Wiki

Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng – Timo

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Tính thanh khoản là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Tính thanh khoản là 1 thuật ngữ phổ biến thường được nhắc đến trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Vậy tính thanh khoản là gì? Tính thanh khoản ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư? Hãy để ngân hàng số Timo giải đáp những câu hỏi này thông qua bài viết.

Xem thêm: 6 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả để tiết kiệm nhiều tiền hơn

Tính thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản (liquidity) là một thuật ngữ thể hiện mức độ linh hoạt của một tài sản bất kỳ trong đó việc mua bán trên thị trường không làm thay đổi giá trị thị trường của tài sản đó. Hiểu đơn giản hơn, tính thanh khoản thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của 1 tài sản hoặc sản phẩm.

Khả năng thanh khoản là một tiêu chí quan trọng để các tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

Ví dụ: Tiền mặt là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Bởi vì tiền có thể sử dụng để mua bán trao đổi tất cả các loại hàng hoá trên thị trường. Bên cạnh đó, các tài sản như máy móc, bất động sản, nhà máy,… có tính thanh khoản thấp hơn. Để có thể chuyển đổi các tài sản này thành tiền thì phải mất 1 khoảng thời gian nhất định để tìm người giao dịch có nhu cầu tương ứng.

Đọc thêm:  CD là viết tắt của từ gì? Tổng quan về ưu và nhược điểm của đĩa CD

Ý nghĩa của tính thanh khoản

Tính thanh khoản được các với ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư quan tâm với ý nghĩa sau:

Đối với doanh nghiệp

  • Giúp doanh nghiệp nắm được các vấn đề trong tình hình thanh toán của mình. Từ đó kịp thời xem xét và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.
  • Giúp doanh nghiệp phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn và loại bỏ dứt điểm những rủi ro đó. Đồng thời, đảm bảo tính đúng hạn của các các khoản vay nợ. Giúp giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư và đối tác có ý định đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Dựa vào tính thanh khoản, đội ngũ lãnh đạo sẽ đưa ra hướng quản trị phù hợp để tối ưu nguồn tài chính và làm tăng tính thanh khoản. Nghĩa là làm tăng sự linh hoạt và sự lành mạnh của dòng tiền để phát triển khi có cơ hội hoặc tiết kiệm cần thiết khi khó khăn tới.

Đối với ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư

  • Việc đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp giúp các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư thể nhận biết được các rủi ro thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, cân nhắc và đưa ra quyết định có nên cho vay hoặc đầu tư không.
  • Nếu đang có khoản nợ với ngân hàng, doanh nghiệp buộc phải thanh lý tài sản để đáp ứng chi trả cho khoản nợ đó. Khi đó, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp vay thông qua hình thức thế chấp tài sản.
  • Đây là chỉ số giúp các nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định có nên đầu tư hay mua cổ phiếu của doanh nghiệp hay không.
Đọc thêm:  Đạo đức là gì? Những thông tin cần thiết - Luật ACC

Phân loại các tài sản theo tính thanh khoản

Dưới đây là xếp hạng các loại tài sản theo tính thanh khoản từ cao tới thấp.

  • Tiền mặt: Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Có nhu cầu sử dụng cao, lưu thông liên tục.
  • Các khoản đầu tư ngắn hạn: Cổ phiếu, chứng khoán, tiền điện tử… Đây là các loại tài sản có tính thanh khoản thứ 2 vì chúng có tỷ lệ chấp nhận đổi ra tiền mặt khá cao trong khoảng thời gian ngắn.
  • Các khoản phải thu: Tương đương với các nợ ngắn hạn và phụ thuộc vào thời hạn thanh toán khác nhau. Có nhiều trường hợp các khoản phải thu này kéo dài lên đến vài năm
  • Ứng trước ngắn hạn: Khoản ứng trước từ các ngành nghề khác nhau cũng là một loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn hàng hóa tồn kho.
  • Hàng tồn kho: Đây là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Tài sản này khi bán được cần phải trải qua nhiều quy trình thủ tục phức tạp như: kiểm kê, vận chuyển, phân phối,…

Xem thêm: Cách đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả, an toàn

Tính thanh khoản ngân hàng

Dựa vào tính thanh khoản, ta có thể đánh giá một ngân hàng đang hoạt động tốt hay xấu. Ngân hàng được đánh giá có tính thanh khoản tốt hay không thông qua việc đáp ứng các nhu cầu rút tiền mặt hoặc giải ngân 1 cách tức thì như đã cam kết hay không.

Đọc thêm:  Trả lời 1g bằng bao nhiêu ml hay 1g sữa đặc bằng bao nhiêu ml

Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng

Thanh khoản của ngân hàng đến từ các nguồn như sau:

  • Từ các khoản tiền gửi của khách hàng;
  • Từ các khoản phí của các dịch vụ cung cấp của ngân hàng;
  • Từ các khoản thu tín dụng;
  • Từ việc bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng;
  • Từ các khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ trong và ngoài nước.

Nhu cầu tạo thanh khoản từ ngân hàng

Một số hoạt động giúp tạo thanh khoản từ ngân hàng bao gồm:

  • Các khoản tiền gửi từ ngân hàng được khách hàng rút về;
  • Khách hàng không yêu cầu vay vốn;
  • Thông qua việc thanh toán các chi phí cho vay;
  • Chi phí để tạo ra sản phẩm và các dịch vụ ngân hàng;
  • Tất toán các khoản cổ tức cho các cổ đông.

Với những thông tin cơ bản cung cấp trên đây, Timo hy vọng đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về tính thanh khoản là gì và nó có vai trò gì đối với việc ra quyết định đầu tư của một cá nhân hay tổ chức nào đó. Ngoài ra để có thêm những thông tin đầu tư hữu ích, hãy thường xuyên truy cập vào Timo để theo dõi các tin tức về tài chính ngân hàng sớm nhất.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button