Wiki

Cảm ứng là gì trong sinh học 8? Tổng hợp kiến thức chi tiết

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Cảm ứng là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Cảm ứng là một khái niệm xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người, từ sinh học, vật lý đến công nghệ điện tử. Vậy cảm ứng là gì? Hãy cùng chúng tôi đi giải mã câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu khái niệm cảm ứng là gì trong sinh học

Trong lĩnh vực sinh học, cảm ứng được hiểu là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài cơ thể sinh vật, giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

cam-ung-la-gi
Cảm ứng trong sinh học là khả năng phản ứng của các sinh vật

Trước một kích thích từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong sinh vật, cơ thể sinh vật phản ứng theo một cách cụ thể, tùy thuộc vào bản chất của kích thích gây ra phản ứng và mức độ phức tạp của sinh vật.

Cảm ứng ở thực vật là gì?

Thực vật không có hệ thần kinh phức tạp để phản ứng lại các kích thích bên trong và bên ngoài. Do đó, các phương thức cảm ứng của chúng thường liên quan đến các chuyển động chậm bị chi phối bởi hoocmon thực vật. Cảm ứng ở thực vật có thể được phân thành hai loại: cảm ứng hướng động và cảm ứng ứng động.

Đọc thêm:  Sugar Daddy là gì? Mối quan hệ giữa Sugar Daddy và Sugar Baby?

Cảm ứng hướng động

Cảm ứng hướng động của thực vật là sự vận động sinh trưởng định hướng của các cơ quan thực vật đối với các kích thích theo một hướng xác định. Có hai kiểu cảm ứng hướng động là hướng động dương (sinh trưởng về hướng của tác nhân kích thích) và hướng động dương (sinh trưởng tránh xa tác nhân kích thích).

Tuỳ thuộc vào loại tác nhân kích thích từ môi trường mà thực vật cũng có các kiểu cảm ứng hướng động cụ thể như hướng sáng, hướng nước, hướng trọng lực, hướng tiếp xúc…

  • Hướng sáng: Thực vật sẽ phát triển cành, lá hướng về phía mặt trời khi ở môi trường ít ánh sáng và hướng ra xa phía mặt trời nếu ánh nắng quá nhiều để cân bằng quá trình quang hợp.
  • Hướng nước: Một thành phần khác mà thực vật cần cho quá trình trao đổi chất là nước, nên thông thường chúng sẽ phát triển và lan rộng theo hướng tích tụ nước chứ không phải ngược lại.
  • Hướng tiếp xúc: Khi có vật làm cản trở sự sinh trưởng của thực vật, chúng thường phát triển lên trên hoặc phát triển tránh xa chướng ngại vật đó. Ví dụ: hiện tượng cây leo uốn cong quanh cột rào.
cam-ung-la-gi-trong-sinh-hoc
Cây hoa hồng leo quanh khung sắt là ví dụ về cảm ứng

Cảm ứng ứng động

Cảm ứng ứng động ở thực vật là sự vận động của các cơ quan thực vật phản ứng lại kích thích không định hướng từ môi trường bên ngoài. Cảm ứng ứng động cũng có thể chia thành hai loại:

  • Ứng động sinh trưởng: là hiện tượng các tế bào ở hai phía đối diện nhau của các cơ quan thực vật phát triển không cân xứng nhau do tác nhân như ánh sáng, nhiệt độ… Ví dụ như hiện tượng một số loại hoa nở vào buổi sáng, khép lại vào buổi tối.
  • Ứng động không sinh trưởng: là hiện tượng ứng động nhưng không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật. Ví dụ: lá cây xấu hổ cụp lại khi có tác nhân kích thích từ bên ngoài.
Đọc thêm:  Fame là gì? Bú Fame, Hám fame có ý nghĩa như thế nào? - Thủ thuật

Cảm ứng ở động vật là gì?

Cảm ứng ở động vật là sự phản ứng lại kích thích từ môi trường sống, giúp động vật có thể thích nghi và tồn tại. Tuy nhiên cảm ứng ở động vật phức tạp hơn ở thực vật do động vật có tổ chức thần kinh, hình thành cung phản xạ.

cam-ung-o-dong-vat
Thằn lằn phơi nắng và ví dụ về cảm ứng ở động vật

Đối với các động vật có đã có hệ thần kinh, cảm ứng được chia làm 2 loại chính:

  • Cảm ứng chiến thuật: Sự thay đổi của cơ thể để phản ứng với sự xuất hiện hoặc biến mất của một số kích thích, liên quan đến các điều kiện có lợi cho động vật. Ví dụ: Bò sát tắm nắng để sưởi ấm.
  • Cảm ứng phản xạ: Các cơ chế phản ứng cơ bản như một phản ứng tức thì đối với tình huống nguy hiểm hoặc đe dọa, đây là một cơ chế tự động của hệ thần kinh. Ví dụ: Chúng ta nhắm mắt khi có cảm giác vật gì đó tiến sát lại trước mắt.

Tầm quan trọng của cảm ứng với các sinh vật

Cảm ứng là một trong những cơ chế quan trọng đối với các sinh vật.

  • Cảm ứng giúp sinh vật nhận thức được những thay đổi trong môi trường sống, đặc biệt là những thay đổi tác động tiêu cực đến sinh vật, đồng thời điều chỉnh lại cơ thể để thích nghi với sự thay đổi đó.
  • Ngoài ra, cảm ứng còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì khi quá trình thích nghi trở nên triệt để hơn và bền bỉ hơn, các loài mới có thể được hình thành.
Đọc thêm:  Trứng luộc bao nhiêu calo? Cách ăn trứng luộc giảm cân hiệu quả

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi cảm ứng là gì trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết của khodienmay.info, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về khái niệm cảm ứng này.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button