Wiki

Đại từ là gì? Phân loại đại từ và các bài tập vận dụng – HOCMAI

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của đại từ là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Đại từ là loại từ được chúng ta sử dụng hàng ngày, trong văn nói đời thường. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu rõ định nghĩa đại từ là gì, có bao nhiêu loại đại từ và phân loại chúng như thế nào. Đây là kiến thức vô cùng cơ bản, nhưng các em học sinh cũng cần phải nắm rõ để sử dụng không chỉ trong giao tiếp thường ngày mà còn sử dụng trong viết văn sao cho đúng ngữ pháp và chính xác, hợp lý. Nào chúng ta cùng nhau bắt đầu vào bài học nhé các em!

I. Khái niệm đại từ là gì?

Đại từ là loại từ vựng Tiếng Việt được người nói, người viết sử dụng để xưng hô hoặc dùng để thay thế cho danh từ (cụm danh từ), tính từ (cụm tính từ), động từ (cụm động từ) để tránh lặp lại từ ngữ nhiều lần.

Đại từ còn có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ trong câu.

II. Phân loại đại từ trong tiếng Việt

1. Đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng là đại từ dùng để chỉ ngôi thứ, có tác dụng đại diện hoặc thay thế danh từ, có tác dụng chỉ mình hoặc người khác trong quá trình giao tiếp.

Đọc thêm:  Bánh canh bao nhiêu calo? Ăn bánh canh có mập không?

Đại từ nhân xưng có ba ngôi:

  • Ngôi thứ nhất: Được người nói/người viết dùng để chỉ bản thân mình.

Ví dụ: Tớ, tôi, tao, ta, chúng tôi, chúng ta,…

  • Ngôi thứ hai: Được người nói/người viết dùng để chỉ người đối diện, đối phương trong cuộc hội thoại (người nghe)

Ví dụ: cậu, mày, các cậu, bạn, các bạn, chúng mày,…

  • Ngôi thứ ba: Là đối tượng được người ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai đề cập tới, người ngôi thứ ba không trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại.

Ví dụ: nó, chúng nó, bọn nó, hắn, bọn chúng, anh ấy, cô ấy,…

Ngoài ra, trong tiếng Việt có một số danh từ được sử dụng như đại từ xưng hô:

  • Đại từ xưng hô là những danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp như: thầy giáo, cô giáo, bộ trưởng, lớp trưởng, hiệu trưởng, luật sư, sếp,…
  • Đại từ xưng hô là danh từ chỉ quan hệ gia đình như: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,con, cháu, cô, dì, chú, bác,…

2. Đại từ nghi vấn

Đại từ nghi vấn là đại từ dùng để hỏi, nghi vấn. Nội dung hỏi có thể về người, vật (ai?, cái gì?), hỏi về thời gian, nơi chốn, số lượng, tính chất của sự vật. (khi nào?, ở đâu?, bao nhiêu?, như thế nào?, ra sao?)

3. Đại từ thay thế

Đại từ thay thế là những đại từ dùng để thay thế các từ hoặc cụm từ trong câu để hạn chế sự lặp từ của người nói/người viết hoặc không muốn nhắc tới đối tượng một cách trực tiếp.

Đại từ thay thế được chia làm ba loại:

  • Loại 1: Đại từ thay thế cho danh từ:

Ví dụ: chúng tôi, bọn họ, bọn chúng, bọn nó, chúng nó, nó, chúng,…

  • Loại 2: Đại từ thay thế cho tính từ, động từ:

Ví dụ: như thế, như vậy, thế, vậy, thế này,…

  • Loại 3: Đại từ thay thế cho số từ:

Ví dụ: bao, bao nhiêu,…

III. Vai trò, chức năng của đại từ trong câu là gì?

Trong một câu, đại từ thường đảm nhận những vai trò sau đây:

  • Các đại từ trong câu có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ bổ trợ cho danh từ, động từ, tính từ.
  • Bổ ngữ có thể đảm nhận thành phần chính trong câu.
  • Phần lớn các đại từ có chức năng để thay thế, hỏi, trỏ và KHÔNG có nhiệm vụ định danh.

Một số bài tập về đại từ

Bài tập 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong những câu sau đây:

  1. Tôi đang đá bóng với các bạn thì mẹ gọi về học bài.
  2. Người được cô giáo khen thưởng trong buổi học hôm nay là tôi.
  3. Mọi người trong lớp đều yêu quý tôi.
  4. Bố mẹ tôi luôn nghiêm khắc với hai anh em tôi.
  5. Trong mắt tôi, mẹ là người hiền dịu nhất.

Hướng dẫn làm bài:

  1. Đại từ “tôi” là thành phần chủ ngữ.
  2. Đại từ “tôi” là thành phần vị ngữ.
  3. Đại từ “tôi” là thành phần bổ ngữ.
  4. Đại từ “tôi” là thành phần định ngữ.
  5. Đại từ “tôi” là thành phần trạng ngữ.
Đọc thêm:  Chỉ số EBIT là gì? Cách tính EBIT trong báo cáo tài chính

Bài tập 2: Tìm đại từ xuất hiện trong các câu dưới đây:

Trong buổi học ngày hôm nay, cô Linh đặt câu hỏi cho các em học sinh.

Các em ơi, ai có thể cho cô biết khái niệm đại từ là gì nào?

Minh trả lời: “Em thưa cô, trong câu thì đại từ là từ dùng để xưng hô ạ”

Cô giáo mỉm cười và đáp lại: “Câu trả lời của em đúng rồi, nhưng chưa đủ em ạ.”

Hướng dẫn làm bài:

Trong buổi học ngày hôm nay, cô Linh đặt câu hỏi cho các em học sinh.

Các em ơi, ai có thể cho cô biết khái niệm đại từ là gì nào?

Minh trả lời: “Em thưa cô, trong câu thì đại từ là từ dùng để xưng hô ạ”

Cô giáo mỉm cười và đáp lại: “Câu trả lời của em đúng rồi, nhưng chưa đủ em ạ.”

Trong đoạn, đại từ “cô” được dùng để thay thế cho “cô Linh”, đại từ “em” thay thế cho “Minh”

Bài tập 3: Thay thế những từ hoặc cụm từ dưới đây bằng những đại từ thích hợp:

  1. Những con ong bay lượn khắp nơi để tìm hoa lấy mật, ở đâu có hoa ở đó có những chú ong.
  2. Tiến rất thích đá bóng và Tiến thường xuyên đá bóng với em.

3.- Long ơi, hôm qua mấy giờ cậu làm bài xong?

– Hôm qua 10 giờ tớ mới làm hết bài tập, nhiều bài quá.

– Tớ cũng 10 giờ mới làm hết bài tập.

Hướng dẫn làm bài:

  1. Những chú ong bay lượn khắp nơi để tìm hoa lấy mật, ở đâu có hoa ở đó có bọn chúng.

2. Tiến rất thích đá bóng và bạn ấy thường xuyên đá bóng với em.

3.- Long ơi, hôm qua mấy giờ cậu làm bài xong?

– Hôm qua 10 giờ tớ mới làm hết bài tập, nhiều bài quá.

– Tớ cũng thế.

Bài tập 4: Trong đoạn văn sau có những đại từ nhân xưng nào? Gạch chân và xếp những từ đó vào bảng dưới đây.

Hùng và Mạnh là hai người bạn hàng xóm. Sáng nay, Hùng chạy sang nhà Mạnh, đứng ở tầng một nói vọng lên trên:

– Sao giờ này cậu còn chưa dậy? Dậy nhanh rồi còn đi sinh nhật Tuấn.

– Ơ tớ tưởng 8 giờ mới bắt đầu tiệc? – Mạnh hỏi.

– Trời ạ, cậu với tớ còn phải đi mua quà cho nó nữa mà – Hùng nói to.

Nghe nói vậy, Mạnh vội bật dậy đi vệ sinh cá nhân và thay quần áo, vừa đi vừa nói vọng xuống:

– Cậu chờ tớ chút rồi chúng mình cùng đi nhé!

Đại từ chỉ ngôi thứ nhất Đại từ chỉ ngôi thứ hai Đại từ chỉ ngôi thứ ba

Hướng dẫn làm bài:

Hùng và Mạnh là hai người bạn hàng xóm. Sáng nay, Hùng chạy sang nhà Mạnh, đứng ở tầng một nói vọng lên trên:

Đọc thêm:  Go On là gì và cách dùng cụm từ Go On trong câu Tiếng Anh

– Sao giờ này cậu còn chưa dậy? Dậy nhanh rồi còn đi sinh nhật Tuấn.

– Ơ tớ tưởng 8 giờ mới bắt đầu tiệc? – Mạnh hỏi.

– Trời ạ, cậu với tớ còn phải đi mua quà cho nữa mà – Hùng nói to.

Nghe nói vậy, Mạnh vội bật dậy đi vệ sinh cá nhân và thay quần áo, vừa đi vừa nói vọng xuống:

Cậu chờ tớ chút rồi chúng mình cùng đi nhé!

Đại từ chỉ ngôi thứ nhất Đại từ chỉ ngôi thứ hai Đại từ chỉ ngôi thứ ba Tớ, chúng mình cậu nó

Bài tập 5: Gạch chân dưới các đại từ và cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào trong câu:

  1. Buổi sáng, bạn Dũng sang nhà ông ngoại chơi, đến tối bạn ấy về nhà để học bài.
  2. Con chó đang hì hục tìm cục xương mà nó đã chôn ở góc vườn tối hôm qua.
  3. Cô Hai đang nấu nồi canh chua cho hai đứa con của mình vì cô đã hứa với chùng sẽ nấu món này ngày hôm qua.
  4. Ngọc và Linh cùng nhau đi mua một món quà, rồi họ tới dự bữa tiệc sinh nhật của bạn Trang.

Hướng dẫn làm bài:

  1. Đại từ “bạn ấy” thay thế cho Dũng.
  2. Đại từ “nó” thay thế cho con chó.
  3. Đại từ chúng” thay thế cho hai đứa con của cô Hai.
  4. Đại từ “họ” thay thế cho Ngọc và Linh.

Bài tập 6: Để tránh lỗi lặp từ, hãy thay thế những từ gạch chân trong đoạn dưới đây bằng đại từ.

  1. Hôm qua, mẹ em đã dọn nhà nhưng hôm nay mẹ em lại dọn nhà tiếp.
  2. Ban sáng, Bà Lan mua một chiếc lọ, rồi bây giờ bà Lan đang đi mua bó hoa để cắm.
  3. Chú chó khoái chí vẫy đuôi khi nhìn thấy hình ảnh chú chó trong gương.
  4. Thằng Nam vừa mới từ trường về, nhưng lát sau thằng Nam đã chạy đi chơi.

Hướng dẫn làm bài:

  1. Hôm qua, mẹ em đã dọn nhà nhưng hôm nay mẹ lại dọn nhà tiếp.
  2. Ban sáng, Bà Lan mua một chiếc lọ, rồi bây giờ bà đang đi mua bó hoa để cắm.
  3. Chú chó khoái chí vẫy đuôi khi nhìn thấy hình ảnh nó trong gương.
  4. Thằng Nam vừa mới từ trường về, nhưng lát sau nó đã chạy đi chơi.

Kiến thức liên quan các em học sinh có thể tham khảo:

  • Danh từ là gì?
  • Động từ là gì?
  • Tính từ là gì?

Cuối cùng, chúng ta đã hoàn thành bài đại từ, các em học sinh đã nắm rõ hiểu rõ về khái niệm, phân loại và cách vận dụng của đại từ chưa nhỉ? Chúng ta hãy cùng nhau chăm chỉ luyện tập nhiều hơn, tìm nhiều dạng bài thêm để nắm vững bài giảng này nhé. Các em đừng quên truy cập hoctot.hocmai.vn để tìm thêm những kiến thức bổ ích cho mình nữa nhé!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button