Wiki

Nhiệt độ là gì? Đơn vị đo nhiệt độ phổ biến nhất hiện nay

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Nhiệt độ là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Tại sao lại có thể nói vật đang nóng, vật đang lạnh, căn cứ vào đâu để xác định được điều đó. Bài viết dưới đây, chúng sẽ chia sẻ tới các bạn các vấn đề như: nhiệt độ là gì? Đơn vị và cách đo nhiệt độ. Hy vọng qua đó có thể giải đáp các thắc mắc của mọi người

1. Nhiệt độ là gì?

Nhiệt độ là gì

Nhiệt độ là gì? Nhiệt độ là một trong những tính chất Vật lý đặc trưng của mọi vật. Các vật nóng hay lạnh là một phản ứng của nhiệt độ. Nhiệt độ thường được xác định bằng cách dùng nhiệt kế. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại thay vì nhiệt kế thủy ngân, con người đã ứng tia hồng ngoại vào việc xác định nhiệt độ.

Trong Tiếng Anh nhiệt độ được biết đến với tên gọi là Temperature. Việc phát hiện ra nhiệt độ mang tính chất vô cùng quan trọng và cấp thiết, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

2. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến nhiệt độ là gì?

Sau khi đã xác định được nhiệt độ là gì, chúng ta hãy cùng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ. Các tác động từ môi trường bên ngoài đều có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ với các mức độ khác nhau. Các yếu tố đó có thể là: khí hậu, vị trí địa lý, các biến đổi thời tiết,…

Đọc thêm:  In terms of là gì? Ý nghĩa & cách dùng trong bài Writing

Bên cạnh đó, các yếu tố Vật lý cũng là nguyên nhân khiến nhiệt độ của các vật có xu hướng biến động. Các yếu tố Vật lý có thể kể đến như: áp suất, ma sát, bức xạ nhiệt, tốc độ,…

3. Các đơn vị đo nhiệt độ là gì?

Đơn vị đo nhiệt độ

Hai đơn vị đo nhiệt độ thường thấy nhất có lẽ là độ c (°C) và độ F (°F). Tuy nhiên bên cạnh hai đơn vị đó, nhiệt độ có thể được đo lường bởi: độ K, độ Newton và nhiều đơn vị khác nữa. Dưới đây, chúng tôi có điểm qua một số đơn vị đo nhiệt độ như sau:

3.1 Đơn vị độ C (°C)

Đây là đơn vị được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất tại Việt Nam. Đơn vị này được đề ra nhờ sự quan sát trạng thái của nước. Đơn vị này có thang đo từ 0 đến 100 độ C. Tương đương với mức đóng băng của nước (0°C) và nhiệt độ sôi của nó (100°C).

3.2 Đơn vị độ F (°F)

So với Việt Nam, đơn vị này được sử dụng phổ biến hơn ở các nước Châu Âu hay Châu Mỹ. Đơn vị này được phát triển bởi một nhà khoa học tên Fahrenheit. Các xác định thanh đo của ông cũng rất khác biệt.

Giá trị mốc đầu tiên ông xác định được bằng cách lấy nhiệt độ thấp nhất mùa đông năm 1708 – 1709, tại quê hương ông. Giá trị thứ hai ông lấy nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết, và điểm mốc cuối cùng là nhiệt độ cơ thể của một người khỏe mạnh.

Đọc thêm:  Tìm hiểu 1 ki lô mét vuông bằng bao nhiêu hecta? - Monkey

Tuy nhiên, thang đo này vẫn tồn tại rất nhiều bất cập. Do vật nó đã được sửa lại để đúng hơn với các phát hiện mới hơn.

3.3 Đơn vị độ K (°K)

Đây là đơn vị đo nhiệt độ được công nhận bởi hệ đo lường quốc tế (SI).

Bởi tính chất có thể xác định được nhiệt độ thấp nhất mà một vật có thể đạt được, do đó độ K còn được gọi với cái tên “nhiệt độ tuyệt đối”. Theo đơn vị này, nước đang sôi được xác định có nhiệt độ là 546 °K.

3.4 Đơn vị độ Newton

Đơn vị này đực đặt theo tên nhà Vật lý vĩ đại Issac Newton. Được xuất hiện vào năm 1700, tuy nhiên đơn vị đo này không được biết đến và sử dụng rộng rãi trên thế giới.

4. Quy đổi các đơn vị ra độ C (°C)

Đổi nhiệt độ sang độ C

Để tiện cho việc tìm hiểu, dưới đây chúng tôi có quy đổi một số đơn vị sang độ C – đơn vị được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hơn.

  • °F = 9/5 C + 32
  • 273,15°K = 0°C
  • 1°N = 33/100 °C

Bên cạnh các đơn vị nêu trên, nhiệt độ cũng được đo bằng nhiều đơn vị khác nữa.

5. Các phương pháp đo nhiệt độ là gì?

Với các tìm hiểu đã được giải đáp ở trên như: nhiệt độ là gì? Đơn vị đo nhiệt độ. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng đó là phương pháp xác định nhiệt độ sẽ được giải đáp sau đây.

Đọc thêm:  26-3 là ngày gì? - Lịch sử ra đời ngày 26-3 - Hoatieu.vn

5.1 Phương pháp đo nhiệt độ trực tiếp

Phương pháp đo nhiệt độ trực tiếp

Sử dụng nhiệt kế là phương pháp thủ công nhất để xác định nhiệt độ. Nhiệt kế có chứa chất lỏng thủy ngân rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên loại nhiệt kế truyền thống này có nhược điểm khá lớn đó là độ chính xác chưa cao.

Ngày nay, còn có các loại nhiệt kế điện tử cho kết quả nhiệt độ khá nhanh và với độ chính xác tương đối cao.

5.2 Phương pháp đo nhiệt độ gián tiếp

Phương pháp đo nhiệt độ gián tiếp

Bằng phương pháp này, nhiệt độ của vật được xác định thông qua quang phổ của nó. Cụ thể với mỗi vùng quang phổ khác nhau sẽ có nhiệt độ khác nhau và màu sắc khác nhau. Các màu sắc này biến thiên theo thứ tự từ đỏ đến tím.

Tương ứng với mỗi vùng ánh sáng tương ứng, ta xác định được nhiệt độ của vật đó một các dễ dàng, nhanh chóng.

Ưu điểm là xác định được nhiệt độ của các vật ở xa, hoặc rất xa. Do vậy nó được ứng dụng để xác định nhiệt độ của các khu vực trên Trái Đất, hay nhiệt độ của các ngôi sao, Mặt Trời.

Hi vọng thông qua bài viết trên của chúng tôi, các bạn đã có cho mình các câu trả lời cho các vấn đề như: nhiệt độ là gì, đơn vị đo nhiệt độ, cách xác định nhiệt độ. Nếu có bất kì góp ý hay thắc mắc nào về bài viết trên các bạn có thể để lại chúng cho chúng tôi bên dưới phần bình luận. Xin cảm ơn.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button