Wiki

Tác dụng của vừng đen và nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Nên ăn bao nhiều vừng đen mỗi ngày để chia sẻ cho bạn đọc

Mè đen (vừng đen) từ lâu đã được xem là thực phẩm bổ dưỡng cũng như vị thuốc quý. Giờ hãy cùng tìm hiểu rõ hơn những tác dụng của mè đen đối với sức khỏe và nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày mang đến lợi ích nhất cho cơ thể.

tìm hiểu có nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày

Những tác dụng của mè đen đối với sức khỏe

Mè đen (vừng đen) là thực phẩm bổ dưỡng, đồng thời cũng là một vị thuốc quý. Theo đông y, mè đen có vị ngọt bùi, tính bình, không độc, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận tràng, bổ gan thận, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thính tai, bổ não. Tốt cho người bị thiếu máu, tóc bạc sớm. Ngoài ra còn có thể dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt…

Còn theo y học hiện đại, mè đen chứa nhiều axít béo chưa no (45 – 55%), vitamin E, PP, axít folic, axít amin và nhiều chất khoáng như đồng, canxi, nhiều sắt, phospho… nên có nhiều tác dụng như giảm kích thích, chống viêm ở niêm mạc. Giảm lượng cholesterol trong máu, phòng trị xơ cứng động mạch, phòng ngừa cao huyết áp ở người lớn tuổi. Giúp nhuận tràng, thông đại tiện, chữa táo bón nhất là ở người già. Phòng chống suy dinh dưỡng đặc biệt là ở người già và trẻ em. Bổ khí huyết, làm mịn da, đen tóc giúp trẻ lâu nhờ chứa nhiều sắt và vitamin E, PP.

Đọc thêm:  Luộc ngô bao lâu thì chín? BÍ QUYẾT ngô ngon "căng mọng"

nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày

Công dụng chữa bệnh của mè đen

1. Đẹp da, chống lão hóa

Hạt mè đen có chứa kẽm hỗ trợ hiệu quả trong quá trình hình thành collagen, tăng cường sức khỏe cơ bắp, da và tóc. Bên cạnh đó dầu mè còn có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết đồi mồi và các dấu hiệu lão hóa khác trên da, giúp người trẻ lâu.

2. Chữa táo bón

Hạt vừng đen chứa nhiều chất xơ, các vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Từ lâu, người ta đã sử dụng vừng đen như một vị thuốc để chữa chứng táo bón hay tiêu chảy, khó tiêu.

3. Ổn định huyết áp

Magie trong mè đen được biết tới như một thần dược giãn mạch máu giúp ngăn ngừa huyết áp cao. Bởi vậy mà magie có trong dầu vừng cũng có tác dụng như thế. Có thể bạn không biết, hàm lượng magie trong dầu vừng trong 1 khẩu phần ăn cung cấp cho cơ thể 25% nhu cầu magie hàng ngày của bạn.

4. Giúp xương chắc khỏe

Trong hạt mè đen có chứa hàm lượng cao các khoáng chất như kẽm, canxi và phốt pho có tác dụng cải thiện sức khỏe xương của cơ thể. Các khoáng chất này có thể bổ trợ quá trình tái tạo và cung cấp canxi cho xương, ngăn ngừa và phòng chống bệnh loãng xương.

nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày

Ăn nhiều vừng đen có tốt không và nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày?

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe thì việc sử dụng mè đen quá nhiều cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng như viêm mũi, hen suyễn, chảy nước mũi do dị ứng với mè; dễ gây tiêu chảy với những người bụng yếu; làm trọng lượng cơ thể không ổn định do trong mè đen có chứa hàm lượng calo và chất béo bão hòa khá lớn.

Đọc thêm:  Chuột Hamster Giá Bao Nhiêu? Giá Chuột Hamster Mới Nhất 2023

Bên cạnh đó trong mè đen có khoảng 5,36% axit phytic là chất không có giá trị dinh dưỡng. Nó sẽ làm giảm hấp thu một số chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm… Nếu bạn ăn mè cả hạt, dù nhai kỹ đến đâu cũng không thể vỡ hết được. Như vậy vừa không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng trong mè, vừa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Chính vì vậy việc dùng quá nhiều mè không những không tốt mà còn có hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, chỉ ăn mè đen quá nhiều và không đúng cách mới gây ra các tác hại trên, theo khuyến cáo mỗi ngày nên ăn từ 15-20g là đủ.

Nếu doanh nghiệp đang cần tìm thiết bị đóng gói vừng đen cao cấp, hãy liên hệ ngay với công ty Máy đóng An Thành để được báo giá và tư vấn chi tiết nhất. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các loại máy đóng gói bột – hạt chất lượng cao cùng chế độ bảo hành tốt.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button