Wiki

100g khoai lang bao nhiêu calo? Ăn khoai … – Nhà thuốc An Khang

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của 100g khoai lang bao nhiêu calo để chia sẻ cho bạn đọc

Khoai lang chứa lượng calo thấp, vì vậy nếu bạn muốn giảm cân, bạn hoàn toàn có thể bổ sung khoai lang vào chế độ ăn uống của mình. Ăn khoai lang không chỉ giúp bạn giảm cân hiệu quả mà còn tốt cho sức khỏe tổng quát.

1Khoai lang bao nhiêu calo?

Lượng calo có trong khoai lang sẽ tùy thuộc là loại khoai mà bạn lựa chọn. Bạn có thể tham khảo lượng calo có trong một số loại khoai sau nhé:

  • Khoai lang mật (100gam) chứa 101,3 calo.
  • Khoai lang tím (100 gam) chứa 118 calo.
  • Khoai lang luộc (100gam) chứa 85,6 calo.
  • Khoai lang chiên (100gam) chứa 165 calo.

100 gam khoai lang chứa bao nhiêu calo?

100 gam khoai lang chứa bao nhiêu calo?

2Thành phần dinh dưỡng của khoai lang

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang trong 100 gam phần ăn được bao gồm:

Calo 86 Nước 77% Chất đạm 1.6 gam Tinh bột 20.1 gam Đường 4.2 gam Chất xơ 3 gam Chất béo 0.1 gam

Các thành phần dinh dưỡng của khoai lang

Các thành phần dinh dưỡng của khoai lang

3Lợi ích sức khỏe của khoai lang

Phòng ngừa thiếu hụt vitamin A

Vitamin A đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Việc thiếu hụt vitamin A có thể gây ra tổn thương cho mắt, thậm chí là dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, sự thiếu hụt cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch và tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Đọc thêm:  Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

Trong số các nguồn dinh dưỡng, khoai lang có chứa beta carotene, một hợp chất mà cơ thể có khả năng hấp thụ và chuyển đổi thành vitamin A. Vì vậy, ăn khoai lang có thể chống lại tình trạng thiếu vitamin A.

Khoai lang giúp bổ sung Vitamin A

Khoai lang giúp bổ sung Vitamin A

Bảo vệ thị lực

Khoai lang có tác dụng bảo vệ thị lực vì nó cực kỳ giàu beta-carotene, một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do. Đồng thời, nó cũng có thể làm giảm nguy cơ khô mắt và hỗ trợ sức khỏe mắt một cách tích cực.

Khoai lang giúp bảo vệ thị lực

Khoai lang giúp bảo vệ thị lực

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Anthocyanin trong khoai lang cũng có tác dụng chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong khoai lang cũng giúp hỗ trợ làm hạ huyết áp.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ flavonoid từ khoai lang tím có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Tannin, flavonoid, alkaloid, anthraquinone và glycosid tim trong khoai lang cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch. [1]

Khoai lang có tác dụng chống viêm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Khoai lang có tác dụng chống viêm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Giảm nguy cơ mắc ung thư

Khi các tế bào trong cơ thể bị các phân tử oxy hóa tấn công và làm tổn thương sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Việc ăn uống giàu chất các chống oxy hóa, chẳng hạn như carotenoid, sẽ giảm các nguy cơ về ung thư dạ dày, thận và vú.

Các nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa mạnh mẽ của khoai lang có thể giảm nguy cơ ung thư của bạn. Trong đó, khoai lang tím có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất. [2]

Khoai lang giúp ngăn ngừa ung thư

Khoai lang giúp ngăn ngừa ung thư

Cải thiện lượng đường trong máu

Khoai lang trắng có thể giúp cải thiện các triệu chứng ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Loại khoai lang này có nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết thấp. Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau để hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu, từ đó giúp ích cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đọc thêm:  [Năm 2023] Trên thế giới có bao nhiêu nước? bao nhiêu quốc gia?

Khoai lang giúp cải thiện lượng đường trong máu

Khoai lang giúp cải thiện lượng đường trong máu

4Ăn khoai lang có béo không?

Ăn khoai lang có thể giúp giảm cân do nó có hàm lượng calo thấp, chất xơ cao và cung cấp đầy đủ các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Chất xơ trong khoai lang giúp tạo cảm giác no lâu hơn và kiểm soát được sự thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giảm cân, bạn cần kết hợp ăn khoai lang với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng các loại khoai lang đã qua chế biến như chiên, nghiền hay rang vì chúng chứa nhiều calo và chất béo không tốt cho sức khỏe.

Ăn khoai lang có béo không?

Ăn khoai lang có thể giúp giảm cân

5Cách ăn khoai lang giảm cân

Khoai lang có thể được luộc, nướng, quay, đánh bông, xay nhuyễn, chiên và có thể được dùng như một món ăn phụ hoặc được cho vào các món salad, súp, bánh nướng và bánh mì. Bạn có thể làm kết hợp khoai lang với các loại gia vị như: ớt bột hoặc quế.

Bạn nên nướng khoai lang trong lò vi sóng để tiết kiệm thời gian, đồng thời khoai lang cũng sẽ ngon hơn. Nếu bạn đang nghiền hoặc đánh bông khoai lang, bạn không nên thêm các nguyên liệu như kem béo và phô mai vào để khoai lang có hương vị thơm ngon, ít chất béo và calo.

Khoai lang có thể được luộc, nướng, quay, nướng, đánh bông, xay nhuyễn và chiên

Khoai lang có thể được luộc, nướng, quay, nướng, đánh bông, xay nhuyễn và chiên

6Cách chọn khoai lang ngon

Bạn nên chọn những củ khoai lang tươi, cứng, nhẵnkhông có vết thâm. Không nên chọn những khoai lang có vỏ nhăn nheo, đốm đen hoặc vết lõm vì đây là những dấu hiệu thối rữa phổ biến. Nếu thấy khoai lang mọc mầm thì vẫn ăn được (chỉ cần cắt bỏ mầm).

Chọn khoai lang tươi, nặng về kích thước, cứng, nhẵn, không có vết thâm

Chọn khoai lang tươi, nặng về kích thước, cứng, nhẵn, không có vết thâm

7Lưu ý khi ăn khoai lang

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi ăn khoai lang

  • Dễ dẫn đến sỏi thận: Khi ăn khoai lang có hàm lượng oxalate cao có thể dẫn đến sỏi thận và túi mật trong cơ thể. Do đó, bạn nên ăn chúng một cách điều độ.
  • Ngộ độc vitamin A: Khoai lang là nguồn giàu vitamin A. Ăn quá nhiều khoai lang trong chế độ ăn uống có thể gây ngộ độc vitamin A trong cơ thể. Nó có thể dẫn đến đau đầu và phát ban.
  • Suy thận: Nếu bạn đang mắc bệnh lý về gan hoặc thận, bạn nên cân nhắc khi ăn khoai lang vì khi ăn quá nhiều có thể hủy hoại sức khỏe gan hoặc thận của bạn.
  • Vấn đề về tim: Vì khoai lang rất giàu kali nên khi ăn quá nhiều có thể khiến mức kali trong cơ thể tăng lên và dẫn đến tăng kali máu (nhiễm độc kali) và đau tim.
  • Vấn đề về dạ dày: Khoai lang chứa mannitol (0,27 trên 100g) có thể gây tiêu chảy, đau dạ dày và đầy hơi. Vì vậy, nếu bạn đang có các bệnh lý ở dạ dày, tốt nhất nên tránh ăn chúng.
  • Các vấn đề về đường huyết: Mặc dù khoai lang có chỉ số đường huyết thấp nhưng nó có thể gây ra các vấn đề về lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, cần hết sức thận trọng khi ăn chúng.
Đọc thêm:  Libra (Thiên Bình) và những thông tin ngắn gọn bạn nên biết

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi ăn khoai lang

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi ăn khoai lang

Khoai lang có thể ăn cả vỏ không?

Vỏ khoai lang rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng như kali, mangan và vitamin A, vitamin C và vitamin E, tất cả đều có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn.

Bạn có thể ăn vỏ khoai lang sống hoặc nấu chín, tuy nhiên điều quan trọng là phải làm sạch lớp vỏ bên ngoài đúng cách để loại bỏ bụi bẩn và các chất cặn bã có thể gây ngộ độc khác.

Vỏ khoai lang rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng

Vỏ khoai lang rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng

Xem thêm:

  • Hạt dưa bao nhiêu calo? Ăn hạt dưa có tốt không và các lưu ý khi ăn
  • 1 chén cơm bao nhiêu calo? Ăn cơm có mập không và cách ăn giúp giảm cân
  • Thịt kho trứng bao nhiêu calo? Ăn có mập không và lưu ý khi ăn

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button