Wiki

Chỉ điểm những triệu chứng quai bị dễ nhận diện | Medlatec

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Quay bị là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Paramyxovirus gây ra. Bệnh lây lan trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy bản chất lành tính nhưng nếu không nhận diện và điều trị đúng bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, tổn thương hệ thần kinh trung ương,… Bài viết dưới đây xin điểm danh những triệu chứng quai bị dễ nhận diện để bạn sớm phát hiện, tránh được những hệ lụy xấu do bệnh gây ra.

25/02/2021 | Bệnh quai bị lây qua đường nào và cách phòng ngừa ra sao?12/06/2020 | Nhận biết và thận trọng trước những biến chứng do quai bị gây ra02/04/2020 | Tổng hợp các xét nghiệm bệnh quai bị Mumps mà bạn cần ghi nhớ

1. Quai bị do đâu mà có

Quai bị (hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị), do virus paramyxovirus gây nên, là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, dễ phát triển thành dịch ở trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên. Đặc trưng của bệnh là hiện tượng sưng đau tuyến nước bọt (nhiều nhất ở mang tai) không hóa mủ, đôi khi có kèm theo viêm ở một vài tuyến khác như: tụy, sinh dục, màng não,… Do có khả năng tạo miễn dịch bền vững và kéo dài nên những người đã từng bị quai bị một lần thường hiếm khi tái phát bệnh.

triệu chứng quai bị

Virus bệnh quai bị làm sưng tuyến mang tai

Ngoài đường hô hấp, quai bị còn lây qua giọt nước bọt của bệnh nhân bắn ra khi hắt hơi, nói chuyện, ho; hoặc lây qua đường ăn uống. Mặc dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu 2 – 3 tuần nhưng đến nay vẫn chưa xác định được khả năng lây qua đường phân và nước tiểu của bệnh lý này.

Đọc thêm:  SK-II | Hàng Thương Hiệu Chính Hãng Giá Tốt - Chiaki.vn

Khi bị nhiễm bệnh, virus paramyxovirus nhanh chóng nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết, đặc biệt tăng cao trong huyết thanh trong khoảng 12 – 15 ngày sau khi nhiễm bệnh sau đó lan ra các cơ quan khác. Bệnh có khả năng lây nhiễm từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai đến 2 tuần sau khi triệu chứng quai bị toàn phát.

2. Triệu chứng quai bị và những biến chứng cần lưu ý

2.1. Triệu chứng bệnh

Thông thường, các triệu chứng bệnh quai bị thường xuất hiện sau 2 – 3 tuần tính từ thời điểm nhiễm virus và giảm dần trong tuần tiếp theo. Một bên hoặc cả hai bên tuyến nước bọt mang tai bị sưng đau là triệu chứng đặc trưng của bệnh quai bị. Nhiều trường hợp nặng còn sưng đau tới tận góc xương hàm dưới của mang tai.

Bệnh trải qua 4 giai đoạn với các triệu chứng quai bị như sau:

– Giai đoạn ủ bệnh

Thường kéo dài khoảng 14 – 24 ngày, hầu như không có triệu chứng lâm sàng trên người bệnh.

– Giai đoạn khởi bệnh

Các triệu chứng xuất hiện đột ngột:

+ Đau đầu, khó chịu.

+ Ăn kém, suy nhược.

+ Sốt nhưng không cao, không gây lạnh run.

+ Họng và góc hàm bị đau.

+ Đau ở góc dưới của xương hàm.

+ Tuyến mang tai sưng to dần, đau nhức (nhất là khi nhai hoặc thăm khám).

Triệu chứng quai bị dễ nhầm lẫn với viêm tuyến nước bọt nên cần phải phân biệt đúng

Triệu chứng quai bị dễ nhầm lẫn với viêm tuyến nước bọt nên cần phải phân biệt đúng

– Giai đoạn toàn phát

+ Sưng to và đau nhức một bên tuyến mang tai rồi lan dần sang bên đối diện và các tuyến nước bọt khác.

+ Sốt cao 39 – 40 độ C trong 3 ngày đầu của bệnh (dễ gặp nhất ở những trường hợp bị viêm tinh hoàn, viêm màng não).

+ Chán ăn, đau đầu, nói khó, khó nuốt, đau bụng.

Đọc thêm:  Sự phát triển của thai nhi 26 tuần và những lưu ý mẹ cần biết

– Giai đoạn hồi phục

Một tuần sau khi khởi phát các triệu chứng của giai đoạn toàn phát sẽ thấy giảm đau và giảm sưng tuyến mang tai, các triệu chứng đau họng, đau đầu hay khó nuốt cũng giảm dần rồi từ từ biến mất.

Với những trường hợp triệu chứng quai bị thể hiện bên ngoài tuyến nước bọt sẽ khiến cho hệ thần kinh bị tổn thương với các hiện tượng sau:

– Viêm não: người bệnh bị ớn lạnh, sốt cao, đôi khi lạnh run, nôn ói, nhức đầu, đau bụng; tinh hoàn cứng, đau nhức và sưng to, da bìu đỏ.

– Viêm màng não: thường xuất hiện sau viêm tuyến mang tai với các biểu hiện như: nhức đầu, sốt cao, nôn ói, rối loạn hành vi tác phong, cổ cứng, co giật.

– Viêm tụy cấp: thường không có triệu chứng, nếu bị nặng sẽ tạo nang giả với biểu hiện nôn, đau thành bụng, sốt cao, trụy mạch,…

Các triệu chứng quai bị rất dễ nhầm lẫn với sưng tuyến nước bọt hoặc hạch bạch huyết do cúm. Một số trường hợp bị quai bị chỉ xuất hiện vài triệu chứng không đặc hiệu hoặc không có triệu chứng gì.

2.2. Biến chứng bệnh quai bị cần lưu ý

Quai bị tuy lành tính nhưng khi không được phát hiện sớm để điều trị đúng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

– Viêm tinh hoàn

Đây là trường hợp dễ gặp ở trẻ nhỏ, số ít ở người trưởng thành và thanh thiếu niên. Nếu bị biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị người bệnh sẽ thấy tinh hoàn sẽ sưng to gấp 2 – 3 lần mức bình thường, đau bìu, dày mào tinh bất thường, mệt mỏi, sốt cao. Có khoảng 30% trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị sẽ bị teo tinh hoàn khiến cho số lượng và chất lượng tinh trùng bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ vô sinh.

Quai bị ở nam giới dễ biến chứng viêm tinh hoàn gây vô sinh

Quai bị ở nam giới dễ biến chứng viêm tinh hoàn gây vô sinh

– Viêm buồng trứng

Đọc thêm:  Sinh năm 2008 năm 2022 bao nhiêu tuổi? - Thiên Tuệ

Người bị quai bị biến chứng viêm buồng trứng thường thấy đau bụng âm ỉ hoặc hố chậu xuất hiện từng cơn đau, khí hư ra nhiều bất thường và có mùi hôi cũng như có sự biến đổi về màu sắc, co giật. Viêm buồng trứng do quai bị khi không được điều trị kịp thời và đúng cách rất dễ tiến triển thành viêm buồng trứng mãn tính, u nang ống dẫn trứng, dính buồng trứng, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng, buồng trứng bị mưng mủ,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên chức làm mẹ của nữ giới.

– Viêm não

Khi đi vào cơ thể, virus gây bệnh quai bị có thể tấn công hệ thần kinh trung ương làm gia tăng nguy cơ mắc viêm não và viêm màng não. Trường hợp này dễ gặp ở người lớn hơn là trẻ em.

– Điếc vĩnh viễn

Đây là một biến chứng rất hiếm gặp, có tỷ lệ 2/10.000 trường hợp bệnh. Biến chứng này chủ yếu xảy ra ở giai đoạn khởi phát của bệnh vì virus quai bị khiến cho ốc tai bị tổn thương. Trong trường hợp này người bệnh thường sẽ bị điếc vĩnh viễn.

Một số biến chứng hiếm gặp khác do quai bị gây ra có thể kể đến như: viêm đường hô hấp, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp,… Phụ nữ mang thai trong 12 – 16 tuần nếu bị quai bị rất dễ sảy thai.

Do quai bị là bệnh nhiễm trùng siêu vi nên nếu phát hiện triệu chứng quai bị từ sớm thì rất dễ điều trị hiệu quả bởi phương pháp chính vẫn là điều trị triệu chứng, cải thiện thể trạng đồng thời theo dõi để phát hiện điều trị biến chứng từ sớm (nếu có).

Nếu đang có hoặc nghi ngờ mắc triệu chứng quai bị mà chưa biết có đúng mình mắc bệnh đó hay không, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn cách thức chẩn đoán chính xác bệnh lý này.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button