Wiki

Định kiến là gì? Các tác hại và nguyên nhân của định kiến?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của định kiến là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Định kiến thể hiện các quan điểm, đánh giá tiêu cực của con người về thế giới xung quanh. Họ dùng cái nhìn ác ý và thiếu thiện chí khi đánh giá người khác. Từ đó mang đến các rào cản và ngăn cách trong xã hội. Các định kiến tồn tại từ lâu đời trong suy nghĩ và hành xử của con người. Với nhiều người, họ cho mình được quyền định kiến, đánh giá tiêu cực về người khác. Điều đó đã dẫn đến rất nhiều tiêu cực và các tồn tại chế độ trong xã hội. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cũng như loại bỏ các định kiến để xã hội được phát triển.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Định kiến là gì?

Định kiến ​​là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành trước trong suy nghĩ con người. Mang đến các đánh giá chủ quan về hiện tượng, sự vật hay con người. Định kiến được xây dựng trước khi con người nhận thức được các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sự kiện cụ thể. Từ đó dẫn đến các đánh giá không chính xác, không dựa trên căn cứ xác đáng.

Theo nhà tâm lý học Gordon Allpor: Định kiến và khuôn mẫu xuất hiện một phần là do lối suy nghĩ tự nhiên của con người. Nó đến từ các nhận định chủ quan, dựa trên trạng thái cảm xúc, các suy nghĩ lối mòn. Các định kiến tồn tại từ lâu và cứ thể phản ánh trong các hiện thực cuộc sống.

Nhìn nhận một cách toàn diện, định kiến có thể đề cập đến một đánh giá tích cực hay là tiêu cực. Các kết quả này dựa trên thực tế có đảm bảo quyền và lợi ích bình đẳng của mọi người trong xã hội hay không. Định kiến được hình thành của một người, của một tập thể trong các quan hệ xã hội phát sinh xung quanh họ. Được thực hiện dựa trên nhận thức của họ trong tư cách thành viên của xã hội. Thông thường, định kiến mang đến các ý nghĩa tiêu cực, lạc hậu.

Như vậy:

Có thể thấy định kiến là một thái độ vô căn cứ, chỉ được thực hiện với tư duy lối mòn. Hơn nữa thường mang ý nghĩa thiên về tiêu cực đối với một cá nhân, thành viên của một nhóm người. Từ đó mà con người cho mình quyền được đánh giá, phán xét hay quyết định xử lý các hiện tượng xảy ra. Đặt trước một vấn đề, sự vật sự việc hoặc người khác.

Đọc thêm:  VPN là gì? Ưu điểm và nhược điểm của VPN - DIGISTAR

Có nhiều sự khác biệt trong các định nghĩa về định kiến dưới góc nhìn của các nhà xã hội học. Mang đến các tiếp cận và triển khai với quan điểm nhìn nhận khác nhau. Nhưng hầu hết đều đồng ý rằng: Định kiến có liên quan mật thiết đến những nhận định/phán xét cố hữu (thường là tiêu cực) về thành viên của một nhóm nào đó. Từ đó mang đến các hệ quả tiêu cực trên thực tế.

Đặc điểm định kiến:

Định kiến thường được sử dụng để miêu tả những nếp suy nghĩ, quan điểm thường không thuận lợi. Đánh giá chủ quan đối với người hoặc một nhóm người. Định kiến cũng mang đến các quan điểm chung trong tư duy lối mòn của nhiều người. Nếu các định kiến được thực hiện bởi giai cấp lãnh đạo, sẽ càng mang đến các hệ quả, tác hại sâu sắc.

Dựa trên các khía cạnh khác nhau như:

– Khác biệt, phân biệt giới tính.

– Các quan điểm chính trị, quan hệ xã hội.

– Khác biệt tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc/dân tộc, ngôn ngữ, quốc tịch.

– Hình dáng bên ngoài hay là đặc điểm cá nhân khác.

Từ đó dẫn đến các nhìn nhận, đánh giá thiếu công bằng, chân thực. Dẫn đến việc có các hành động phân biệt đối xử.

2. Định kiến tiếng Anh là gì?

Định kiến tiếng Anh là Prejudice.

3. Các tác hại của định kiến:

Tác hại chung nhận thấy:

Đặc điểm chung của định kiến là mang đến cảm giác tiêu cực. Nó được thực hiện bởi đánh giá, nhìn nhận của một nhóm người. Thực hiện những niềm tin mang tính khuôn mẫu và xu hướng phân biệt đối xử thành viên của nhóm đó. Các định kiến càng trở nên sâu sắc càng làm mất đi các quyền và lợi ích của thành viên trong nhóm.

Từ xưa đến nay ảnh hưởng của định kiến xã hội với con người là vô cùng lớn. Các định kiến cũng tồn tại đa dạng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Định kiến làm con người xa cách, khó hòa đồng với nhau, khó tiếp xúc và bị cô lập. Nhiều người vì định kiến mà tự đặt ra các rào cản, không giám vượt qua các giới hạn. Khi định kiến được xác định là chuẩn mực của xã hội, nó càng khiến xã hội thụt lùi.

Không chỉ vậy, định kiến còn được nhìn nhận với các tác động đến chính bản thân người bị định kiến. Họ là người trực tiếp bị các tác động, phải chịu cái nhìn không thiện cảm từ xã hội. Thậm chí gây ra những tổn thương rất lớn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần của cá nhân bị xã hội định kiến. Họ khó có thể hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường.

Đọc thêm:  APEC là gì? Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC

Phân biệt, đối xử con người trong xã hội:

Ở Việt Nam từ xưa đến nay, có rất nhiều định kiến được xem là hủ tục. Như những người phụ nữ không chồng mà chửi sẽ bị xã hội dị nghị, coi thường. Thậm chí cạo đầu bôi vôi thả sông,… Tính mạng của con người bị xem nhẹ, người phụ nữ bị đánh giá thấp trong xã hội.

Ngày nay, xã hội đã có sự phát triển và tiến bộ trong nhận thức. Các hủ tục này đã không còn . Tuy nhiên, những người phụ nữ không chồng mà chửa vẫn chưa được xã hội nhìn nhận một cách bình thường.

Hay định kiến với người đi tù do ăn cắp vặt vẫn khó khăn trong hòa nhập cộng đồng. Những người nghiện hút dù cai nghiện thành công vẫn bị đánh giá, coi thường và xa cách. Nhiều người không có sự tin tưởng với hiệu quả giáo dục, cũng như sự thay đổi ở các hành vi đó.

Định kiến giới – dẫn đến mất cân bằng giới tính:

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo. Trong đó, đặc trưng với nhiều phong tục, tập quán. Có các phong tục độc đáo, là nét đặc trưng của văn hóa. Cũng có những hủ tục lạc hậu cần được loại bỏ trong xã hội. Trong đó có tục “trọng nam, khinh nữ”. Cùng là con người, nhưng người phụ nữ lại bọ xem nhẹ ở các mặt khác nhau, mang đến giá trị thấp kém.

Người nam giới có nhiều chức năng, trọng trách trong gia đình, ngoài xã hội. Từ đó hình thành các tư duy phong kiến tồn tại lâu trong đời sống của người dân. Đến hiện tại vẫn có nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường. Từ đó bằng mọi cách để có được con trai. Đây chính là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh.

Các định kiến mang đến đánh giá, nhìn nhận không hiệu quả về xã hội. Vì vậy mà có nhiều hậu quả nặng nề đã phát sinh trên thực tế.

4. Nguyên nhân của định kiến?

Định kiến hình thành và duy trì trong xã hội 1 thời gian dài. Đặc biệt là các định kiến trong thời kỳ phong kiến ở nước ta. Ở giai đoạn đó, nhiều quyền lợi và giá trị của con người không được đảm bảo. Có rất nhiều nguyên nhân được xác định như:

4.1. Do điều kiện kinh tế, xã hội:

Trước tiên, định kiến đến từ điều kiện kinh tế và xã hội thực tế. Gắn với tình hình hoạt động và phát triển của mỗi quốc gia, khu vực tác động không nhỏ. Gắn với các hoạt động xã hội, nền văn hóa được phản ánh.

Chẳng hạn, ở những vùng nghèo, kém phát triển, dân trí của người dân thấp các định kiến càng trở nên sâu sắc. Họ không được mở mang hiểu biết hay tiếp xúc với văn hoá, tư duy và cuộc sống ở các quốc gia khác. Khi con người ta không được tiếp xúc với điều kiện văn hóa phát triển, việc tiếp nhận và thay đổi nhận thức là vô cùng khó khăn.

Đọc thêm:  Dự án là gì? Phân loại và cách xây dựng một dự án điển hình - Tanca

Vì thế, những định kiến đã được hình thành từ lâu đời vẫn còn tồn tại và tiếp tục duy trì.

4.2. Thời gian hình thành và duy trì định kiến:

Một số định kiến được hình thành từ rất lâu đời. Nó phản ánh với các nét văn hóa và phong tục vùng miền. Cũng như tạo ra các giới hạn trong chuẩn mực của con người. Điều đó khiến cho con người khó vượt qua các rào cản để tìm kiếm các nhận thức, tư duy tiến bộ hơn.

Theo thời gian, người ta truyền miệng, ghi chép theo cách riêng. Định kiến xuất phát từ các bậc bề trên trong dòng họ, trong gia đình hay tập thể. Vì vậy mà tạo nên các sức mạnh uy quyền đối với tập thể. Đây cũng là một nguyên nhân mà định kiến vẫn tồn tại mãi đến ngày nay.

Nếu con người không thay đổi suy nghĩ hoặc tiếp xúc với sự tiến bộ, phát triển, sẽ khó mà thay đổi định kiến. Do đó, người trẻ phải được học hỏi, được tiếp xúc với nhiều môi trường. Từ đó có được tư duy mới, được trải nghiệm và học hỏi. Việc mang văn hóa, mang sự tiến bộ để truyền lại cho mọi người tiếp thu là vô cùng ý nghĩa. Đương nhiên, các định kiến chỉ có thể dần thay đổi, phù hợp với từng vùng miền khác nhau.

4.3. Sự sai lệch trong cách nhìn nhận của con người:

Nhìn chung, định kiến hình thành với các cơ sở chưa rõ ràng trong vấn đề. Được xác định khi con người nhìn nhận sai lệch về 1 vấn đề nào đó. Từ đó cũng mang đến các đánh giá tính chất sai lệch. Chẳng hạn, 1 số người cho rằng con gái không giỏi bằng con trai khi học kỹ thuật. Hay năng lực làm việc của con trai tốt hơn với tính chất lãnh đạo, các mối quan hệ xã hội. Trong khi người phụ nữ phải quán xuyến, đảm bảo các công việc nội trợ trong gia đình.

Các nhìn nhận sai lệch này càng mang đến so sánh, phân biệt về giới. Ngày nay, người đàn ông tham gia nội trợ, rửa bát,… vẫn chưa được nhìn nhận là các công việc sinh hoạt thông thường. Và cần thay đổi để hướng đến các bình đẳng về giới.

Những người càng lớn tuổi lại càng có định kiến và khó thay đổi hơn. Họ có quan điểm, bảo thủ trong suy nghĩ cũ. Cũng như xem xét định kiến với ý nghĩa của nguyên tắc trong xã hội.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button