Thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng da? Bôi ngay có sao không?
Thoa serum, kem dưỡng ẩm, toner là các bước dưỡng da cơ bản mà nhiều người áp dụng để có được một làn da khỏe. Tuy nhiên, thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng, trình tự các bước skincare là gì thì không phải ai cũng thực sự nắm rõ. Thông thường, sau khi thoa serum, bạn sẽ cần chờ khoảng 1 đến 2 phút để lớp dưỡng chất có thời gian thẩm thấu rỏi mới tiếp tục thoa tiếp kem dưỡng.
Thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng?
Câu trả lời cho câu hỏi thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng thì là khoảng 1 đến 2 phút.
Serum thường được đóng gói dưới dạng lỏng, vì vậy khi thoa lên da sẽ cần một khoảng thời gian để khô lại thẩm thấu dưỡng chất vào sâu bên trong da. Nếu bạn thoa ngay lơp kem dưỡng khi serum chưa khô thì cả 2 loại sẽ bị trộn lẫn vào với nhau và không còn phát huy tốt tác dụng nữa.
Vì vậy, bạn cần chờ cho serum khô hoàn toàn trên da thì mới tiếp tục thoa lớp kem dưỡng lên.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo: Bôi kem trị sẹo trước hay sau serum
Dùng serum có tốt cho da không?
Câu trả lời cho câu hỏi này đó là có, bởi serum là mỹ phẩm chăm sóc da chuyên sâu với thành phần bao gồm nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi cho làn da trong một mục đích chăm sóc da nào đó như dưỡng trắng, thu nhỏ lỗ chân lông hay trị mụn.
Serum được nghiên cứu và sản xuất dưới dạng các phân tử siêu nhỏ kết hợp với nhau để đem lại khả năng thẩm thấu vào sâu bên trong da một cách nhanh chóng và tốt nhất.
Các phân tử serum khi được đưa vào da sẽ phát huy tác dụng trong việc nuôi dưỡng và tái tạo tế bào.
Đó cũng chính là lý do vì sao các chuyên gia da liễu thường khuyên rằng bạn nên thực hiện đầy đủ các bước dưỡng da mỗi ngày 2 lần để làn da được cung cấp đủ dưỡng chất cũng như ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm.
Tại sao cần thoa kem dưỡng sau khi thoa serum?
Các bước skincare cơ bản nhất thường là toner – serum – kem dưỡng – kem chống nắng – trang điểm. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc rằng tại sao cần phải kết hợp dưỡng da nhiều lớp và thực hiện theo trình tự này hay không? Cùng tìm kiếm lời giải đáp trong nội dung tiếp theo của bài viết bạn nhé!
Tăng hiệu quả khóa ẩm
Đây chính là công dụng đầu tiên của việc kết hợp kem dưỡng với serum. Thông thường, trong thành phần của serum không chứa dầu khoáng, vì vậy mà các dưỡng chất sẽ rất dễ bay hơi, nhất là trong những khi thời tiết lạnh hoặc hanh khô.
Trong khi đó, kem dưỡng lại có kết cấu đặc hơn và chứa thành phần dầu khoáng. Thành phần này có khả năng bao phủ lỗ chân lông và từ đó phát huy công dụng khóa ẩm, bảo vệ lớp dưỡng chất từ serum không bị bay hơi.
Đó cũng chính là một trong những lý do mà bạn cần phải thoa kem dưỡng ẩm sau khi thoa serum.
Tăng hiệu quả bảo vệ da
Cả hai loại serum và kem dưỡng da đều có tác dụng cung cấp dưỡng chất và tạo thành một lớp màng để bảo vệ da khỏi các tác động từ ánh nắng mặt trời, khói bụi và vi khuẩn. Vì vậy, việc thoa serum kết hợp với kem dưỡng sẽ đem lại hiệu quả bảo vệ da một cách tốt nhất.
Tăng hiệu quả dưỡng da
Đây là công dụng chính của 2 sản phẩm này mà các nhà nghiên cứu muốn đem đến cho khách hàng của mình. Serum và kem dưỡng được xem là “cặp bài trùng”, “song kiếm hợp bích” trong việc dưỡng da.
Nếu serum đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất chuyên sâu cho làn da thì kem dưỡng lại có thể cấp ẩm và bảo vệ từ bên ngoài. Đem đến hiệu quả dưỡng da toàn diện, ngăn ngừa nguy cơ lão hóa cũng như các tác động từ môi trường bên ngoài.
Cách sử dụng serum và kem dưỡng để đạt được hiệu quả tốt nhất
Sau khi biết được thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng thì chắc hẳn bạn cũng thắc mắc là nên kết hợp với các bước skincare như thế nào là phù hợp. Sau đây là các bước chăm sóc da cơ bản mà ai cũng phải nằm lòng nếu muốn có một làn da đẹp.
Bước 1: Làm sạch da
Đây là bước chăm sóc da quan trọng hơn cả việc thắc mắc thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng. Bởi làn da phải thật sạch, lỗ chân lông phải thật thông thoáng thì khi thoa các lớp dưỡng chất mới dễ thẩm thấu và phát huy tác dụng đối với làn da.
Bước làm sạch da thường cần phải thực hiện một cách chậm rãi, tỉ mỉ để có thể lấy đi toàn bộ lớp trang điểm, dầu thừa, bã nhờn và bụi bẩn nằm sâu bên trong lỗ chân lông.
Đầu tiên, bạn cần sử dụng dầu tẩy trang hoặc nước tẩy trang để làm sạch cơ bản lớp trang điểm trên bề mặt. Kể cả khi không trang điểm thì bạn cũng không nên bỏ qua bước này nhé!
Sau đó là tẩy tế bào chết (chỉ nên thực hiện 2 đến 3 lần mỗi tuần) rồi rửa mặt lại với sữa rửa mặt dịu nhẹ.
Bước 2: Cân bằng độ pH của làn da
Sau khi trải qua nhiều bước làm sạch thì làn da lúc này đã bị mất cân bằng độ pH, nếu không được bổ sung thì sẽ gây ra tình trạng khô da, tiết nhiều dầu và hình thành nên mụn.
Sản phẩm phù hợp nhất để cân bằng độ pH mà bạn cần sử dụng trong bước này đó chính là nước hoa hồng hoặc toner. Nước hoa hồng không chỉ có tác dụng cân bằng độ pH mà còn giúp làm sạch sâu một lần nữa để loại bỏ hoàn toàn dầu thừa, bụi bẩn “cứng đầu” còn tích tụ lại bên trong lỗ chân lông.
Bước 3: Thoa serum
Bạn chỉ cần sử dụng một lượng serum vừa đủ cho bước này, thoa quá mỏng hoặc quá dày cũng đều không có lợi cho làn da.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần nhỏ một vài giọt serum lên da rồi thoa đều lên mặt, đồng thời kết hợp massage theo chuyển động tròn để dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu hơn.
Sau đó thì chờ khoảng 1 đến 2 phút rồi mới tiếp tục đến bước tiếp theo.
Bước 4: Bôi kem dưỡng
Cách thoa kem dưỡng cũng cần có “mẹo” để đạt được kết quả tốt nhất đấy! Bạn nên lấy một lượng kem dưỡng vừa đủ ra lòng bàn tay, sử dụng tay còn lại để chấm đều lên từng vùng da, sau đó thì thoa đều ra khắp mặt.
Thao tác cần được làm một cách nhẹ nhàng, kết hợp massage nhẹ để dưỡng chất nhanh thẩm thấu hơn.
Bước 5: Thoa kem chống nắng
Các bước dưỡng da sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không bổ sung lớp kem chống nắng. Tia tử ngoại từ ánh nắng Mặt Trời chính là nguyên nhân hàng đầu gây đen sạm, lão hóa hay thậm chí là ung thư da. Vì vậy mà bạn cũng đừng quên thoa kem chống nắng để hoàn thành các bước chăm sóc da cơ bản hằng ngày.
Tuy nhiên, nếu trong thành phần của kem dưỡng đã có sẵn thành phần chống nắng với chỉ số SPF phù hợp thì bạn cũng có thể bỏ qua bước thoa kem chống nắng.
Bước 6: Trang điểm
Đây là bước cuối cùng trong quy trình làm đẹp mỗi ngày để có một “giao diện” chỉn chu nhất trước khi ra ngoài. Sau bước thoa kem chống nắng là bước kem nền, kem che khuyết điểm và phấn phủ.
Cách lựa chọn serum và kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da
Mỗi loại da thường sẽ phù hợp với một loại serum và dưỡng da khác nhau để khắc phục các vấn đề đang gặp phải.
Đối với làn da khô
Đối với ai sở hữu làn da khô, thường xuyên bị bong tróc, nứt nẻ thì việc cấp nước, giữ ẩm luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhu cầu cấp thiết của làn da thường là HA-Hyaluronic, vitamin B5, vitamin E nhằm bù đắp lại lượng nước bị mất, giữ ẩm và hỗ trợ phục hồi các tế bào hư tổn, chống lại quá trình oxy hóa hiệu quả.
Đối với làn da dầu
Làn da dầu thường là nguyên nhân hàng đầu gây mụn do lượng dầu, mồ hôi đã làm lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động và hình thành những ổ viêm.
Vì vậy, lưu ý quan trọng khi lựa chọn serum và kem dưỡng ẩm dành cho những ai đang sở hữu làn da dầu là không nên sử dụng dòng sản phẩm có chứa gốc dầu. Khi thoa serum và kem dưỡng cũng chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ và tạo một lớp mỏng trên bề mặt da để tránh làm lỗ chân lông bị bít tắc, gây mụn nhiều hơn.
Đối với làn da đang bị mụn
Làn da đang bị mụn là “khó nhằn” nhất. Nếu lựa chọn không đúng sản phẩm, nguy cơ mụn trở nên nặng hơn là khó có thể tránh khỏi. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mụn đầu đen, mụn cám li ti thì nên lựa chọn serum có thành phần salicylic acid – đây là một hoạt chất có khả năng làm sạch, diệt khuẩn vô cùng mạnh mẽ.
Đối với làn da bị mụn bọc, mụn mủ hay mụn viêm nghiêm trọng thì nên lựa chọn serum có bổ sung thành phần benzoyl peroxide, BHA để tiêu viêm, làm sạch ổ mụn hiệu quả.
Vậy, với những thông tin được đề cập đến trong bài viết, chắc hẳn vấn đề thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng đã không thực sự quan trọng, bởi bạn biết rằng, mỗi lớp dưỡng chất đều cần có thời gian thẩm thấu. Ngoài ra, đừng quên thực hiện các bước dưỡng da được hướng dẫn hằng ngày để có được một làn da đẹp, tràn đầy sức sống bạn nhé!