Wiki

Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa? Ví dụ từ trái nghĩa?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Từ trái nghĩa là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Chắc hẳn chúng ta đã biết về cặp từ trái nghĩa, đây là những cặp từ khác nhau về ngữ âm và đối lập về ý nghĩa, và được sử dụng làm đa dạng và nổi bật những đặc tính của câu và phong phú ngữ nghĩa. vậy làm thế nào để sử dụng từ trái nghĩa một cách hiệu quả nhất. Vậy từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa? Ví dụ từ trái nghĩa?

1. Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa tức rất dễ hiểu vì đúng như tên gọi của nó là những từ mang nghĩa trái nhau hay đối lập nhau, ta thường xuyên bắt gặp các từ như: cao – thấp, già – trẻ, khỏe – yếu,…để miêu tả hoặc chỉ tính chất của người hoặc vật. Và đây chính là các cặp từ trái nghĩa. Vậy từ trái nghĩa là gì? Từ trái nghĩa được dùng là những từ, cặp từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa.

Ví dụ như: “Chồng thấp mà lấy vợ cao – Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.

Để có thể tăng phần sinh động và qua các loại từ trái nghĩa để có những câu thơ sử dụng cặp từ trái nghĩa vào vừa thể hiện sự tương phải về đối tượng nói đến, vừa có vai trò phân tích cụ thể những hiện tượng thực tế trong cuộc sống được đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm của dân gian.

bên cạnh đó có các cặp từ trái nghĩa có vẻ đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng các cặp từ này nó lại không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa, điều này được thể hiện rõ rệt qua câu nói: “Nhà cậu tuy bé mà xinh” hay “cô ấy đẹp nhưng lười”.

Như vậy ta có thể thấy các cặp từ: bé – xinh; Đẹp – lười nghe ra có vẻ là đối lập nhưng lại không hề, bời chúng không nằm trong quan hệ tương liên.

Từ trái nghĩa rất thường được sử dụng trong các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

– Lên voi xuống chó

– Lá lành đùm lá rách

– Đầu voi đuôi chuột

– Đi ngược về xuôi

– Trước lạ sau quen

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

– Thất bại là mẹ thành công

Đọc thêm:  Bảng cân nặng bé 3 tháng tuổi, chiều cao và dinh dưỡng chuẩn 2023

– Có mới nới cũ

– Bán anh em xa mua láng giềng gần

– Chết vinh còn hơn sống nhục

– Kính trên nhường dưới

– Cá lớn nuốt cá bé

– Khôn ba năm, dại một giờ

– Mềm nắn rắn buông

– Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

– Bên trọng bên khinh.

– Buổi đực buổi cái

– Bước thấp bước cao

– Có đi có lại

– Gần nhà xa ngõ

– Mắt nhắm mắt mở

– Vô thưởng vô phạt

2. Các loại từ trái nghĩa:

Phân loại từ trái nghĩa :

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn:

Loại từ này cũng rất dễ để xác định trong một câu có sử dụng nó cụ thể với những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn:

– Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…

Tác dụng của từ trái nghĩa

+ Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, các hoạt động, trạng thái, màu sắc đối lập nhau.

+ Từ trái nghĩa là một yếu tố quan trọng khi chúng ta sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

+ Nó giúp làm nổi bật những nội dung chính mà tác giả, người viết muốn đề cập đến.

+ Giúp thể hiện cảm, tâm trạng, sự đánh giá, nhận xét về sự vật, sự việc.

+ Có thể sử dụng cặp từ trái nghĩa để làm chủ đề chính cho tác phẩm, đoạn văn đó.

+ Đây là một biện pháp nghệ thuật mà khi viết văn nghị luận, văn chứng minh chúng ta cần vận dụng một cách hợp lý để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho văn bản.

Ví dụ từ trái nghĩa

Thế nào là từ trái nghĩa cho ví dụ ? cho ví dụ từ trái nghĩa dưới đây :

Ví dụ 1: Các cặp từ trái nghĩa trong ca dao, tục ngữ Việt Nam

+ Gần mực thì đen – Gần đèn thì sáng ( cặp từ trái nghĩa là đen – sáng)

+ Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng ( cặp từ trái nghĩa là mua – bán)

+ Chân cứng đá mềm ( từ trái nghĩa là cứng – mềm)

+ Lá lành đùm lá rách ( lành – rách)

+ Bán anh em xa mua láng giềng gần ( cặp từ trái nghĩa bán – mua )

Đọc thêm:  Bé 5 tuổi cao bao nhiêu và nặng bao nhiêu là chuẩn nhất? - TheKid.vn

+ Mẹ giàu con có, mẹ khó con không. ( giàu – khó )

Ví dụ 2: Những cặp từ trái nghĩa thường sử dụng trong giao tiếp

Đẹp – xấu, giàu – nghèo, mạnh – yếu, cao – thấp, mập – ốm, dài – ngắn, bình minh – hoàng hôn, già – trẻ, người tốt – kẻ xấu, dũng cảm – hèn nhát, ngày – đêm, nóng -lạnh…

Ví dụ 3: Những từ trái nghĩa trong thơ ca Việt Nam

+ Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non ( Trích tác phẩm Bánh Trôi Nước – Hồ Xuân Hương) Cặp từ trái nghĩa là nổi – chìm

+ Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu ( Trích tác phẩm Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh) Cặp từ trái nghĩa là đi – về

+ Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ( cặp từ trái nghĩa là tài – mệnh).

3. Ví dụ từ trái nghĩa:

Ví dụ về từ trái nghĩa để tạo sự tương phản:

Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.

Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.

Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.

Ví dụ về từ trái nghĩa để tạo thế đối:

Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

Ví dụ về từ trái nghĩa để tạo sự cân đối:

Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

– Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có một khả năng kết hợp với một từ khác bất kỳ nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép, tức là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh.

Ví dụ như: Người xinh – người xấu, quả đào ngon – quả đào dở, no bụng đói con mắt…

– Nếu là từ trái nghĩa thì hai từ này chắc chắn phải có mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau thường xuyên và mạnh.

– Phân tích nghĩa của hai từ đó có cùng đẳng cấp với nhau không.

Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng đảm bảo tính đẳng cấp về nghĩa thì cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất được gọi là trung tâm đừng đầu trong chuỗi các cặp trái nghĩa.

Đọc thêm:  FA là gì? Ý nghĩa và các kiểu FA trên Facebook hay gặp - Thủ thuật

Ví dụ: Cứng – mềm: Chân cứng đá mềm; Mềm – rắn: Mềm nắn rắn buông. Trong ví dụ trên thì cặp: cứng – mềm / mềm – rắn đều phải đứng ở vị trí trung tâm, vị trí hàng đầu.

Đối với từ trái nghĩa Tiếng Việt, ngoài những tiêu chí trên, còn có thể quan sát và phát hiện từ trái nghĩa ở những biểu hiện sau:

– Về mặt hình thức, từ trái nghĩa thường có độ dài về âm tiết và rất ít khi lệch nhau

– Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa thường đi đôi với nhau, tạo thành những kết hợp như: xinh – xấu, già – trẻ, hư – ngoan…

Ví dụ : Với từ “nhạt” : (Muối) nhạt trái với mặn : cơ sở chung là “độ mặn”; (Đường ) nhạt trái với ngọt : cơ sở chung là “độ ngọt”; (Tình cảm) nhạt ngược với đằm thắm : cơ sở chung là “mức độ tình cảm”; (Màu áo) nhạt trái với đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.

4. Cách sử dụng từ trái nghĩa hợp lý nhất:

Không phải trường hợp nào ta cũng nên sử dụng từ trái nghĩa mà phải dùng loại từ này thích hợp để tạo sự cân đối trong văn viết hoặc văn nói.

Thứ nhất: Bạn muốn tạo sự tương phản

Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.

Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước. Hoặc câu “Mất lòng trước, được lòng sau”.

Thứ hai: Dùng từ trái nghĩa để tạo thế đối

Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

Thứ ba: Từ trái nghĩa để tạo sự cân đối, ấn tượng

Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ như: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa? Ví dụ từ trái nghĩa” Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button