Wiki

Mentor là gì? Bí quyết để trở thành một Mentor giỏi – TopCV Blog

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Mentor là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Những năm gần đây, khởi nghiệp trở thành xu thế, trào lưu mới được nhiều người đặc biệt quan tâm. Một số thuật ngữ liên quan như mentor là gì hay mentee được rất nhiều người thắc mắc. Hãy cùng blog.topcv.vn tìm hiểu rõ hơn về những nội dung này qua bài viết dưới đây nhé.

Mentor là gì?

Trước khi tìm hiểu mentor là gì chúng ta cần nắm rõ ý nghĩa của mentoring- là thuật ngữ bao chứa mentor. Mentoring là thuật ngữ biểu thị sự kết nối mang ý nghĩa tăng trưởng. Trong đó mentor chính là những người cố vấn, thực hiện giám sát, hỗ trợ phát triển kinh doanh của các mentee một cách gián tiếp hoặc trực tiếp qua các hoạt động như: tư vấn, chỉ dẫn, hỗ trợ tâm lý, đưa ra kế hoạch bảo vệ hoặc thực hiện nâng đỡ.

Mentoring hiểu một cách đơn giản là giúp đỡ và hỗ trợ ai đó phát triển cá nhân hoặc phát triển sự nghiệp. Mentee là nhân tố đạt được việc này qua cách xây dựng, duy trì mối quan hệ của họ căn cứ vào niềm tin cũng như sự tôn trọng lẫn nhau.

>>> Xem thêm: Leadership là gì? Những kỹ năng của người lãnh đạo giỏi

Mentor là những người mang sứ mệnh đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Họ cũng chính là những người thấu hiểu và chia sẻ về những lo lắng của bạn, đưa ra nhận xét mang tính chiến lược và khách quan sao cho phù hợp với mỗi hoàn cảnh cụ thể.

Ngoài ra để trả lời câu hỏi mentor là gì? Cũng có thể hiểu đây là những người quân sư đầu não cho doanh nghiệp nhưng không phải là người sáng lập và điều hành doanh nghiệp. Bởi vậy những quyết định mang tính cá nhân vẫn phải do người đứng đầu đưa ra và thực thi. Vai trò của mentor chỉ thực sự mang đến hiệu quả và giúp doanh nghiệp thành công khi mentor và mentee hợp tác vui vẻ, tin tưởng lẫn nhau.

Nhiệm vụ chính của mentor là gì?

Sau khi hiểu rõ mentor là gì hãy cùng tìm hiểu xem công việc cụ thể của mentor gồm những gì nhé:

Đặt mối quan hệ lên trên quan hệ cố vấn

Để có quá trình trải nghiệm mentoring hiệu quả giữa hai bên cần có quan hệ gần gũi và khăng khít. Mối quan hệ này được xây dựng từ giá trị và trình độ của người dẫn dắt. Mentee có thể chọn một người mentoring bởi những người này có giá trị mà họ luôn tìm kiếm và hướng tới.

Đọc thêm:  Lụy tình nghĩa là gì, dấu hiệu và giải pháp cho người lụy tình

Nếu không có điều kiện nền tảng này quan hệ của mentor và mentee sẽ không mang đến hiệu quả. Trong trường hợp bạn thấy tư tưởng của hai bên khác nhau bạn cũng cần đặt câu hỏi liệu bạn đang muốn học hỏi gì từ mentor và đây liệu có phải người cố vấn tốt nhất cho bạn không. Trường hợp mentoring làm việc mang tính khuôn mẫu như sếp với nhân viên thì sẽ không được dài lâu và không hiệu quả như bạn mong đợi.

Tập trung vào tính cách

Với những người làm mentor có tâm, dù lĩnh vực mentor là gì họ cũng coi trọng và giúp bạn hình thành tính cách, giá trị nhận thức về bản thân. Khi tìm kiếm mentor bạn cần biết mentoring giỏi sẽ biết định hướng của bạn đồng thời các phẩm chất tốt dựa trên hệ tư tưởng, giá trị khỏe mạnh giúp bạn thành công chứ không chỉ là kỹ thuật hay kỹ năng.

Nói về sự lạc quan, giữ im lặng với sự hoài nghi

Những mentor giỏi có thể truyền cho bạn nguồn năng lượng tích cực sau khi nghe bạn trình bày ý tưởng mới mẻ nào đó. Họ sẽ dùng sự lạc quan mang ý nghĩa 24×3 tức là cho phép trong 24 giây/phút/giờ để nghĩ về những điều lạc quan, tích cực mà ý tưởng này mang lại sau đó mới xét đến các khía cạnh tiêu cực. Một mentor tâm lý và giỏi giang sẽ khuyến khích bạn khám phá, lên kế hoạch tìm hiểu về những điều mới mẻ.

Nghĩ cho giá trị của học trò hơn là công ty/tổ chức

Mentor thích hợp nhất chính là người trân trọng giá trị của bạn. Những người làm mentor cần thấy và xác định tiềm năng của học trò. Hơn nữa cần phải khuyến khích để họ phát triển tiềm năng cũng như giá trị cốt lõi của bản thân. Người dẫn dắt, nếu bạn may mắn thì đó có thể là sếp của bạn, họ sẽ không giữ bạn lại làm việc nếu như biết được học trò của mình đang làm những việc vô nghĩa, không mang giá trị gì cho tương lai.

>>> Xem thêm: Senior là gì? Phân biệt Senior với Fresher, Junior và Intern

Vì sao cần phát triển văn hóa mentoring trong kinh doanh?​​​​​​​

Trong quá trình tìm mentor bạn cần xác định cộng đồng yếu là cộng đồng không có sự tương trợ hay các kế hoạch học hỏi. Mentoring là văn hóa tốt đẹp giúp phát triển cộng đồng doanh nghiệp với tính tương trợ, không ngại học hỏi và chia sẻ kiến thức với nhau. Kinh doanh thực chất là môi trường có cả sự tương trợ và học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ mang tính chất cạnh tranh.

Đọc thêm:  Tuổi Sửu sinh năm bao nhiêu? Một số vấn đề về tử vi ... - Vua Nệm

Bất cứ doanh nghiệp hay cơ quan nào cũng cần rèn luyện khả năng, tư duy lãnh đạo. Thực tế cho thấy mentoring chính là một hoạt động quan trọng để đẩy nhanh tầm ảnh hưởng và kỹ năng của người làm lãnh đạo.

Hiện nay trên thế giới, ở một số quốc gia phát triển như Mỹ, văn hóa mentoring được phát triển rất mạnh mẽ. Chắc chắn nếu từng tìm hiểu qua bạn cũng sẽ nghe thấy một số cặp mentor nổi tiếng như:

  • Steve Jobs và Mark Zuckerberg
  • Christian Dior và Yves St. Laurent
  • Warren Buffett và Bill Gates

Các mối quan hệ này luôn được người cố vấn cùng mentee định hướng người khác nhờ vào những trải nghiệm hay những câu hỏi mang tính thực tế.

Nói chung việc tìm kiếm cơ hội mentoring cho bản thân đang trở thành xu thế mới trên thế giới. Từ những tổ chức với quy mô đa dạng, lớn, nhỏ đều muốn tận dụng việc xây dựng củng cố văn hóa mentoring, tìm ra mentor để phát triển doanh nghiệp của mình.

>>> Xem thêm: Team leader là gì? Vai trò và tố chất cần có của team leader

Những phẩm chất cần có ở mentor

Để làm tốt vai trò của mình, mentor cần có các phẩm chất sau đây:

Dày dặn kinh nghiệm

Thực tế cho thấy mentor thường có kinh nghiệm, tuổi đời hay tuổi nghề lớn hơn mentee để dễ dàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm đồng thời đưa ra những lời khuyên thích hợp.

Nhân cách tốt

Những người làm công tác mentor phải là người có tính cách tốt khiến các mentee kính trọng và tin tưởng. Từ đó mentee có thể an tâm và cố gắng học theo hoài bão, tư duy cũng như cách sống của mentor. Bởi họ thường là những cá nhân đặc biệt với tiêu chuẩn đạo đức tích cực, rõ ràng.

Có chung định hướng mục tiêu

Điều này giúp mentee có thêm cơ hội thành công nhờ được tư vấn và chỉ bảo tận tình. Nhờ vậy mentee có thể tiết kiệm thời gian tiếp cận, dễ dàng làm quen và xử lý nhuần nhuyễn những vấn đề xảy ra trong thực tế; trong đó có cả việc nâng cao hiệu suất và làm giảm nguy cơ thất bại trong công việc.

Có nhiều thời gian

Người lãnh đạo và hỗ trợ dù về mặt kiến thức hay tinh thần, kỹ năng cho mentee đều cần phải có thời gian rảnh khả dụng mới có thể làm tốt vai trò của một mentor.

Quan tâm đến mentee

Ngoài kỹ năng trong công việc, mentor có mối quan hệ gắn kết, giao kết và gần gũi với mentee là một lợi thế rất lớn. Nhờ vậy họ có thể theo sát học trò của mình và thúc đẩy quá trình thành công của họ. Có thể nói rằng sự động viên về mặt tinh thần và tình cảm có lúc còn mang giá trị lớn hơn cả những kiến thức mà họ chỉ dạy.

Đọc thêm:  IPhone 12 giá bao nhiêu 2023? Liệu có còn đáng mua - Didongviet.vn

Là người lạc quan

Kinh doanh trên thương trường cũng như cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta không phải lúc nào cũng thành công dễ dàng. Bởi vậy chính mentor luôn cần có thái độ tích cực, lạc quan để học trò của họ cũng nghĩ thoáng và dễ dàng đối mặt với những thách thức từ đối thủ hay thị trường.

Tin tưởng vào mentee

Đây cũng là yếu tố quan trọng với mỗi mentor, người tư vấn phải có niềm tin vào kỹ năng hay tiềm năng của học trò. Bởi nếu như không tin tưởng hoặc nhận việc như một cách giao phó mentor sẽ không dùng hết năng lực cũng như kiến thức để truyền đạt lại trong quá trình hỗ trợ. Thậm chí mentee vì thế cũng rất khó có thể thành công trong sự nghiệp của mình.

Cởi mở và trung thực

Mối quan hệ thầy trò này thực chất chỉ mang đến lợi ích và cảm quan khi hai bên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau cũng như các thông tin khác trong công việc và đời sống. Sự chân thành và cởi mở sẽ giúp hai bên tin tưởng nhau hơn, gắn bó chặt chẽ họ.

Thế nhưng không phải mentor nào cũng có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên. Điều quan trọng là bạn cần tự biết cách suy xét và tìm được một mentor thích hợp với mình.

Mentoring khác gì với coaching?

Điểm khác nhau cốt yếu chính là mục đích của hai hoạt động này. Trong khi huấn luyện chỉ hướng đến mục tiêu là đạt được kiến thức hoặc kỹ năng nào đó. Khi bạn làm việc với người có chuyên môn đã được đào tạo họ sẽ cam kết giúp bạn đạt được kỹ năng nào đó. Tức là hoạt động này mang tính chất chuyên nghiệp chứ không phải cá nhân. Trong một số trường hợp cụ thể người huấn luyện có vai trò như giáo viên.

Ví dụ một công ty nào đó thuê người có chuyên môn huấn luyện cho mình và đội ngũ nhân viên nòng cốt cách bán hàng đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Kết thúc quá trình này chủ doanh nghiệp và nhân sự có thể hiểu được cách vận hành quy trình mà không cần phải ai hướng dẫn nữa.

Cuối cùng có thể thấy rằng mentor chủ yếu tập trung phát triển cá nhân còn huấn luyện sẽ tập trung vào kỹ năng nhất định nào đó.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ mentor là gì cũng như những công việc cụ thể của một mentor. Chúc các bạn sẽ sớm trở thành mentor giỏi và thành công trong sự nghiệp của mình. Ngay khi có nhu cầu tìm việc làm mentor bạn có thể tham khảo trên trang TopCV.vn để tìm cho mình những việc làm hot với chế độ và lương thưởng hấp dẫn nhé.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button