Wiki

Tài nguyên thiên nhiên là gì? Vai trò của tài nguyên thiên nhiên?

Rate this post

Tăng trưởng kinh tế là một trong số những yêu cầu và đòi hỏi mang tính cấp thiết khi nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng cũng đã góp phần quan trọng tạo thêm áp lực làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Cũng bởi vì nguyên nhân đó mà đòi hỏi phải có những chính sách quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đi đôi với việc phát triển kinh tế – xã hội. Vậy, tài nguyên thiên nhiên là gì và có vai trò cụ thể ra sao? Đây là một vấn đề được nhiều người trên thế giới quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau trả lời cho các câu hỏi này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tài nguyên thiên nhiên là gì?

Tài nguyên thiên nhiên được hiểu cơ bản chính là nguồn của cải vật chất nguyên khai, tài nguyên thiên nhiên được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được để nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống (cụ thể chúng ta có thể kể đến như rừng cây, các động thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu khí,…). Tài nguyên thiên nhiên cũng là một bộ phận thiết yếu của môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng có quan hệ chặt chẽ với môi trường.

Tài nguyên thiên nhiên thường có các thuộc tính chung mà chúng ta có thể kể đến như:

– Phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng;

– Trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau;

– Đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử

Như vậy, căn cứ từ những phân tích cụ thể được nêu trên, ta nhận thấy, đặc tính cơ bản của tài nguyên thiên nhiên đó chính là tính chất quý hiếm nên đòi hỏi con người sẽ cần phải có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình sử dụng và khai thác.

2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên:

Trong giai đoạn hiện nay, căn cứ vào những tính chất cụ thể thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại ra làm 06 loại chính, cụ thể như sau:

Đọc thêm:  Câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép - Luật Hoàng Phi

– Tài nguyên đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (cụ thể chúng ta có thể kể đến như làm gạch, làm gốm…)

– Tài nguyên rừng: bao gồm động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…

– Tài nguyên nước ngọt: bao gồm nước uống, nước sản xuất, thủy sản nước ngọt, các loài thực vật thủy sinh, năng lượng thủy điện…

– Tài nguyên gió: bao gồm sức gió, vận tải…

– Tài nguyên biển: bao gồm hải sản, muối, thực vật thủy sinh, địa điểm du lịch…

– Tài nguyên khoáng sản: bao gồm than đá, quặng, đá vôi, dầu khí…

Phân loại tài nguyên thiên nhiên sẽ cần phải dựa theo khả năng tái tạo. Nếu như dựa theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên cũng sẽ vì thế mà được chia thành 3 loại chính mà chúng ta có thể kể tới đó là:

– Thứ nhất: Tài nguyên tái tạo được (cụ thể như nước ngọt, đất, sinh vật,…). Đây được biết đến là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý và bảo vệ một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng những tài nguyên thiên nhiên này không hợp lý, lãng phí sẽ có thể bị suy thoái và nó cũng sẽ không thể tự tái tạo được.

– Thứ hai: Tài nguyên không tái tạo được là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ chúng ta có thể kể đến các loại như tài nguyên khoáng sản của một quặng mỏ sẽ có thể cạn kiệt sau quá trình khai thác.

– Thứ ba: Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Loại nguyên năng lượng vĩnh cửu này có thể kể đến như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều và nhiều những loại tài nguyên khác. Các loại tài nguyên này được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều để nhằm mục đích thay thế các năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.

3. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:

Sau khi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được về khái niệm tài nguyên thiên nhiên thì chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên thiên nhiên được hiểu cơ bản chính là một yếu tố nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất. Xét trên phạm vi địa cầu ta thấy được rằng, nếu không có tài nguyên thiên nhiên đất đai thì sẽ không có sự tồn tại của loài người.

Đọc thêm:  Chuột hamster bao nhiêu tiền? Làm sao để mua được ... - Chợ Tốt

– Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế:

Hiện nay, cùng với sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên được biết đến là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Thực tế, nếu công nghệ là cố định thì lưu lượng của tài nguyên thiên nhiên có thể thấy là mức hạn chế tuyệt đối. Về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp thì sẽ rất cần sử dụng quặng làm nguyên liệu đầu vào mà chúng ta có thể kể đến cụ thể như: Thép, nhôm…

Tài nguyên thiên nhiên chỉ có vai trò quan trọng với kinh tế khi mà con người biết khai thác cũng như sử dụng chúng một cách hiệu quả. Từ đó, chúng ta có thể nói, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố giúp thúc đẩy quan trọng giúp phát triển sản xuất. Các nước đang phát triển trên thế giới cũng thường quan tâm tới việc xuất khẩu các sản phẩm thô. Và các sản phẩm này được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và vẫn chưa qua chế biến và ở dạng sơ chế.

Tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở quan trọng giúp phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất thủy tinh, vật liệu xây dựng, sành sứ và rất nhiều các ngành nghề khác.

– Vai trò trong sự phát triển ổn định của đất nước:

Ta nhận thấy rằng, hiện nay thì ài nguyên thiên nhiên là cơ sở tích lũy vốn giúp phát triển ổn định với hầu hết tất cả các nước. Việc tích lũy vốn đòi hỏi quá trình lâu dài và phức tạp, nó còn có sự liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều quốc gia, nhờ ưu đãi của tự nhiên mà các quốc gia đó có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Chính bởi vì vậy, nên các quốc gia đó cũng có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn. Bằng cách khai thác sản phẩm thô để bán hoặc có thể đa dạng hóa nền kinh tế. Từ đó mà các quốc gia cũng sẽ có thể tạo ra nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như vậy, từ những phân tích được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể thấy tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên và các nhiên liệu cho ngành kinh tế khác. Tài nguyên thiên nhiên còn giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác. Và đất nước đó có thể tăng trưởng ổn định, độc lập hơn khi thị trường tài nguyên thiên nhiên thế giới đang trong giai đoạn bất ổn.

Đọc thêm:  Agenda là gì? Các bước chuẩn bị một Agenda chuyên nghiệp

4. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam:

Trong giai đoạn hiện tại, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam nói chung ta nhận thấy rằng đang bị thu hẹp về cả chất lượng và số lượng.

Nguyên nhân cụ thể đó là do việc quản lý yếu kém của chính quyền địa phương. Khiến hoạt động khai thác tài nguyên bừa bãi, lãng phí.

Cụ thể về thực trạng của tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam như sau:

– Tài nguyên rừng tại Việt Nam hiện nay đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng bị che phủ đang giảm dần vì bị khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển thành đất công, nông nghiệp, một số loài sinh vật quý hiếm có tại Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao (Một số thống kê cho biết ở nước ta có 100 loài động vật và 100 loài thực vật đang phải đứng trước nguy cơ tuyệt chủng).

– Tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước trong giai đoạn hiện nay cũng là một trong những vấn đề rất nghiêm trọng với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, dự báo tới năm 2025 thì khoảng 2/3 người trên thế giới phải sống tại những vùng thiếu nước nghiêm trọng.

– Bãi rác công nghệ và chất thải: Các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay cũng đang là chủ sở hữu của hơn 1000 con tàu biển có tải trọng lớn và cũ nát. Chúng đã bị cấm hoạt động tại hầu hết các cảng biển trên thế giới bởi quá cũ, gây ô nhiễm môi trường cũng như không đảm bảo được an toàn hàng hải. Tuy nhiên, ở nước ta thì đa số những con tàu đó vật được neo đậu vật vờ tại các cửa biển, tuyến sống chờ ngày hóa kiếp thành phế liệu, việc phá dỡ các loại tàu này sẽ thải ra lượng rác thải gây nguy hại tới môi trường sống.

– Tài nguyên đất ở đất nước ta cũng đang gặp khó khăn vì đất nông nghiệp đang bị chuyển dần sang phục vụ cho dịch vụ và công nghiệp khiến tình trạng đất bị nhiễm mặn và sa mạc hóa ngày một nghiêm trọng.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button