Wiki

Java là gì | Đặc điểm nổi bật của Java – Thegioididong.com

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Java là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Hiện nay, cơ hội việc làm cho những lập trình viên Java ngày càng rộng mở với mức lương cực kì hấp dẫn cgo những ai đang theo đuổi con đường lập trình. Vậy ngôn ngữ lập trình Java là gì mà tạo nên sức hút như vậy? Cùng tìm hiểu về Java và đặc điểm nổi bật của Java trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm nổi bật của Java

Đặc điểm nổi bật của Java

I. Java là gì?

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) và dựa trên các lớp (class), ban đầu được phát triển bởi Sun Microsystems do James Gosling khởi xướng và phát hành vào năm 1995. Khác với phần lớn ngôn ngữ lập trình thông thường, thay vì biên dịch mã nguồn thành mã máy hoặc thông dịch mã nguồn khi chạy, Java được thiết kế để biên dịch mã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ được môi trường thực thi (runtime environment) chạy.

II. Đặc điểm của Java

  • Hướng đối tượng – Trong Java, mọi thứ đều là một Object. Java có thể dễ dàng mở rộng và bảo trì vì nó được xây dựng dựa trên mô hình Object.
  • Nền tảng độc lập – Không giống nhiều ngôn ngữ lập trình khác bao gồm cả C và C ++, khi Java được biên dịch, nó không được biên dịch thành ngôn ngữ máy nền tảng cụ thể, thay vào mã byte – nền tảng độc lập. Mã byte này được thông dịch bởi máy ảo (JVM) trên nền tảng nào đó mà nó đang chạy.
  • Đơn giản – Java được thiết kế để dễ học. Nếu bạn hiểu khái niệm cơ bản về OOP Java, sẽ rất dễ để trở thành master về java.
  • Bảo mật – Với tính năng an toàn của Java, nó cho phép phát triển các hệ thống không có virut, giả mạo. Các kỹ thuật xác thực dựa trên mã hoá khóa công khai.
  • Kiến trúc – trung lập – Trình biên dịch Java tạo ra định dạng tệp đối tượng kiến trúc trung lập, làm cho mã biên dịch được thực thi trên nhiều bộ vi xử lý, với sự hiện diện của hệ điều hành Java.
  • Portable – Là kiến trúc tập trung và không có khía cạnh thực hiện phụ thuộc của đặc tả này làm cho Java khả chuyển. Trình biên dịch trong Java được viết bằng ANSI C, đó là một tập con POSIX.
  • Mạnh mẽ – Java làm nỗ lực để loại trừ các tình huống dễ bị lỗi bằng cách kiểm tra lỗi tại thời gian biên dịch và kiểm tra lỗi tại runtime.
  • Đa luồng – Với tính năng đa luồng của Java có thể viết các chương trình có thể thực hiện nhiều tác vụ đồng thời. Tính năng thiết kế này cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng tương tác có thể chạy trơn tru hơn.
  • Thông dịch – Mã byte Java được dịch trực tiếp tới các máy tính gốc và không được lưu trữ ở bất cứ đâu.
  • Hiệu năng cao – Với việc sử dụng trình biên dịch Just-In-Time, Java cho phép thực hiện hiệu năng cao.
  • Phân tán – Java được thiết kế cho môi trường phân tán của Internet.
  • Năng động – Java là năng động hơn C hoặc C++ vì nó được thiết kế để thích nghi với môi trường đang phát triển. Các chương trình Java có thể mang một lượng lớn thông tin tại runtime mà có thể được sử dụng để xác minh và giải quyết các truy cập vào các đối tượng tại runtime.
Đọc thêm:  Trứng chiên có bao nhiêu calo? Ăn trứng chiên có béo không?

III. Java được dùng ở đâu

1. Các ứng dụng Android

Nếu bạn muốn nhìn thấy nơi Java được sử dụng, thì bạn chẳng phải đi đâu xa xôi cả. Hãy mở điện thoại Android của bạn lên với bất kỳ ứng dụng nào, chúng đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java, với Android API của Google, cái tương tự như JDK. Vài năm gần đây Android đã phát triển rất nhanh và nhiều lập trình viên Java đã trở thành các nhà phát triển ứng dụng Android. Android sử dụng máy ảo JVM và các package khác, nhưng phần code thì vẫn được viết bằng Java.

2. Ứng dụng máy chủ dùng cho dịch vụ tài chính

Java đóng vai trò rất lớn trong các dịch vụ tài chính. Rất nhiều ngân hàng đầu tư toàn cầu như Goldman Sachs, Citigroup, Barclays, Standard Charted và các ngân hàng khác sử dụng Java để viết các hệ thống giao dịch điện tử, các hệ thống xác nhận và kiểm toán, các dự án xử lý dữ liệu và một số công việc quan trọng khác. Java chủ yếu được sử dụng để viết các ứng dụng phía máy chủ, hầu như không có bất kỳ phần front-end nào, nó nhận dữ liệu từ một máy chủ (upstream), xử lý nó và gửi dữ liệu đến một quy trình khác (downstream). Java Swing cũng được dùng phổ biến để tạo ra các phần giao diện người dùng.

3. Các ứng dụng web Java

Đọc thêm:  Công nghệ CNC là gì ? Những ưu điểm, nhược điểm của máy CNC

Java cũng được sử dụng nhiều trong các ứng dụng web và thương mại điện tử. Bạn có rất nhiều RESTfull services được tạo ra sử dụng Spring MVC, Struts 2.0 và các framework tương tự. Ngay cả các ứng dụng web đơn giản dựa trên Servlet, JSP và Struts cũng khá phổ biến trong các dự án chính phủ. Nhiều tổ chức chính phủ, y tế, bảo hiểm, giáo dục, quốc phòng và một số bộ phận khác có ứng dụng web được xây dựng bằng Java.

4. Các công cụ phần mềm

Nhiều công cụ phát triển và phần mềm hữu ích được viết bằng Java, ví dụ: Eclipse, InetelliJ Idea và Netbans IDE. Tôi nghĩ rằng chúng cũng là những ứng dụng desktop viết bằng Java được sử dụng nhiều nhất. Mặc dù có những thời điểm Swing đã rất phổ biến, chủ yếu là trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ đầu tư tài chính. Nhưng hiện nay, Java FX là khá phổ biến nhưng vẫn chưa thể thay thế được Swing.

5. Các ứng dụng thương mại

Các ứng dụng thương mại của bên thứ ba (third party), chiếm một phần lớn trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, cũng sử dụng Java. Các ứng dụng thương mại nổi tiếng như Murex, được sử dụng tại nhiều ngân hàng để kết nối từ trong ra ngoài, cũng được viết bằng Java.

6. Các ứng dụng J2ME

Mặc dù sự ra đời của iOS và Android gần như giết chết thị trường J2ME, nhưng vẫn còn là thị trường lớn đối với các dòng điện thoại cấu hình thấp của Nokia và Samsung sử dụng J2ME. Có thời điểm khi gần như tất cả các trò game, ứng dụng trên Android được viết bằng MIDP và CLDC, một phần của nền tảng J2ME. J2ME vẫn còn phổ biến trên các sản phẩm như đĩa Blu-ray, Cards, Set top boxes v.v… Một trong những lý do mà WhatsApp trở nên phổ biến là bởi vì nó cũng có sẵn trên J2ME cho tất cả những thiết bị cầm tay của Nokia mà hiện vẫn còn khá lớn.

7. Không gian nhúng

Java cũng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực embedded (nhúng). Nó cho thấy khả năng của nền tảng này, bạn chỉ cần 130 KB để có thể sử dụng công nghệ Java (trên một smart card hoặc cảm biến). Ban đầu Java được thiết kế dành cho các thiết bị nhúng. Trong thực tế, đây là một phần trong chiến dịch ban đầu của Java “viết một lần, chạy mọi nơi” và có vẻ như nó đang mang lại nhiều lợi ích to lớn.

Đọc thêm:  Sinh Năm 1960 Mệnh gì? Tuổi Canh Tý Hợp tuổi nào & Màu gì?

8. Các công nghệ Big Data

Hadoop và các công nghệ big data khác cũng đang sử dụng Java theo cách này hay cách khác, ví dụ: HBase, Accumulo (mã nguồn mở) và ElasticSearch của Apache dựa trên Java. Mặc dù Java không phải là thống trị trong lĩnh vực này, vì có những công nghệ như MongoDB được viết bằng C++. Nhưng Java có tiềm năng chiếm được thị phần lớn hơn trong lĩnh vực này nếu Hadoop hoặc ElasticSearch trở nên lớn hơn.

9. Trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán

Nền tảng Java đã được cải thiện hiệu năng rất nhiều với các JIT hiện đại, nó có khả năng đạt được hiệu suất ngang với mức C++. Vì lý do này, Java cũng được sử dụng rất phổ biến để viết các hệ thống hiệu suất cao, bởi vì mặc dù hiệu suất có thua chút ít so với ngôn ngữ native, nhưng bạn lại có được sự an toàn, linh động và bảo trì với tốc độ nhanh hơn.

10. Các ứng dụng khoa học

Hiện nay Java thường là một lựa chọn mặc định cho các ứng dụng khoa học, bao gồm cả xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Lý do chính của việc này là bởi vì Java an toàn hơn, portable, dễ bảo trì và đi kèm với các công cụ tốt hơn so với C ++ hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào khác.

Trong những năm 1990 Java đóng vai trò khá lớn trên Internet nhờ Applet, nhưng trong những năm qua, Applet mất dần sự phổ biến, chủ yếu là do các vấn đề an ninh khác nhau trên mô hình sand box của Applet. Java là ngôn ngữ mặc định trong ngành phát triển phần mềm, và được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, ngân hàng và thương mại điện tử. Java 8 đã củng cố thêm niềm tin rằng Java sẽ tiếp tục thống trị lĩnh vực phát triển phần mềm trong nhiều năm tới.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngôn ngữ lập trình Java. Hi vọng bài viết đã cung cấp định nghĩa về Java và những đặc điểm nổi bật về Java để bạn có thể cân nhắc về việc học ngôn ngữ này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button