– Thông thường thì giáo dục chính quy sẽ được diễn ra trong lớp học trong khi giáo dục không chính quy diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

– Có những chương trình giảng dạy sẽ được thiết kế đặc biệt và sử dụng trong giáo dục chính quy trong khi đó không có chương trình và cấu trúc trong giáo dục không chính thức.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button