Wiki

Khái niệm phương pháp là gì? Ví dụ về phương pháp?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Phương pháp là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Phương pháp là cụm từ thường sử dụng trong nhiều lĩnh vực như trong giáo dục, trong dạy học,…Tuy nhiên, khi nhắc tới cụm từ đó, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nó.

Vậy khái niệm phương pháp là gì Ví dụ về phương pháp? Cụ thể như thế nào? và phân biệt phương pháp với biện pháp cụ thể như thế nào?. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung liên quan để làm rõ các vấn đề trên một cách dễ hiểu và chân thực nhất.

Phương pháp là gì?

Phương pháp là cụm từ dùng để chỉ các cách thức hoặc đường lối có tính hệ thống đưa ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó, theo đó thì phương pháp có thể được rút ra từ những kết quả mà con người nhận thức được từ thực tiễn.

Ví dụ về phương pháp

Đối với phương pháp thì sẽ tùy vào từng trường hợp hoặc lĩnh vực nào đó mà sẽ có phương pháp khác nhau, ở phần này chúng tôi sẽ giới thiệu 1 số ví dụ về phương pháp điển hình, phổ biến.

– Phương pháp nhớ bài lâu và kỹ: Đây là phương pháp thường được áp dụng đối với học sinh hoặc sinh viên, từ phương pháp này mà người sử dụng phương pháp này có thể tiếp cận và ghi nhớ vấn đề một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc học theo phương pháp này sẽ đòi hỏi người đó phải kiên trì, tập trung suy nghĩ 1 vấn đề, có thời gian điều độ thư giãn, nghỉ ngơi.

Đọc thêm:  Hiểu “Chánh niệm” cho đúng - Phật giáo

Cụ thể về phương pháp nhớ bài lâu và kỹ được thực hiện như sau:

+ Nhắc lại nội dung nhớ nhiều lần

+ Mất khoảng thời gian đầu tùy thuộc nội dung và độ dài bài học mà có thời gian khác nhau để có thể đọc và hiểu nội dung cần nhớ. Sau đó, cần có khoảng thời gian để nghỉ ngơi sau từng giai đoạn

+ Không tập trung suy nghĩ cùng các vấn đề khác, gây ra mất tinh thần động lực học và áp dụng phương pháp sẽ kém hiệu quả.

+ Kết hợp đọc bằng miệng, đọc nhẩm và dùng bút để ghi lại thông tin cơ bản, chủ đạo của bài học cần nhớ, việc ghi lại cũng là một thao tác giúp bộ não ghi nhớ thông tin.

+ Dùng đồng thời cùng với phương pháp khác như phương pháp hỏi đáp.

– Phương pháp tác động tâm lý: dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày như phương tiện giao tiếp, từ đó phương pháp này giúp cho hình thành trạng thái tâm lý một cách tích cực hoặc có thể thay đổi về nhận thức người mà được tác động theo phương pháp này.

Việc tác động thường thông qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ hoặc dùng các hình ảnh, thông tin để có thể truyền các thông tin, qua đó giáo dục, ám thị hoặc để truyền thông tin.

Tuy vậy, khi sử dụng phương pháp này cần có kế hoạch cụ thể và nắm rõ các đặc điểm tâm lý của đối tượng trước lúc thực hiện tác động nhưng đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp những vướng mắc cho hai câu hỏi: Khái niệm phương pháp là gì? Ví dụ về phương pháp? Sau đây, chúng tôi sẽ làm rõ về 2 khái niệm phương pháp và biện pháp khác nhau ra sao?, bởi thực tế nhiều người vẫn nhầm lẫn hai loại cụm từ này.

Đọc thêm:  Bi quan là gì? Dấu hiệu để nhận biết người sống bi ... - Timviec365.vn

Phương pháp và biện pháp khác nhau như thế nào?

Để phân biệt được phương pháp và biện pháp chúng ta cần phải hiểu rõ về khái niệm, mục đích, ví dụ của nó thì mới nắm được bản chất vấn đề, mời quý vị tham khảo tiếp nội dung này:

Phương pháp

+ Phương pháp là cụm từ dùng để chỉ các cách thức hoặc đường lối có tính hệ thống đưa ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó, theo đó thì phương pháp có thể được rút ra từ những kết quả mà con người nhận thức được từ thực tiễn.

+ Ví dụ: Phương pháp giáo dục

Khi học sinh có biểu hiện đi học muộn, trên lớp không tập trung, kết quả học tập đi xuống. Khi đó giáo viên và phụ huynh cùng kết hợp để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Từ đó có định hướng để con ý thức được, từ đó gia đình và nhà trường hỗ trợ em học sinh đó có điều kiện tốt nhất để học tập.

Biện pháp

+ Biện pháp là cách thức hay là con đường dùng để tác động lên đối tượng để xử lý vấn đề nào đó, ví dụ như biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật,…., biện pháp giúp cho chủ thể có thể thực hiện quản lý hiệu quả hơn.

+ Ví dụ 1:

Ở trong lớp có số lượng học sinh thường xuyên không chịu học bài và làm bài, tình trạng kéo dài triền miên.

Đọc thêm:  1M bằng bao nhiêu mm - Bird Fest

Trong trường hợp này giáo viên sẽ dùng biện pháp tăng cường kiểm tra bài tập đầu giờ và giữa giờ, đánh vào điểm trên lớp. Nếu học sinh không thay đổi về ý thức học tập thì điểm cuối năm sẽ không đủ điều kiện để lên lớp trên.

+ Ví dụ 2:

Trước đây, khi bước vào học kỳ đầu, tình hình học tập của các học sinh lớp 12a3 tương đối tốt, tuy nhiên gần đây có nhiều học sinh có tình trạng học tập bị sa sút.

Phát hiện tình trạng này, giáo viên cần tìm ra nguyên nhân để đưa ra phương pháp dạy nếu:

Việc giảng dạy từ giáo viên truyền đạt lại cho học sinh, chưa thực sự phù hợp với khả năng nhận thức đối với học sinh trong lớp đó, thì giáo viên thay đổi phương pháp dạy học đối với học sinh.

Cơ sở giảng dạy hỗ trợ cho việc học chưa thực sự đầy đủ, phù hợp thì cần bổ sung hỗ trợ cơ sở vật chất hoặc nếu không đủ điều kiện để hỗ trợ thì cần tự tạo những dụng cụ học tập thực tế, dễ tìm kiếm.

Vấn đề khen thưởng hoặc kỷ luật chưa nghiêm minh, rõ ràng,… để học sinh khắc phục hoặc noi theo tấm gương tốt thì giáo viên cần phải đưa ra các mức kỷ luật hoặc khen thưởng cụ thể, thực hiện đúng như nội dung phổ biến, tạo động lực cho học sinh phấn đấu.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến khái niệm phương pháp là gì? Ví dụ về phương pháp?, phân biệt phương pháp và biện pháp ra sao?.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã tham khảo bài viết.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button