Wiki

Bệnh mãn tính là gì? Có nguy hiểm hay không? – YouMed

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Mãn tính là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Bệnh mãn tính là một trong những nhóm bệnh chính xảy ra ở con người. Hiện nay có rất nhiều căn bệnh mang tính chất mãn tính. Mức độ nặng và nguy hiểm tùy theo từng bệnh khác nhau. Vậy những căn bệnh phổ biến trong nhóm bệnh này là gì? Mức độ nguy hiểm ra sao? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Khái niệm về bệnh mãn tính

Bệnh mãn tính được định nghĩa rộng rãi là những bệnh lý kéo dài từ 1 năm trở lên. Đồng thời cần được chăm sóc y tế liên tục hoặc hạn chế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc cả hai.

Bệnh mãn tính là những bệnh lý kéo dài từ 1 năm trở lên
Bệnh mãn tính là những bệnh lý kéo dài từ 1 năm trở lên

Các bệnh lý mãn tính điển hình như bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Đây là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở Hoa Kỳ. Chúng cũng là những động lực hàng đầu gây tốn hàng nghìn tỷ đô la chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm của nước này.

Nhiều bệnh mạn tính là do một trong các hành vi nguy cơ sau đây gây ra:

  • Sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc.
  • Chế độ dinh dưỡng kém, bao gồm chế độ ăn ít trái cây và rau quả. Ăn nhiều muối và chất béo bão hòa.
  • Thiếu hoạt động thể chất.
  • Sử dụng rượu bia quá mức.

2. Đặc điểm của bệnh mãn tính

Bệnh mãn tính thường không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể điều trị được và có thể kiểm soát được. Điều này có nghĩa là người bệnh có thể trở lại các hoạt động thường ngày khi mắc bệnh lý mãn tính. Với một số bệnh lý mãn tính khác, tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng hơn theo thời gian. Đồng thời cản trở người bệnh duy trì các hoạt động hàng ngày.

>> Tham khảo thêm: Những điều bạn cần biết về bệnh đái tháo nhạt

Điều quan trọng cần hiểu là một số người bị bệnh lý mãn tính phải đối mặt với những trở ngại vô hình. Trong khi bề ngoài có thể hoàn toàn khỏe mạnh. Học cách quản lý ảnh hưởng của những căn bệnh mang tính chất mãn tính có thể giúp người bệnh hạn chế các biến chứng. Giảm tối đa các tác dụng phụ. Bất kể mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh là bao nhiêu.

Đọc thêm:  Dịch vụ SEO là gì ? - Digital Marketing Agency Vietnam

3. Tình hình bệnh mạn tính hiện nay

3.1. Trên thế giới

Gánh nặng của các bệnh lý mãn tính đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Người ta tính rằng, vào năm 2001, các bệnh mạn tính đóng góp khoảng 60% trong tổng số 56,5 triệu ca tử vong được báo cáo trên thế giới. Và xấp xỉ 46% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tỷ lệ gánh nặng của các bệnh lý mãn tính dự kiến sẽ tăng lên 57% vào năm 2020.

Gánh nặng của bệnh mạn tính trên thế giới
Gánh nặng của bệnh mạn tính trên thế giới

Gần một nửa trong tổng số ca tử vong do bệnh mạn tính là do các bệnh tim mạch. Bệnh béo phì và đái tháo đường cũng đang có xu hướng đáng lo ngại. Không chỉ vì chúng đã ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn dân số, mà còn vì chúng đang bắt đầu xuất hiện sớm hơn trong cuộc đời.

>> Xem thêm: Hội chứng Cushing: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Người ta dự đoán rằng, đến năm 2020, các bệnh mạn tính sẽ chiếm gần 75% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới. Trong đó, 71% số ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ. 75% số ca tử vong do đột quỵ. Và 70% của tử vong do bệnh tiểu đường sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Số người ở các nước đang phát triển mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng hơn 2,5 lần. Từ 84 triệu người năm 1995 lên 228 triệu người vào năm 2025.

3.2. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có đến 7 người do các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, 43% số trường hợp tử vong trước 70 tuổi. Gánh nặng bệnh tật do bệnh mạn tính, không lây nhiễm chiếm đến 66% tổng gánh nặng bệnh tật.

Người mắc bệnh mạn tính bên cạnh bị ảnh hưởng sức khỏe còn bị ảnh hưởng đến sinh lý và đời sống tinh thần. Khi bị các bệnh nói chung, người bệnh thường hoang mang, lo lắng về tình trạng bệnh tật của mình. Chẳng hạn như mức độ nặng của bệnh, chi phí điều trị bệnh,…

Người bệnh thường rất hoang mang
Người bệnh thường rất hoang mang

Hiện nay, nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị bệnh tăng huyết áp. 2,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Hơn 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Mỗi năm có gần 125.000 người mới mắc bệnh ung thư.

4. Những điểm chung của những người mắc các bệnh lý mãn tính

Trải nghiệm của mỗi người đối với bệnh mãn tính là khác nhau và nó có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, những đặc điểm này thường được chia sẻ ở những người bị bệnh mạn tính:

4.1. Tình trạng lâu dài không có cách chữa khỏi hoàn toàn

Điều trị và thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh mãn tính. Tuy nhiên, không có cách chữa khỏi bất kỳ bệnh mạn tính phổ biến nào. Điều đó có nghĩa là, thật không may, không có cách nào để loại bỏ các triệu chứng và bệnh tật hoàn toàn.

Bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn
Bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn

4.2. Tình trạng đau mãn tính

Đối với nhiều người, bệnh mạn tính đi đôi với đau mãn tính. Vì nỗi đau của bạn có thể không nhìn thấy đối với người khác, nên nó được coi là “vô hình” hoặc bị che mất. Bạn có thể không thấy đau trong giai đoạn đầu của bệnh, nhưng nó có thể phát triển và tăng dần.

Đau mạn tính
Đau mạn tính

4.3. Mệt mỏi dai dẳng và ngày càng tồi tệ hơn

Mỗi loại bệnh mạn tính gây ra một loạt các triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, nhiều bệnh có chung một số triệu chứng, bao gồm cả mệt mỏi và đau đớn. Bạn có thể dễ dàng mệt mỏi và điều này có thể buộc bạn phải tuân theo “thời gian biểu” của chính cơ thể. Đồng thời phải nghỉ ngơi khi cơ thể có nhu cầu.

Đọc thêm:  Tivi Samsung 55 Inch: Nơi bán giá rẻ, uy tín, chất lượng nhất
Mệt mỏi dai dẳng
Mệt mỏi dai dẳng

Điều này cũng có thể có nghĩa là bạn không thể giữ tất cả các tương tác xã hội của mình như trước đây. Trong một số trường hợp, nó có thể gây khó khăn cho công việc của bạn.

4.4. Sự cần đến nhiều bác sĩ chuyên khoa

Để điều trị bệnh mạn tính và các triệu chứng, bạn có thể cần đến gặp nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau. Điều này bao gồm các bác sĩ chăm sóc bệnh hoặc bệnh cơ bản. Các bác sĩ chuyên điều trị những cơn đau. Và các bác sĩ khác có thể giúp bạn khắc phục các triệu chứng và tác dụng phụ.

Cần sự hỗ trợ của nhiều bác sĩ chuyên khoa
Cần sự hỗ trợ của nhiều bác sĩ chuyên khoa

4.5. Các triệu chứng thường hằng định và ít thay đổi

Cuộc sống hàng ngày với một căn bệnh mạn tính có thể bao gồm các triệu chứng đơn điệu, không thay đổi. Điều đó có nghĩa là bạn có thể phải đối mặt với đau nhức, cứng khớp và các vấn đề khác. Chúng xảy ra ngày này qua ngày khác. Những triệu chứng này cũng có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban ngày và trở nên khá khó chịu vào buổi tối.

>> Xem thêm: Suy tuyến thượng thận

4.6. Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm có thể phổ biến hơn ở những người mắc bệnh lâu năm. Trên thực tế, có tới một phần ba số người mắc bệnh mạn tính được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm. Nguyên nhân gây ra trầm cảm có thể là do biến chứng của bệnh. Cũng có thể là do lo lắng, buồn bã lâu ngày gây nên.

Tăng nguy cơ bị trầm cảm
Tăng nguy cơ bị trầm cảm

4.7. Có thể tiến triển thành suy giảm chức năng hoặc tàn tật

Bệnh mạn tính vẫn tồn tại trong suốt cuộc đời của bạn. Không có cách chữa khỏi hoàn toàn. Theo thời gian, bệnh tình và các triệu chứng khác liên quan đến nó có thể dẫn đến tàn tật. Hoặc không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày gây ra suy giảm chức năng, giảm chất lượng cuộc sống.

Biến chứng tàn tật vĩnh viễn
Biến chứng tàn tật vĩnh viễn

5. Những tình trạng thường được xem là bệnh mãn tính

Nhiều bệnh có thể được coi là mạn tính hoặc lâu dài. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều có thể gây ra khuyết tật hoặc ngăn cản bạn hoàn thành các hoạt động hàng ngày. Đây là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất:

  • Hen suyễn, hen phế quản.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm khớp Gout mạn.
  • Ung thư đại trực tràng
  • Lo âu mạn tính.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Bệnh thận mãn tính.
  • Suy tim.
  • HIV hoặc AIDS.
  • Ung thư phổi.
  • Đột quỵ.
  • Bệnh đái tháo đường tuýp 2.
  • Loãng xương.
  • Bệnh đa xơ cứng.
  • Xơ nang.
  • Bệnh Crohn.
  • Một số bệnh lý tâm thần như: Trầm cảm mạn tính, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách,…
  • Sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
  • Bệnh Parkinson.
  • Động kinh.
Sơ đồ các bệnh mãn tính
Sơ đồ các bệnh mãn tính

6. Những mục tiêu của chương trình Phòng ngừa và kiểm soát bệnh mãn tính tổng hợp

Các mục tiêu của chương trình Phòng ngừa và kiểm soát bệnh mãn tính tổng hợp bao gồm:

  • Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các bệnh mạn tính không lây nhiễm. Bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ chính. Tập trung vào bốn bệnh không lây nhiễm ưu tiên của WHO. Bao gồm: Bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và bệnh hô hấp mãn tính.
  • Giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh sớm.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt tập trung vào các nước đang phát triển. Thông qua Diễn đàn Toàn cầu và các mạng lưới khu vực phù hợp với chiến lược toàn cầu. Nội dung này đã được Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 53 thông qua.
Đọc thêm:  Swift Code là gì? Mã Swift Code các ngân hàng tại Việt Nam?
Bệnh tim mạch là một bệnh lý mãn tính
Bệnh tim mạch là một bệnh lý mãn tính

7. Làm sao để chung sống cùng với bệnh mãn tính?

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính chưa chịu kiên trì điều trị, chưa hiểu đúng bản chất của bệnh. Vì vậy, người mắc bệnh mãn tính được khuyến khích nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, không tự ý bỏ thuốc, bỏ điều trị. Khi phát hiện tác dụng phụ của thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ để khắc phục. Tuyệt đối không nên tự ý bỏ thuốc.

Tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, người bệnh không nên sử dụng thuốc một cách tùy tiện. Chẳng hạn như các loại thuốc chưa rõ nguồn gốc, hoặc các thực phẩm chức năng. Hiện nay có rất nhiều dược phẩm được quảng cáo rất rầm rộ. Nếu không vững lòng, người bệnh rất dễ lung lay ý chí và tự mua về uống. Dẫn đến những hậu quả không lường, tiền mất tật mang.

Để sống chung và lâu dài với bệnh mạn tính, người bệnh nên:

7.1. Tìm hiểu kỹ về bệnh tình của mình

Điều này giúp cho bệnh nhân luôn ở tư thế chủ động khi đương đầu với bệnh mạn tính mà mình đang mắc phải. Từ đó, người bệnh sẽ giảm bớt phần nào lo lắng cũng như sống lạc quan hơn.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Béo phì và 8 điều bạn nên biết

7.2. Sống vui vẻ, thoải mái

Yếu tố tâm lý, tinh thần rất quan trọng. Nó giúp cho người bệnh chung sống lâu dài với căn bệnh mạn tính mà mình đang mắc phải. Người bệnh nên sống vui vẻ, cởi mở. Nên tâm sự với người thân, bạn bè về căn bệnh của mình. Có như thế, người bệnh sẽ nhận được sự chia sẻ, đồng cảm và cảm thông từ mọi người.

Sống lạc quan
Sống lạc quan

7.3. Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học dành cho người mắc bệnh mãn tính đó là:

  • Tăng cường các loại rau quả tươi để bổ sung các vitamin, muối khoáng cần thiết.
  • Nên ăn nhiều cá, tối thiểu 2 đến 3 lần trong tuần. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại các biến chứng của bệnh tim mạch và ung thư.
  • Ăn nhiều chất xơ để chống táo bón, giảm cholesterol máu, chốngxơ vữa động mạch, chống béo phì,…
  • Hạn chế chất béo động vật, thay bằng các loại dầu thực vật.
Tăng cường rau củ quả
Tăng cường rau củ quả

7.4. Lối sống khoa học, lành mạnh

Một lối sống khoa học được khuyến khích dành cho những người mắc bệnh mạn tính bao gồm:

  • Tập thể dục hàng ngày.
  • Tham gia vào một trong các môn thể thao như bơi lội, bóng chuyền, cầu lông, dưỡng sinh,…
  • Hạn chế thức khuya.
  • Nói không với hút thuốc lá cũng như các thức uống có cồn.
  • Ngủ đủ giấc, trung bình 6 đến 8 giờ mỗi ngày.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục hàng ngày

8. Lời kết

Cuộc sống với một căn bệnh mãn tính có thể là một thử thách. Các khía cạnh thể chất tinh thần có thể bị ảnh hưởng từ ít đến nhiều. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ các bác sĩ, cũng như bạn bè và gia đình, người bệnh có thể tìm ra kế hoạch điều trị. Đồng thời thay đổi lối sống giúp cuộc sống hàng ngày trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button