Từ tượng thanh: Mở ra thế giới đa sắc của ngôn ngữ
Ngôn ngữ của chúng ta vốn phong phú và đa dạng về mặt ngữ nghĩa. Từ tượng thanh là một khía cạnh quan trọng không chỉ trong quá trình học tập mà còn trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm từ tượng thanh cùng một số nội dung cơ bản nhất về dạng từ này thông qua bài viết dưới đây!
1. Khái niệm từ tượng thanh:
Từ “Tượng” trong tiếng Hán được hiểu là hóa thân, còn “Thanh” chính là âm thanh. Vậy nên ta có thể định nghĩa từ tượng thanh như sau:
Từ tượng thanh được định nghĩa là từ được dùng để mô phỏng âm thanh của con người, của động vật cũng như của tự nhiên. Ví dụ như: ríu rít, líu lo…
2. Vai trò của từ tượng thanh:
-
Từ tượng thanh có công dụng đặc biệt và vai trò vô cùng quan trọng trong việc đem lại sự đa dạng, sinh động, biểu cảm trong cách diễn đạt của mỗi câu văn. Đặc biệt nhất là trong những câu văn được dùng với mục đích miêu tả một sự vật hay hiện tượng nhất định nào đó, từ tượng thanh giúp cho sự vật được hiện lên một cách tự nhiên, sinh động và với rất nhiều những sắc thái đa dạng khác nhau. Điều này là do hầu hết các từ tượng thanh đều bắt nguồn từ các từ láy.
-
Do vậy có thể khẳng định từ tượng thanh là một phần không thể thiếu đối với những bài văn, bài thơ. Vì từ tượng thanh góp phần giúp cho các tác phẩm trở nên đặc sắc hơn.
Đơn cử như trong bài thơ “Qua đèo ngang” của tác giả Bà Huyện Thanh Quan có trích đoạn:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà, mỏi miệng cái da da
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Việc tác giả sử dụng từ tượng thanh gợi cho người đọc hình dung ra trong khung cảnh lạnh lẽo ấy, mấy người tiều phu đang thực hiện việc đốn củi, mấy quán chợ đang liêu xiêu trước cơn gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy cũng chính là từ tượng hình “lom khom” và “lác đác” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ vốn đi tìm một sự sống mạnh mẽ nhưng cái mà tác giả nhìn thấy lại là cảnh vật hiu hắt, buồn bã hơn, xa vời hơn rất nhiều. Trong khung cảnh hoang vắng đìu hiu đó, bỗng từ đâu vang lên một lên tiếng kêu đều đều, man mác buồn của chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống vào thời điểm lúc xế chiều. Thứ âm thanh vốn vô cùng quen thuộc nhưng lại mang nỗi buồn man mác này khiến nỗi nhớ nước, nhớ quê hương, nhớ gia đình của nhân vật trữ tình thông qua sự miêu tả của bà Huyện Thanh Quan ngày càng trở nên da diết hơn.
- Ngoài ra, từ tượng thanh khiến cho sự vật, hiện tượng được khắc họa rõ nét hơn, được tái hiện một cách tự nhiên, sinh động nhất; đồng thời giúp khả năng mô tả, diễn tả cảnh vật, con người, sự vật, thiên nhiên nhiều chi tiết, thực tế và đa dạng.
3. Ví dụ minh họa cho từ tượng thanh:
-
Ví dụ 1: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” (Lão Hạc, Nam Cao)
Ở đây, tác giả Nam Cao đã sử dụng từ tượng thanh là “hu hu” để mô tả tiếng khóc, sự thương xót của Lão Hạc khi Lão bắt buộc phải bán đi Cậu Vàng – con vật đã gắn bó với ông trong suốt một khoảng thời gian, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của ông. Qua đó giúp cho người đọc thấu hiểu được nội tâm bên trong ông lúc bấy giờ. -
Ví dụ 2: “Tiếng chim hót râm ran quanh khu rừng.”
Trong câu văn này, tác giả đã sử dụng từ “râm ran” để khắc họa âm thanh của tiếng chim hót trong khu rừng. -
Ví dụ 3: Trong bài thơ “Thu Điếu” của tác giả Nguyễn Khuyến có trích đoạn:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo”
Trong đoạn thơ này, tác giả Nguyễn Khuyến đã sử dụng từ tượng thanh là từ: đưa vèo (Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo); Đớp động (Cá đâu đớp động dưới chân bèo) giúp cho bài thơ giàu giá trị biểu cảm hơn.
4. Một số bài tập vận dụng về từ tượng thanh:
-
Bài tập 1: Tìm các từ tượng thanh mang âm thanh của con người và đặt câu.
Hướng dẫn trả lời:
Các từ tượng thanh mô tả âm thanh của con người: hà hà, khúc khích, thút thít, khà khà…
Đặt câu: -
Hai ông cháu lâu ngày mới có dịp đoàn viên, nay có dịp thì thủ thỉ tâm tình, tâm sự một hồi lâu không dứt
-
Bé Nam không được mẹ mua cho mua đồ ăn ngon nên trốn góc tường khóc thút thít
-
Sau khi chơi đá bóng về, Long khát nước nên uống nước ừng ực
-
Bài tập 2: Tìm từ tượng thanh trong những câu văn sau.
Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm. -
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
-
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
-
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
-
Bài tập 3: Đặt câu với các từ tượng thanh sau: lắc rắc, lã chã, lấm tấm.
-
Lắc rắc: Mưa xuân phát ra những âm thanh lắc rắc trên những thảm cỏ xanh tươi giữa thảo nguyên bao la rộng lớn.
-
Lã chã: Nước mắt nó cứ tuôn lã chã mãi khi nghe tin bà nội nó quan đời vì ốm nặng.
-
Lấm tấm: Mặt mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi sau những giờ lao động vất vả trên thao trường.
-
Bài tập 4: Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng thanh mà em cho là hay.
Trả lời:
Bài thơ 1:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo”
Bài thơ trên có những từ tượng thanh làm cho bài thơ rất giàu hình ảnh và gây ấn tượng: đưa vèo, đớp động.
Bài thơ 2:
“Trâu đồi”
“Ai thổi sáo gọi trâu đây đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe sáo trở về
Trâu đực chạy rầm rầm như hổ
Trâu thiến dong từng bước hiền lành
Cổ lừng lững như chum, như vại
Móng hến hằn in mép cỏ xanh
Những chú nghé lông tơ mũm mĩm
Mũi phập phồng dính cánh hoa mua
Cổng trại mở trâu vào chen chúc
Chiều rộn ràng trong tiếng nghé ơ”
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng từ như: rầm rầm, phập phồng để tạo hiệu ứng âm thanh sống động.
- Bài tập 5: Viết đoạn văn có sử dụng các từ tượng thanh. Chỉ ra các từ tượng thanh đó.
Trả lời: Em yêu quê hương của em. (2) Nơi có ngọn núi cao lớn và hùng vĩ, đầu đội mũ mây trắng tinh khôi. (3) Dưới chân núi, người dân dựng nhà sàn, trồng lúa trồng ngô, rồi nuôi dê nuôi bò. (4) Cuộc sống tuy đơn giản nhưng yên bình, hạnh phúc. (5) Mỗi khi có dịp lễ hội, mọi người lại xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ, nhảy múa bên đống lửa hồng, ca hát tới tận khuya. (6) Náo nhiệt làm sao, rộn ràng làm sao! (7) Đó chính là vẻ đẹp tuyệt vời khó quên của quê hương em đó.
Những từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn văn trên là: rộn ràng, náo nhiệt,…
5. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng từ tượng thanh:
- Đa số những từ tượng thanh đều là từ láy. Tuy nhiên, không phải từ láy nào cũng là từ tượng thanh; Thêm vào đó, sẽ có những từ không phải từ láy nhưng có giá trị miêu tả và biểu cảm như từ tượng thanh và từ tượng hình.
Ví dụ minh họa:
Đoạn văn miêu tả tâm trạng đau khổ, túng quẫn, tuyệt vọng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng (trích trong tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao) : “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.
Có thể thấy từ “co rúm lại” có ý nghĩa về mặt hình ảnh. Nó gợi lên cho người đọc gương mặt người đàn ông khắc khổ đang rầu rĩ. Mặc dù đó về mặt hình thức cũng như bản chất không phải là từ láy nhưng vẫn làm cho việc miêu tả tâm trạng lão Hạc trở nên cụ thể hơn.
Một điểm cần lưu ý nữa là khi học sinh vận dụng từ tượng thanh trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như dùng trong văn viết thì tránh lạm dụng chúng mà phải sử dụng sao cho phù hợp với ngữ cảnh cũng như hoàn cảnh mà mình muốn diễn đạt vì nó sẽ ảnh hưởng đến nội dung, ý nghĩa mà người viết muốn truyền đạt.