Wiki

Bánh chưng có bao nhiêu calo? Ăn bánh chưng có béo không?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Bánh chưng bao nhiêu calo để chia sẻ cho bạn đọc

Bánh chưng là loại bánh có hình vuông, làm từ nếp và là bánh truyền thống của Việt Nam. Tìm hiểu bánh chưng có bao nhiêu calo? Ăn bánh chưng có béo không?

Bánh chưng không chỉ được biết đến là biểu tượng văn hóa của người dân Việt mà chúng còn đem đến những giá trị dinh dưỡng vô cùng đặc biệt. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về loại bánh này nhé!

1100g bánh chưng có bao nhiêu calo?

100g bánh chưng có bao nhiêu calo?

Bánh chưng là món ăn giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Trong 100g bánh chưng sẽ cung cấp năng lượng khoảng 181kcal (1 kcal = 1000 calo).

100g bánh chưng có bao nhiêu calo?100g bánh chưng có bao nhiêu calo?

Bên cạnh đó, 100g của một số loại bánh chưng khác sẽ cung cấp năng lượng như sau:

  • Bánh chưng chay: 150 kcal
  • Bánh chưng nếp cẩm: 169 kcal
  • Bánh chưng cốm: 52 kcal
  • Bánh chưng gấc: 170 kcal

Thành phần dinh dưỡng trong bánh chưng

Trong 100g bánh chưng sẽ chứa trung bình khoảng:

  • 4,3g chất đạm
  • 4,2g chất béo
  • 31,6g chất bột đường
  • 0,6g chất xơ
  • 26g canxi
  • 0,94g chất sắt
  • 1,4g chất kẽm

2Ăn bánh chưng có tác dụng gì?

Ăn bánh chưng sẽ đem lại những giá trị về sức khỏe như:

Giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc: Với nguyên liệu có chứa đậu xanh, bánh chưng có tác dụng thanh nhiệt, mịn da, giải tất cả các chất độc. Bên cạnh đó gạo nếp của bánh chưng còn có tác dụng trị chứng ra mồ hôi, váng đầu chóng mặt…

Ăn bánh chưng giúp thanh lọc, giải độc

Đọc thêm:  Giá rượu XO 700ml? Những chai rượu XO nổi danh toàn thế giới

Bổ sung chất đạm: Với nhân thịt lợn ở giữa, bánh chưng là nguồn cung cấp chất đạm (protein) – chất dinh dưỡng không thể thiếu cho mọi lứa tuổi.

Kháng khuẩn, kháng nấm: Hạt tiêu trong nguyên liệu làm bánh chưng có chứa hoạt chất oleoresin với công dụng là kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả, hỗ trợ quá trình đông máu.

Ngừa chứng đầy bụng: Hành trong thành phần bánh chưng có tác dụng sát trùng, ngừa chứng đầy bụng, chậm tiêu hóa hay viêm nhiễm đường ruột,…

Tốt cho hệ tiêu hóa, lợi tiểu: Lá dong của bánh chưng mang tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể, giúp giải độc và lợi tiểu. Ngoài ra, lá dong còn có công năng bảo quản bánh được lâu, giữ màu xanh, mùi thơm và khai vị kích thích tiêu hoá.

3Ăn bánh chưng có béo (mập) không?

100gr bánh chưng sẽ chứa 181kcal, vì vậy chỉ cần ăn 200g bánh thôi thì sẽ có nguy cơ tăng cân vù vù, không kiểm soát được cân nặng là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Ăn bánh chưng có béo (mập) không?

Đặc biệt, khi sử dụng bánh chưng rán lại càng nhiều chất béo. Và khi ăn bánh chưng rán, vị thơm ngon, giòn tan của chúng sẽ kích thích bạn ăn nhiều hơn. Hậu quả là không kiểm soát được cân nặng.

4Ăn bánh chưng nhiều có tốt không?

Để tiêu hóa 100g bánh chưng cung cấp 181kcal, bạn sẽ cần đạp xe hoặc chạy bộ 24 phút không nghỉ, 16 phút bơi lội… Với một buổi tập chăm chỉ tại phòng gym, bạn cũng chỉ đốt tối đa được 350kcal. Vì vậy khi bạn không nên ăn quá nhiều bánh chưng, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 100-150g bánh chưng và chú ý rèn luyện sức khỏe để duy trì vóc dáng.

Ăn bánh chưng nhiều có tốt không?

Bên cạnh đó, những người sau đây không nên ăn bánh chưng quá nhiều

Những người béo hoặc béo phì: Vì bánh chưng rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột nên nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán chứa nhiều dầu mỡ.

Người bệnh cao huyết áp và tim mạch: Đây là đối tượng bệnh cũng cần tránh xa bánh chưng. Bởi cả hai loại bệnh này đều kiêng cữ những loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo…

Đọc thêm:  Công nghệ True Tone là gì? Công nghệ mới của Apple có gì đặc biệt?

Phụ nữ mang thai: Chị em đang trong thời kỳ mang thai không nên ăn nhiều bánh chưng thì sẽ bị đầy hơi, gây khó tiêu, tạo cảm giác khó chịu.

Người bị bệnh thận: Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì cần tránh xa bánh chưng vì chúng chứa rất nhiều chất béo.

Người bị đau dạ dày: Vì có thành phần chứa gạo nếp và đỗ xanh, bánh chưng thực sự không tốt cho người bị đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, ợ chua, khó tiêu…

Đối tượng không nên ăn bánh chưng quá nhiều

Người bị mụn nhọt: Người bị mụn nhọt chỉ nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.

5Cách ăn bánh chưng không bị béo

Không ăn bánh Chưng chiên rán

Bánh chưng rán thường chứa rất nhiều chất béo. Ăn nhiều có thể bị đầy hơi, chướng bụng, gây khó tiêu, tạo cảm giác khó chịu và khiến bạn bị tăng cân mất kiểm soát.

Không ăn bánh Chưng kèm các món có tinh bột khác

Không ăn bánh Chưng kèm các món có tinh bột khác

Nếu đã ăn bánh chưng trong bữa rồi thì bạn không nên ăn thêm các món ăn chứa nhiều tinh bột khác ví dụ như cơm, xôi, bánh mì. Vì cơ thể nạp quá nhiều tinh bột cùng lúc sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì.

Ăn cùng với các loại rau xanh

Ăn bánh chưng cùng với các loại rau xanh

Rau xanh chính là giải pháp ăn kèm với bánh chưng tuyệt vời giúp kiểm soát cân nặng của bạn. Khi ăn cùng các món như dưa muối chua, trái cây và rau xanh sẽ giúp chuyển hóa chất bột đường được nhanh hơn đồng thời không bị ngán.

Tập thể dục để đốt cháy calo

Bên cạnh đó, việc tập luyện thể thao cũng là một phương pháp hiệu quả để đốt cháy calo, giúp bạn không bị béo khi ăn bánh chưng. Bạn nên tập luyện đều đặn để hình thành lối sống lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ. Bạn có thể áp dụng bài tập cardio, hay chơi một số môn thể thao như bơi lội, tập gym, chạy bộ…

Đọc thêm:  Điện trở là gì? Công thức tính điện trở - Hoàng Vina

6Nên ăn bánh chưng vào thời điểm nào trong ngày?

Ăn bánh chưng vào buổi tối khiến bạn cân nặng vù vù. Ngoài ra chúng còn khiến bụng đầy hơi, khó tiêu, gây chứng khó ngủ. Vì vậy, nếu yêu thích món ăn này, bạn chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Mỗi lần ăn bạn chỉ nên ăn khoảng 100g bánh, khoảng ⅛ cái bánh chưng.

Nên ăn bánh chưng vào thời điểm nào trong ngày?

7Cách làm bánh chưng tại nhà

Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản bao gồm: Gạo nếp, thịt ba chỉ và đậu xanh tách vỏ. Bánh và nguyên liệu được gói trong lá dong hoặc lá chuối và luộc trong thời gian 5 tiếng. Sau đó ngâm trong nước lạnh trong vòng 20 phút và ép nước từ 5 đến 8 tiếng.

Bánh chưng mang đến hương thơm hòa quyện đến từ lá dong. Chính vị ngọt bùi của đậu xanh cùng với vị ngậy béo của nhân thịt ba rọi và gạo nếp dẻo ngon, tất cả tạo nên hương vị Tết.

Cách làm bánh chưng tại nhà

Tham khảo thêm: Cách làm bánh chưng thơm ngon, xanh dẻo, đậm đà hương vị Tết

8Những lưu ý khi ăn bánh chưng

Những lưu ý khi ăn bánh chưng

Sau đây là một vài lưu ý khi ăn bánh chưng:

  • Không nên ăn quá nhiều bánh chưng, chỉ nên ăn 100g bánh cho một bữa và chỉ nên ăn dưới 150g/1 ngày.
  • Chú ý đối tượng nên ăn ít bánh chưng và không nên ăn. Đặc biệt là người cao huyết áp và bị bệnh về tim mạch nên tránh xa bánh chưng.
  • Nên ăn kèm với rau xanh để dễ tiêu hóa
  • Không nên ăn bánh chưng vào buổi tối

Trên đây là những thông tin về lượng dinh dưỡng trong bánh chưng, cũng như các những lưu ý khi ăn bánh chưng mà Bách hóa XANH muốn mang đến cho bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.

Nguồn: Báo Lao Động

Mua gạo ngon các loại tại Bách hóa XANH nhé:

Bách hóa XANH

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button