Hoá

Glysin, Alanin và Valin là gì – Công thức, tên gọi và tính chất như thế

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Công thức phân tử của valin để chia sẻ cho bạn đọc

Xin chào các bạn, bài viết này HocThatGioi sẽ trình bày cho các bạn những kiến thức liên quan đến Glysin, Alanin, Valin – Công thức, tên gọi và tính chất như thế nào? Thì bài viết này HocThatGioi sẽ trả lời đầy đủ đến cho các bạn hiểu và nắm vững nhé. Hãy theo dõi hết bài viết nữa nhé.

1. Amino axit Glysin

1.1 Glysin là gì ?

Glysin là một amino đầu tiên trong 5 amino axit hay gặp, nó được cấu tạo từ một gốc amino (NH_{2}) và một gốc axit (COOH). Vì được cấu tạo từ một gốc có tính bazơ và một gốc có tính axit nên GLysin mang trong mình một tính chất lưỡng tính.

1.2 Công thức amino axit Glysin

Các công thức của Glysin:

  • Công thức phân tử: C_{2}H_{5}O_{2}N
  • Công thức cấu tạo: NH_{2}CH_{2}COOH

Khối lượng phân tử: M= 75

Cách gọi tên: Glysin có ba cách gọi tên khác nhau đó là theo tên thay thế, tên bán hệ thống và tên thông thường

  • Tên thay thế: Axit 2-aminoetanoic
  • Tên bán hệ thống : Axit aminoaxetic
  • Tên thông thường: Glysin
  • Kí hiệu: Gly
Đọc thêm:  FeCl2 + Cl2 → FeCl3 - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng

1.3 Tính chất về Glysin

Do được cấu từ 2 khác nhau đó là amino và axit, nên Glysin có những tính chất sau:

  • Tính chất lưỡng tính
  • Tính axit- bazơ của dung dịch amino axit
  • Phản ứng este hóa
  • Phản ứng trùng ngưng

Phương trình hóa học của Glysin với NaOH hoặc HCl hay gặp:

  • Glysin tác dụng NaOH (Thể hiện tính axit của Glysin)H_{2}NCH_{2}COOH + NaOH rightarrow H_{2}NCH_{2}COONa + H_{2}O
  • Glysin tác dụng với HCl (Thể hiện tính bazơ của Glysin)H_{2}NCH_{2}COOH + HCl rightarrow ClH_{3}NCH_{2}COOH

Lưu ý: Glysin không làm thay đổi màu của quỳ tím

2. Amino axit Alanin

2.1 Alanin là gì ?

Alanin là một amino axit có cấu tạo hầu như giống với Glysin, đều được tạo từ một gốc amino (NH_{2}) và một gốc COOH. và là một trong 5 amino axit lưỡng tính.

2.2 Công thức của Alanin

Các công thức của Alanin

  • Công thức phân tử: C_{3}H_{7}O_{2}N
  • Công thức cấu tạo: CH_{3}CH(NH_{2})COOH

Khối lượng phân tử: M=89

Tên gọi: Alanin cũng có ba cách gọi

  • Tên thay thế: Axit 2-aminopropanoic
  • Tên bán hệ thống: Axit alpha-aminopropioic
  • Tên thông thường: Alanin
  • Kí hiệu: Ala

2.3 Tính chất của Alanin

Các tính chất nỗi bật của Alanin:

  • Tính chất lưỡng tính
  • Tính axit- bazơ của dung dịch amino axit
  • Phản ứng este hóa
  • Phản ứng trùng ngưng

Cũng giống như Glysin thì Alanin cũng có hai phương trình phản ứng mà các bạn cần phải năm rõ:

  • Phản ứng Alanin tác dụng với NaOH (Tính Axit)CH_{3}CH(NH_{2})COOH + NaOH rightarrow CH_{3}CH(NH_{2})COONa + H_{2}O
  • Phản ứng Alanin tác dụng với HCl (Tính Bazơ)CH_{3}CH(NH_{2})COOH + HCl rightarrow CH_{3}CH(NH_{3}HCl)COOH
Đọc thêm:  Este là gì? Công thức Este? Tính chất hoá học và ứng dụng?

Đây là hai phản ứng thường xuyên xuất hiện trong các câu hỏi bài tập, mong các bạn lưu ý và nắm rõ tính chất của từng phản ứng để áp dụng vào bài làm cho hiệu quả.

Lưu ý: Alanin cũng không làm thay đổi màu của quỳ tím.

3. Amino axit Valin

3.1 Valin là gì ?

Valin là amino axit cũng được cấu tạo từ một gốc amino (NH_{2}) và một gốc axit (COOH), do 2 gốc có số lượng gốc là như nhau nên Valin có tính lưỡng tính trong phân tử.

3.2 Công thức của Valin

Các công thức của Valin

  • Công thức phân tử: C_{5}H_{11}O_{2}N
  • Công thức cấu tạo: CH_{3}CH(CH_{3})CH(NH_{2})COOH

Phân tử khối: M= 117

Tên gọi: Val cũng có ba cách gọi tên như các amino khác

  • Tên thay thế: Axit 2-amino-3-metylbutanoic
  • Tên bán hệ thống: Axit alpha-aminoisovaleric
  • Tên thông thường: Valin
  • Kí hiệu: Val

3.3 Tính chất của Valin

Các tính chất nổi bật :

  • Tính chất lưỡng tính
  • Tính axit- bazơ của amino axit
  • Phản ứng este hóa
  • Phản ứng trùng ngưng

Lưu ý: Valin cũng không làm thay đổi màu của quỳ tím nhé

Để xem chi tiết hơn về các tính chất của Gly, Alanin và Valin thì xin mời các bạn theo dõi bài viết Lý thuyết amino axit chi tiết dễ hiểu nhất đã được tổng hợp ở bài viết trước.

Như vậy, bài viết về Glysin, Alanin, Valin của HocThatGioi đến đây là hết. Qua bài viết này, hi vọng các bạn tiếp thu thêm được nhiều kiến thức bổ ích và học thật tốt hơn nữa nhé. Và đừng quên Like và Share để giúp HocThatGioi phát triển hơn nữa nhé. Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi.

Đọc thêm:  3H2O + P2O5 → 2H3PO4 | , Phản ứng hoá hợp, Phản ứng oxi-hoá
Bài viết khác liên quan đến Amino axit
  • Lý thuyết amino axit chi tiết dễ hiểu
  • Tổng hợp các dạng bài tập amino axit có lời giải chi tiết
  • 10 bài tập về axit glutamic và lysin hay gặp có đáp án giải chi tiết
  • Lý thuyết và bài tập về Axit glutamic chi tiết dễ hiểu nhất
  • Lysin là gì -Công thức, tính chất, ứng dụng của Lysin là như thế nào

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button