Wiki

Khoáng sản là gì? Ai được cấp phép để khai thác khoáng sản?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Khoáng sản là gì để chia sẻ cho bạn đọc

1. Khoáng sản là gì? Gồm những loại nào?

1.1. Khoáng sản là gì?

Mặc dù được nghe nhiều đến cụm từ khoáng sản nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm khoáng sản là gì dưới góc độ khái quát nhất. Hiện nay, các vấn đề pháp lý liên quan đến khoáng sản đang được điều chỉnh theo Luật Khoảng sản và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

Từ định nghĩa trên có thể thấy được một số đặc điểm đặc trưng của khoáng sản:

– Trạng thái của khoáng sản: Có thể là thể rắn, thể lỏng, thể khí.

– Nơi tồn tại của khoáng sản: Trong lòng đất, trên mặt nước.

– Sự hình thành: Khoáng sản được tích tụ một cách tự nhiên qua rất nhiều năm mà không có sự can thiệp của của con người.

1.2. Phân loại khoáng sản

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau và có tất cả hơn 3000 mỏ lớn nhỏ ở cả nước. Có thể chia các loại khoáng sản ở Việt Nam thành 03 nhóm chính:

– Nhóm khoáng sản nhiên liệu – năng lượng:

Nhóm này bao gồm: Than đá, than nâu, than mỡ, than bùn, dầu mỏ và khí đốt, năng lượng thuỷ điện (than trắng),…

– Nhóm khoáng sản kim loại:

Nhóm này gồm: Sắt, măngan, Crom, Bôxit, thiếc, chì – kẽm, đồng, vàng, bạc,…

– Nhóm khoáng sản phi kim:

Nhóm này gồm: Apatit, cát thuỷ tinh, đá vôi, đá quý (Rubi, Saphia), đất sét, cao lanh, cát đen, cát vàng,…

2. Hoạt động khoáng sản là gì?

Luật Khoảng sản đã định nghĩa về hoạt động theo cách liệt kê. Cụ thể, theo khoản 5 Điều 2 Luật Khoáng sản, hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản.

Trong đó, thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản. Còn khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.khoang san la gi

3. Địa phương có khoáng sản được hưởng quyền lợi gì?

Theo Điều 5 Luật Khoáng sản, địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác sẽ nhận được những quyền lợi sau:

* Địa phương nơi có khoáng sản được hưởng:

– Được Nhà nước điều tiết khoản thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

– Được tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tại đia phương hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương.

Đọc thêm:  5 Vạn tiền Đài Loan bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? -NamChauIMS

– Được bồi thường, sửa chữa, tu sửa, xây dựng mới cơ sở dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản nếu tổ chức, cá nhân khai thác gây thiệt hại.

* Người dân nơi có khoáng sản được hưởng:

– Được ưu tiên tuyển dụng vào làm công việc khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan.

– Được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với với người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

– Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản.

4. Các hành vi bị cấm theo Luật Khoáng sản là gì?

Cùng với khái niệm khoáng sản là gì, Luật Khoáng sản cũng liệt kê các hành vi bị cấm thực hiện trong việc thăm dò, khai thác khoáng sản. Nội dung này được ghi nhận tại Điều 8 Luật Khoáng sản như sau:

– Lợi dụng hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

-Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Cản trở hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật.

– Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật của nhà nước.

– Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc khoáng sản quý hiếm.

– Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

5. Khu vực nào bị cấm thăm dò, khai thác khoáng sản?

Không phải cứ nơi nào có khoáng sản thì các cá nhân, tổ chức đều được tiến hành tham dò, khai thác. Cụ thể, theo Điều 28 Luật Khoáng sản, những khu vực sau đây bị đặc biệt nghiêm cấm thăm dò, khai thác khoáng sản:

– Đất có các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ.

– Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất.

– Đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành thăm dò, khái thác khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

– Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng.

– Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.

Ngoài ra, nếu vì mục đích quốc phòng, an ninh, bảo tồn thiên nhiên, danh lam, thắng cảnh, khắc phục tiên tai,… thì một số khu vực có thể bị tạm thời cấm thăm dò, khai thác khoáng sản.

Trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm khai thác hoặc tạm thời bị cấm khai thác khoáng sản thì Bộ Tài nguyên và môi trường hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.

khoang san la gi
Khoáng sản bị cấm khai thác bị cấm ở khu vực nào? (Ảnh minh họa)

6. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản cần đáp ứng điều kiện gì?

Ngoài khái niệm khoáng sản là gì, LuatVietnam cũng muốn cung cấp thêm thông tin về điều kiện thăm dò, khai thác khoáng sản hiện nay.

6.1 Điều kiện tham dò khoáng sản

Theo Điều 34 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân được thăm dò khoáng sản bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản. Trong đó, hộ kinh doanh bị giới hạn khi chỉ được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Đọc thêm:  Chứng quyền là gì? Kiến thức về chứng quyền từ A - Z cho nhà đầu tư

Các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản bao gồm:

– Được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Người phụ trách kỹ thuật phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò có kinh nghiệm công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản.

– Đội ngũ công nhân kỹ thuật phải có chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản.

– Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.

Theo khoản 2 Điều 40 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản khi đảm bảo các điều kiện sau:

– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò.

– Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch; thăm dò khoáng sản độc hại phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

– Có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

6.2. Điều kiện khai thác khoáng sản

Theo Điều 51 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản. Trong đó, hộ kinh doanh chỉ được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản (khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ).

Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân sẽ được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch.

Lưu ý: Dự án này phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp. Trường hợp khai thác khoáng sản độc hại phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.

– Có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến việc cấp phép khai thác khoáng sản.

7. Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

7.1. Giấy phép thăm dò khoáng sản

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản, giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn tối đa 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng.

Lưu ý, mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản sẽ phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản của giấy phép đã cấp trước đó.

Thời hạn thăm dò khoáng sản nêu trên bao gồm cả thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Đọc thêm:  Halloween là ngày nào 2022? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày này

Trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của giấy phép đã cấp trước đó.

7.2. Giấy phép khai thác khoáng sản

Theo khoản 2 Điều 54 Luật Khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn tối đa là 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn là không quá 20 năm. Trường hợp tổ chức, các nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của giấy phép đã cấp trước đó.

khoang san la gi
Phải có giấy phép, tổ chức, cá nhân mới được khai thác khoáng sản (Ảnh minh họa)

8. Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản bị phạt thế nào?

Tùy vào hình vi, tính chất, mức độ của các hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

8.1. Xử phạt vi phạm hành chính

– Thi công thăm dò mà không có giấy phép: Phạt từ 70 – 800 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 35 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).

– Khai thác khoáng sản không có giấy phép:

  • Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhưng không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: Phạt từ 01 – 50 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).
  • Khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại: Phạt 50 triệu – 01 tỷ đồng (theo khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).
  • Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác: Phạt từ 70 – 500 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).
  • Khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép: Phạt từ 20 – 200 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).

8.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, cá nhân vi phạm quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép mà thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên hoặc khoáng sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Mức phạt đặt ra đối với cá nhân, tổ chức vi phạm như sau:

Mức phạt Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Cá nhân

Pháp nhân

Khung 1

Phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

1,5 – 03 tỷ đồng

Khung 2

Phạt tiền 1,5 – 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Phạt tiền 03 – 07 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Hình phạt bổ sung

Phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng

Phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Khoáng sản là gì?” và những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thăm dò, khai thác khoáng sản. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc về các nội dung trên, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button