Wiki

Nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt trong thơ – CAND

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Từ hán việt là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Tuy nhiên, trong văn hóa và đặc biệt là ngôn ngữ, những hiện tượng giao thoa do lịch sử tạo ra là một điều có thật. Cần nhìn nhận hiện tượng đó một cách khách quan và quan trọng hơn là tận dụng những mặt tích cực của nó, chứ không nên và không thể tùy tiện phủ nhận.

Việc trong Tiếng Việt đã và đang tồn tại một bộ phận không nhỏ từ Hán Việt là một hiện tượng như thế.

Còn nhớ, ngay cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người luôn đề cao việc giữ gìn sự trong sáng cho Tiếng Việt bằng cả lời nói và việc làm, ví dụ như Người luôn dùng từ “vẻ vang” thay cho từ “vinh quang”, gọi phong trào thi đua của phụ nữ là “ba đảm đang” thay vì “ba đảm nhiệm” v.v… tuy nhiên, cũng chính Người lại nhắc nhớ rằng không vì thế mà máy móc đến mức gọi “độc lập” là “đứng một” chẳng hạn.

Từ Hán Việt là những từ ngữ gốc Trung Quốc du nhập vào Tiếng Việt từ thời Bắc thuộc, tức hàng ngàn năm trước và một khi đã tồn tại đến hôm nay là nó đã có một sức sống ổn định, được hòa tan và thuần hóa bởi bản ngữ, đã mặc nhiên có chỗ trong đời sống tinh thần của người Việt. Việc tiếp thu và thuần hóa ấy chỉ có lợi cho tiếng Việt mà thôi.

Riêng trong văn học, từ Hán Việt có một vị trí đáng trân trọng. Sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt nghiêng về phía cổ kính, trang nghiêm, có khi đến như đường bệ mà ngay cả những từ thuần Việt mặc dù hoàn toàn đồng nghĩa cũng thường không có được. Xin dẫn vài thí dụ:

Trong bài thơ “Đẹp xưa” của Huy Cận, bên cạnh những câu thuần Việt đến mức tinh tế:

Đọc thêm:  Sinh năm 2004 năm nay bao nhiêu tuổi - Thiên Tuệ

Ngập ngừng mép núi quanh co Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang

Tiếp theo là những câu dùng từ Hán Việt rất đắc địa:

Dừng cương nghỉ ngựa non cao Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon Đi rồi, khuất ngựa sau non Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu

Đúng là “đẹp xưa”, những từ Hán Việt như “lữ thứ”, “tràng đạc”, “tịch liêu” quả có góp phần làm cho không khí bài thơ nhuộm màu cổ kính tiêu tao. Cũng như vậy, Huy Cận có hai câu:

Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu

Câu thứ hai không chỉ có từ Hán Việt mà cấu trúc ngữ pháp cũng là của Hán ngữ – đặt tính ngữ trước danh từ. Và khỏi nói, một giọng thơ, lời thơ như thế mang đậm màu sắc phương Đông cổ như thế nào. Nếu thay thế chúng bằng những từ thuần Nôm chắc không khí sẽ khác đi, tựa hồ như đọc văn chương phương Đông qua bản dịch tiếng Tây chẳng hạn.

Xuân Diệu cũng là một bậc thầy trong phép đưa từ Hán Việt vào thơ mà cả hai thứ ngôn từ Việt và Hán đều nhuần nhuyễn, hỗ trợ cho nhau, chẳng hạn trong bài thơ có cái tên đặc Hán Việt “Nguyệt cầm”:

Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình Vì nghe nương tử trong câu hát Đã chết đêm rằm theo nước xanh

Chỉ với một từ “nương tử”, những câu thơ bỗng trở nên cổ kính và sang trọng lạ thường, sang trọng và trang trọng. Nhưng trang trọng mà đến đường bệ là khi nhà thơ cực tả phút giây tình tự của đôi trai gái giang hồ trong “Lời kỹ nữ”:

Đây rượu nồng. Và hồn của em đây Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử Chớ đạp hồn em! Trăng từ viễn xứ Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn

Những từ “hoàng tử”, “viễn xứ”, “ngự” đã góp phần biến tình yêu ở đây thành một thứ nghi lễ thiêng liêng. Và nếu bàn về nội dung thì có thể nói rằng những câu thơ với từ ngữ như thế đã bày tỏ rất nhiều về thái độ của tác giả trước một thực tế mà hầu như cả xã hội đều nhìn nhận ngược lại. Và chúng đã bày tỏ một cách hữu hiệu vô cùng vì vẻ đẹp của chính ngôn từ mà ở đây có sự đóng góp của các từ Hán Việt. Thi sĩ Bích Khê cũng dùng một lối nói như thế khi bày tỏ lòng ngưỡng mộ không cùng của mình trước vẻ đẹp cao siêu của những bức “tranh lõa thể”:

Đọc thêm:  XOÀI BAO NHIÊU CALO? ĂN XOÀI CÓ NÓNG KHÔNG? - Poongsan

Ô! Tiên nương! Nàng lại ngự nơi này? Nàng ở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây? Đem triển lãm cả tấm thân kiều diễm…

Hãy thử thay một từ “xiêm áo” thôi bằng từ thuần Việt như “quần áo”, hoặc “áo xống” chẳng hạn, thì liệu câu thơ sẽ như thế nào? Rõ ràng từ cao quý sang dung tục chỉ cách nhau có một từ, mà lại là từ đồng nghĩa hoàn toàn! Trong văn cảnh ấy, từ Hán Việt là cách lựa chọn tối ưu. Nhưng nếu ở một trường cảm xúc khác, với một thi sĩ khác, Hồ Xuân Hương chẳng hạn, trong bức tranh “Thiếu nữ ngủ ngày”, thì những từ nôm na lại tỏ ra thích hợp hơn, mặc dù thi sĩ này sống trước hàng thế kỷ và trình độ Hán ngữ chắc là cao hơn gấp bội.

Sau năm 1945, trong hoàn cảnh mới, xu thế chung trong sử dụng ngôn ngữ là giảm dần từ Hán Việt, điều đó có lý của nó, nhưng cự tuyệt hẳn từ Hán Việt là điều không thể. Trong thơ chẳng hạn, nhất là giai đoạn đầu kháng chiến, hơi hướng của từ Hán Việt còn khá mạnh. Chúng ta hẳn còn nhớ mấy câu thơ ngang tàng của chàng thi sĩ trẻ Chính Hữu trong những ngày mới bước chân vào quân ngũ và cũng là nghiệp thơ:

Những chàng trai chưa trắng nợ phong trần Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa

Đọc thêm:  BHA – Sản phẩm tẩy tế bào chết giúp da sáng đẹp mịn màng

Đúng là phong vị của “Chinh phụ ngâm” với rất nhiều từ Hán Việt.

Tôi nghĩ rằng, trong nhiều yếu tố làm nên thành công của kiệt tác “Tây tiến” của thi sĩ Quang Dũng có sự đóng góp của những từ Hán Việt. Trong phần trước ta đã nói đến từ “xiêm áo” từng làm nên vẻ cao quý trong bức “tranh lõa thể” của thi sĩ tiền chiến Bích Khê, thì với nhà thơ Vệ quốc quân Quang Dũng nó vẫn có chỗ như thường:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nếu có gì bị coi là chối tai thì phải sau đó vài ba năm, khi hệ thống tuyên huấn có phần cứng nhắc tác động mạnh vào văn chương, chứ thoạt đầu từ lính tráng đến thường dân người người đều thích cái khẩu khí lãng mạn mà bi hùng của đoàn quân Tây Tiến:

Một lần nữa ta lại thấy những “viễn xứ”, “áo bào”, “khúc độc hành” phát huy tác dụng như thế nào. Thực ra với một từ như “khúc độc hành”, người đọc bình thường chưa chắc mấy ai đã hiểu tận tường đầu cua tai nheo ra sao, cũng chỉ là cảm thấy lờ mờ, đại khái “độc” là “một mình”, còn “hành” là “đi”… “đi một mình” thì hẳn buồn bã, cô đơn là cái chắc, thế thôi. Nhưng ở đây, âm hưởng mới là quan trọng – từng từ một vang lên mạnh mẽ, hào sảng không gì thay thế được. Và đó là một trong những thuộc tính hàng đầu của thơ. Yêu “Tây tiến”, thực sự chúng ta phải biết ơn kho từ ngữ phong phú của Tiếng Việt, trong đó có bộ phận từ Hán Việt, đã cung cấp cho thi sĩ thứ chất liệu quý báu để tạo nên kiệt tác thi ca.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button