Giáo dục

Ngành Thông tin thư viện là gì? Học ngành … – Hướng nghiệp GPO

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Học thông tin thư viện ra trường làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

Thông tin thư viện là nghề phát hiện nguồn tin và xác định nhu cầu thông tin của người dùng trong xã hội để biết cách khai thác, thu thập tài liệu, xử lý tạo dựng hệ thống các sản phẩm thông tin. Ngành Thông tin – thư viện đào tạo ra những quản lý chuyên nghiệp cho các trường học, cơ quan Nhà nước và công ty, doanh nghiệp.

Nếu bạn thấy quan tâm ngành học này thì hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Thông tin thư viện

Thông tin thư viện (Mã ngành: 7229008) là ngành đào tạo những chuyên gia về thông tin, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, phân loại thông tin, đánh mục lục, và hướng dẫn tra cứu thông tin.

Thông tin – thư viện trang bị cho sinh viên những kiến thức về hoạt động thư viện và thông tin. Hỗ trợ sinh viên nắm chắc các hệ quản trị thư viện tích hợp trong việc quản trị thông tin, tư liệu, có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin – thư viện.

Ngoài ra sinh viên còn được trang bị thêm các kỹ năng mềm khác như kỹ năng về phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm thông tin, số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục và cơ sở dữ liệu toàn văn cùng các sản phẩm thông tin tư liệu đa phương tiện khác phục vụ cho công việc.

2. Các trường đào tạo ngành Thông tin thư viện

Khu vực miền Bắc

  • Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQGHN
  • Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Trường Đại học Nội Vụ
  • Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên
Đọc thêm:  TOP những câu thần chú linh nghiệm nhất bạn nên biết

Khu vực miền Trung

  • Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Khu vực miền Nam

  • Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQGTPHCM
  • Trường Đại học Sài Gòn
  • Trường Đại học Cần Thơ
  • Trường Đại học Văn hóa TPHCM

3. Các khối xét tuyển ngành Thông tin thư viện

  • A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
  • C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
  • C04 (Toán, Ngữ Văn, Địa Lý)
  • C20 (Ngữ Văn, Địa Lý, Giáo dục công dân)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga)
  • D03 ( Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)
  • D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
  • D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
  • D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
  • D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
  • D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
  • D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
  • D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

4. Chương trình đào tạo ngành Thông tin thư viện

► Học kỳ 1

  • Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
  • Pháp luật đại cương
  • Tâm lý học đại cương
  • Xã hội học đại cương
  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam
  • Giáo dục Quốc phòng – An ninh
  • Xã hội thông tin

♦ Kiến thức cơ sở khối ngành (chọn 5 tín chỉ thuộc các môn bên dưới)

  • Môi trường và con người (2)
  • Ngôn ngữ văn hóa (2)
  • Công nghiệp văn hóa (2)
  • Văn bản học (2)
  • Thống kê trong khoa học xã hội (2)
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học (3)
  • Lịch sử sách (2)
  • Luật sở hữu trí tuệ (2)
  • Lưu trữ học đại cương (2)
  • Quản trị văn phòng (2)
  • Văn hóa đọc (2)
  • Xuất bản điện tử (2)
  • Nhập môn cơ sở dữ liệu (2)
  • Thiết kế web căn bản (2)
  • Tổ chức sự kiện (3)
Đọc thêm:  Bí kíp hấp phục hồi tóc tại nhà hiệu quả - Đẹp365

Học kỳ 2

  • Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2
  • Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Giáo dục thể chất 1
  • Thư viện học đại cương
  • Chọn 2 tín chỉ trong kiến thức cơ sở khối ngành

► Học kỳ 3

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Anh văn 1
  • Tiếng Việt thực hành
  • Mỹ học đại cương
  • Giáo dục thể chất 2
  • Thông tin học đại cương
  • Chọn 3 tín chỉ trong kiến thức cơ sở khối ngành

► Học kỳ 4

  • Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Anh văn 2
  • Giáo dục thể chất 3
  • Chọn 6 tín chỉ trong kiến thức cơ sở khối ngành
  • Thư mục học đại cương
  • Phát triển tài nguyên thông tin

► Học kỳ 5

  • Chọn 4 tín chỉ trong kiến thức cơ sở khối ngành
  • Định từ khóa và định chủ đề
  • Phân loại tài liệu
  • Biên mục mô tả
  • Tóm tắt, dẫn giải, tổng luận tài liệu
  • Thực tập giữa khóa 1 tháng

► Học kỳ 6

  • Trụ sở cơ quan thông tin – thư viện
  • Tổ chức và bảo quản tài liệu
  • Phần mềm quản trị thông tin
  • Tổ chức hoạt động thông tin thư mục
  • Hệ thống lưu trữ và tra cứu thông tin
  • Tra cứu thông tin
  • Dịch vụ thông tin – thư viện

► Học kỳ 7

♦ Các môn bắt buộc, bao gồm:

  • Pháp luật thư viện
  • Thư viện điện tử
  • Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin – thư viện
  • Lập dự án trong hoạt động thông tin – thư viện

♦ Các môn tự chọn, bao gồm:

  • Công tác địa chí trong thư viện công cộng
  • Thư viện thiếu nhi và thư viện trường phổ thông
  • Thư viện đại học
  • Thư viện quân đội
  • Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý
  • Thông tin Khoa học Xã hội và Nhân văn
  • Thông tin Khoa học và Công nghệ
  • Marketing trong hoạt động thông tin – thư viện
  • Giao tiếp trong hoạt động thông tin – thư viện
  • Khóa luận
Đọc thêm:  Vệ sinh trường học là gì? 8 quy định cần nắm - Blog - VISAHO

► Học kỳ 8

  • Thực tập tốt nghiệp 3 tháng

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Thông tin thư viện phía trên. Công việc ngành Thông tin thư viện bao gồm:

  • Quản lý thư viện tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, trường THCS, THPT trên địa bàn cả nước.
  • Xuất bản sách: Bạn có thể sử dụng kiến thức về sách đã học trong nhà trường để lựa chọn và hiệu đính những xuất bản phẩm tại các cơ quan xuất bản, phát hành sách.
  • Lãnh đạo công nghệ thông tin người quyết định việc lựa chọn và ứng dụng những công nghệ tin học cho một doanh nghiệp và tiến hành quản lý cách thức chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong doanh nghiệp đó.
  • Quản lý nội dung thông tin: Chịu trách nhiệm tìm kiếm và tổ chức hệ thống thông tin cho cộng đồng mạng online. Đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin, tài liệu của người dùng.
  • Quản trị dữ liệu: Chuyên tổ chức, cập nhật và lưu trữ dữ liệu của tổ chức, công ty doanh nghiệp. Hoặc có thể đảm nhiệm việc môi giới cung cấp thông tin cần thiết cho đối tác có nhu cầu.
  • Phân loại dữ liệu: Phân loại và sắp xếp thông tin vào các mục phù hợp cho các công ty thương mại điện tử.
  • Ngoài ra, có thể đảm nhiệm công việc trong các cơ quan thông tin văn hóa của Trung ương đến địa phương, hay công tác tại các trang báo, tạp chí truyền thống, điện tử nhà nước và tổ chức phi chính phủ.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Thông tin thư viện. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Ngọc Nhàn

Theo Tuyensinhso.vn

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button