Wiki

Phần mềm hệ thống là gì? Phần mềm hệ thống có những vai trò gì?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Phần mềm hệ thống là gì để chia sẻ cho bạn đọc

“Phần mềm hệ thống là gì?” “Vai trò của phần mềm hệ thống là gì?” “Phần mềm ứng dụng có phải phần mềm hệ thống không?” là ba trong rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi các bạn tiếp xúc với lĩnh vực công nghệ máy tính. Để giải đáp được các vấn đề trên, hãy cùng Muaban.net theo dõi bài viết dưới đây!

Phần mềm hệ thống là gì?

Chúng ta đều biết để máy tính có thể hoạt động thì máy tính phải được cài đặt các phần mềm hệ thống. Vậy phần mềm hệ thống là gì?

Phần mềm hệ thống là gì? Những điều cần biết về phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống là gì? Những điều cần biết về phần mềm hệ thống

Phần mềm hệ thống còn được gọi với cái tên là phần mềm máy tính, đây là chương trình được thiết kế ra để thực hiện việc vận hành và điều khiển phần cứng của máy tính. Đồng thời, chương trình này cũng sẽ cung cấp một kiến trúc gốc cho việc chạy các phần mềm ứng dụng. Nói đơn giản thì phần mềm hệ thống là công cụ giúp con người có thể “giao tiếp” với các phần cứng của máy tính hay các phần mềm ứng dụng khác. Thuật ngữ này bao gồm các công cụ phát triển phần mềm như: trình liên kết, trình biên dịch hay trình sửa lỗi.

Để có thể cài đặt được phần mềm hệ thống thì các phần cứng cần có device driver. Các device driver có vai trò cung cấp các chức năng cơ bản giúp vận hành và điều khiển, kết nối các phần cứng. Đồng thời, nó cũng giúp xây dựng các chương trình từ bên trong máy tính.

Phần mềm hệ thống có mấy loại?

Phần mềm hệ thống thường được chia thành 2 loại: hệ điều hành và phần mềm tiện ích (hay còn gọi là phần mềm điều khiển thiết bị).

Các loại phần mềm hệ thống là gì? Vai trò của các loại
Các loại phần mềm hệ thống là gì? Vai trò của các loại

Hệ điều hành

Hệ điều hành – một trong các loại phần mềm hệ thống là gì? Có thể nói, đây là một loại phần mềm vô cùng quan trọng trong việc quản lý các thiết bị thuộc phần cứng máy tính. Chúng giúp con người điều hành những tài nguyên đa dạng được cài đặt vào máy tính (thường là các phần mềm ứng dụng). Chúng ta có thể coi hệ điều hành là cầu nối giúp cho con người “giao tiếp” với các khối linh kiện của máy tính. Từ đó, chúng tạo ra môi trường giúp con người có thể sử dụng và phát triển các ứng dụng dễ dàng hơn.

Hệ điều hành trong phần mềm hệ thống là gì?
Hệ điều hành trong phần mềm hệ thống là gì?

Ngày nay, hệ điều hành không chỉ giới hạn trong lĩnh vực công nghệ máy tính mà nó còn được phát triển và mở rộng trên các loại thiết bị thông minh khác như: iOS, Android, Mac OS, Color OS… được tích hợp trên các phần cứng như điện thoại, tivi, đồng hồ, tủ lạnh… Những ứng dụng này đã giúp cho đời sống con người cải thiện hơn rất nhiều vì sự thông minh mà nó mang lại.

Đọc thêm:  Chi phí phá thai, hút thai bao nhiêu tiền? (Giá chỉ từ 2.500.000 VND)

>>>Tham khảo thêm: Cách xem hệ điều hành iPhone chính xác và nhanh nhất

Phần mềm điều khiển thiết bị

Loại phần mềm hệ thống khác được nhắc đến chính là phần mềm điều khiển thiết bị. Phần mềm điều khiển thiết bị còn có cách gọi khác là Driver. Đây được cho là cầu nối của phần mềm với phần cứng thiết bị. Chúng tạo ra sự tương tác giữa hệ điều hành, các chương trình phần mềm trong máy tính với các phần mềm ứng dụng khác. Hoặc tạo ra sự tương tác giữa hệ điều hành, các chương trình phần mềm với bất kỳ thiết bị phần cứng nào được kết nối.

Phần mềm điều khiển thiết bị trong phần mềm hệ thống là gì?
Phần mềm điều khiển thiết bị trong phần mềm hệ thống là gì?

Nói cách khác, phần mềm điều khiển thiết bị chính là “người phiên dịch” giúp các phần cứng trên máy tính hiểu được các chương trình mà chúng đang được cài đặt. Thông qua việc này, người dùng có thể thực hiện các nhiệm vụ công việc của mình.

Loại phần mềm điều khiển này cũng giống như những chương trình máy tính khác, chúng luôn được cập nhật hoặc được tạo các gói dịch vụ nhằm thực hiện các tác vụ sửa lỗi, bổ sung tính năng… Chính vì vậy, người dùng nên cập nhật phần mềm điều khiển thiết bị thường xuyên để có thể sử dụng máy tính một cách trơn tru nhất.

Vai trò của phần mềm hệ thống

Vai trò của phần mềm hệ thống là gì? Nó có quan trọng như những gì chúng ta nghĩ không?
Vai trò của phần mềm hệ thống là gì? Nó có quan trọng như những gì chúng ta nghĩ không?

Như đã nói ở trên, có thể thấy được phần mềm hệ thống có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông minh. Phần mềm hệ thống thực hiện việc điều hành và là cầu nối giữa các ứng dụng với phần cứng của máy tính.

Nhờ vào vai trò này, con người có thể dễ dàng sử dụng tài nguyên được cài đặt bên trong các thiết bị điện tử để thực hiện công việc của mình. Nếu không có phần mềm hệ thống, các thiết bị điện tử xung quanh chúng ta chỉ giống như những khối kim loại bình thường, không thể tính toán, không thể là cầu nối internet, không phải công cụ làm việc…

Một số ví dụ về phần mềm hệ thống

Hãy cùng điểm qua một số ví dụ về phần mềm hệ thống xung quanh chúng ta để hiểu rõ hơn về khái niệm này. Ở thời điểm hiện tại, có 2 loại phần mềm hệ thống thường gặp, đó là: Hệ điều hành máy tính (máy chủ web) và các hệ điều hành trên các thiết bị thông minh (thường là điện thoại di động).

Các ví dụ về phần mềm hệ thống bạn nên biết
Các ví dụ về phần mềm hệ thống bạn nên biết

Những hệ điều hành máy tính khá phổ biến hiện nay mà đa số người sử dụng máy tính đều biết bao gồm: Windows, Mac OS, Linux…

Những hệ điều hành trên điện thoại vô cùng phổ biến như: Android, IOS, Harmony OS…

Đọc thêm:  HTTP là gì? Cách vận hành của HTTP như thế nào? | TopDev

Mỗi hệ điều hành kể trên đều sẽ có nhiều các phiên bản khác nhau, chúng được phát triển một cách độc lập dựa trên hạt nhân là các hệ điều hành gốc. Ví dụ: Hệ điều hành Win 11, Win 10, Win 7, Win XP cùng phát triển trên hệ điều hành gốc là Windows.

Các hệ điều hành thường là bản nâng cấp từ một bản hệ điều hành gốc
Các hệ điều hành thường là bản nâng cấp từ một bản hệ điều hành gốc

Phần mềm ứng dụng là gì?

Phần mềm ứng dụng (Application software) thường được gọi là app, là một dạng chương trình có khả năng giúp cho các thiết bị điện tử thực hiện tác vụ công việc nào đó. Phần mềm ứng dụng thường được chia thành 2 loại: Phần tiện ích và phần công cụ.

Phần mềm ứng dụng thường được tích hợp thành một bộ phần mềm. Các phần mềm khác nhau trong các bộ phần mềm này sẽ thường có giao diện cùng với tính năng khá tương tự nhau, giúp người dùng dễ học và dễ sử dụng hơn. Một trong các ví dụ tiêu biểu cho bộ phần mềm ứng dụng phục vụ các tác vụ văn phòng do Microsoft Office phát triển bao gồm: Word, Excel, PowerPoint…

Microsoft Office tạo ra bộ phần mềm ứng dụng phục vụ văn phòng
Microsoft Office tạo ra bộ phần mềm ứng dụng phục vụ văn phòng

>>>Tham khảo thêm: Top 12+ phần mềm bán hàng Facebook miễn phí, hiệu quả nhất 2023

Phân biệt phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng

Mọi người thường nhầm lẫn phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng là một. Tuy nhiên, trên thực tế, hai khái niệm này lại tách biệt nhau. Một số điểm khác biệt có thể nhìn rõ nhất bao gồm:

Cách sử dụng

Phần mềm hệ thống được thiết kế để quản lý và điều khiển phần cứng của thiết bị. Bên cạnh đó, nó cũng là cầu nối để điều khiển và quản lý các phần mềm ứng dụng để con người dễ dàng thực hiện các công việc thông qua phần cứng máy tính.

Điểm khác biệt trong cách sử dụng phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống là gì?
Điểm khác biệt trong cách sử dụng phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống là gì?

Trong khi đó, phần mềm ứng dụng được thiết kế để thực hiện các tác vụ chi tiết, tùy thuộc vào mục đích thiết kế của nó. Điều này cũng có nghĩa là nó không thể thực hiện bất kỳ công việc nào khác ngoài phạm vi được tạo trước đó.

Cách cài đặt

Phần mềm hệ thống được cài đặt vào thiết bị song song với hoạt động cài đặt hệ điều hành. Điều này có nghĩa là, phần mềm hệ thống là bắt buộc. Nếu không cài đặt phần mềm hệ thống ngay sau khi hoàn thiện phần cứng thì thiết bị đó hoàn toàn không thể sử dụng. Hoặc nếu bạn không khởi động phần mềm hệ thống thì thiết bị của bạn sẽ chẳng khác gì “cục sắt” thông thường.

Thời điểm cài đặt của 2 loại phần mềm này cũng có nhiều bất đồng
Thời điểm cài đặt của 2 loại phần mềm này cũng có nhiều bất đồng

Phần mềm ứng dụng thì khác, nó chỉ được cài đặt khi người dùng có nhu cầu sử dụng các tác vụ mà nó được kiến tạo. Nếu không, người dùng cơ bản không cần phải tải ứng dụng đó về thiết bị của mình. Nói cách khác, phần mềm ứng dụng đa phần không bắt buộc phải có.

Thời gian triển khai

Phần mềm hệ thống sẽ được chạy ngay khi bạn khởi động các thiết bị lần đầu. Nó sẽ chạy đến khi gặp trục trặc (đa phần là lỗi hệ thống) hoặc đến khi máy bạn hỏng.

Đọc thêm:  Tư duy tích cực là gì? Cách rèn luyện tư duy tích cực - Glints
Phần mềm hệ thống sẽ được chạy ngay khi bạn khởi động các thiết bị lần đầu
Phần mềm hệ thống sẽ được chạy ngay khi bạn khởi động các thiết bị lần đầu

Phần mềm ứng dụng sẽ chỉ chạy khi bạn cần dùng đến nó. Chỉ cần bạn thoát ra khỏi ứng dụng thì thường là nó sẽ dừng hoạt động ngay lập tức.

Sự trừu tượng

Trên cơ bản, khi phần mềm hệ thống đang chạy, người dùng thường sẽ không “giao tiếp” với nó. Nói cách khác, là sẽ không để ý đến tình trạng hoạt động của phần mềm cho đến khi nó bị lỗi.

Phần mềm ứng dụng thường được "làm việc trực tiếp" so với hệ điều hành
Phần mềm ứng dụng thường được “làm việc trực tiếp” so với hệ điều hành

Còn đối với phần mềm ứng dụng thì chỉ cần bạn dùng đến các tác vụ của nó, đồng nghĩa với việc chúng ta đang tương tác với những phần mềm này. Việc nhấn vào các nút điều khiển trong phần mềm, chính là hành động “ra lệnh” cho phần mềm thực hiện nhiệm vụ theo mong muốn của mình.

Sự phụ thuộc

Phần mềm hệ thống không phụ thuộc vào bất kỳ phần mềm nào khác. Nó chạy độc lập bên trong các thiết bị và là môi trường cho các phần mềm khác khởi chạy.

Phần mềm ứng dụng lệ thuộc hệ điều hành
Phần mềm ứng dụng lệ thuộc hệ điều hành

Phần mềm ứng dụng thì khác. Trên cơ bản, để có thể chạy phần mềm ứng dụng thì thiết bị phải được cài đặt phần mềm hệ thống trước, và chúng bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện mà phần mềm hệ thống “cho phép” nó khởi chạy.

>>>Tham khảo thêm: Ngôn ngữ máy tính là gì và ứng dụng của ngôn ngữ máy

Mức độ phức tạp

Lập trình của phần mềm hệ thống rất phức tạp. Nó đòi hỏi người thực hiện phải có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của cả phần mềm và phần cứng. Trong đó có ngôn ngữ lập trình và các kiến thức về vá lỗ hổng phần mềm.

Mức độ phức tạp cũng là điểm khác biệt giữa 2 dạng phần mềm
Mức độ phức tạp cũng là điểm khác biệt giữa 2 dạng phần mềm

Lập trình phần mềm ứng dụng lại đơn giản hơn rất nhiều. Nói chính xác thì độ khó của việc lập trình phần mềm sẽ phụ thuộc vào tác vụ mà người lập trình mong muốn. Phần mềm càng phức tạp thì độ khó càng cao. Tuy nhiên, đại đa số phần mềm ứng dụng hiện nay đều có độ khó ở mức trung bình.

Việc bạn có thể phân biệt rõ được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều trong học tập cũng như công việc. Đây sẽ là một điểm cộng khá lớn cho bạn đối với nhà tuyển dụng khi ứng tuyển vào một số vị trí công việc yêu cầu có kiến thức cơ bản về máy tính.

Trên đây là những kiến thức mà Muaban.net tổng hợp được để giải đáp cho vấn đề “Phần mềm hệ thống là gì?”. Mong rằng sau bài viết này, quý độc giả có thể có được cho mình những kiến thức nền tảng về phần mềm máy tính cũng như các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công nghệ phần mềm.

Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ,…. tại muaban.net. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.

>>>Xem thêm: Nên hay không nên mua máy tính bảng Windows?

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button