Wiki

Thương hại là gì? Đừng thương hại, hãy cảm thông! – ALYNGAN

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Thương hại là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Giữa guồng quay của cuộc sống tất bật, ta vẫn thường bắt gặp những mảnh đời bất hạnh. Đó là những người già không có nơi nương tựa, họ phải đi nhặt rác kiếm sống qua ngày. Đó là những cô bé, cậu bé mồ côi phải lang thang ngoài đường ăn xin kiếm sống. Đứng trước những mảnh đời đó, có người lựa chọn “bước qua” bằng “sự vô cảm”, có người lại lựa chọn “ở lại chia sẻ”.

Vậy những người chọn ở lại, chọn chia sẻ với những mảnh đời ấy có phải là khái niệm dùng để diễn tả sự thương hại hay không? Để hiểu rõ thương hại là gì, hãy cùng Aly Ngân tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Thương hại là gì?

Thương hại là một từ diễn tả khái niệm khi bày tỏ lòng thương của một người nào đó khi họ gặp phải những điều không may mắn. Sự thương hại chỉ dừng lại ở quan điểm chủ quan cá nhân của mỗi người khi đánh giá một sự vật hay hiện tượng nào đó mà không dựa trên sự căn cứ nào cả.

Thương hại chỉ dừng lại ở việc bạn biết người ta gặp khó khăn, bạn thấy người ta thiếu may mắn và bạn bày tỏ thông qua lời nói chứ không có một hành động cụ thể nào cả. Đôi khi, sự thương hại này còn là những lời phán xét, soi mói thiếu tế nhị hay thậm chí là có chút coi thường khiến đối phương phải đau lòng.

Thương hại là gì mà đối phương không muốn đến vậy? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thương hại là gì mà đối phương không muốn đến vậy? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mặt tích cực và tiêu cực của thương hại là gì?

Sau khi hiểu được thương hại là gì, chúng ta cũng nhận thấy được rằng tùy vào từng cấp độ mà thương hại có cả sự tích cực và tiêu cực.

Mặt tích cực của sự thương hại

Sự thương hại vốn dĩ chẳng có nghĩa xấu xa như cách suy nghĩ đã ăn sâu vào “tiềm thức” của chúng ta. Khi một người có trái tim nhân hậu, họ sẽ có thể xót xa với những phận người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình thì là lúc họ đang mang lại một giá trị tốt đẹp. Và khi người có tấm lòng thương hại ấy thực sự làm một hành động ý nghĩa đối với cuộc sống thì là lúc họ đang lan tỏa giá trị tích cực của “sự thương hại”.

Đọc thêm:  Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Review chi phí tại Hà Nội

Khi mà bạn đặt mình nhìn nhận sự thương hại theo một hướng khác đi, thì hẳn bạn sẽ chẳng đáng né tránh hay chối bỏ nó đến vậy. Sự thương hại đó chắc hẳn phải xuất phát từ một người có sự quan tâm và sự đồng cảm đủ nhiều thì họ mới có thể phát sinh cảm giác đó đối với bạn. Lòng thương hại là tích cực nếu như nó đến từ một tấm lòng hướng thiện, từ lòng thương yêu của một con người.

Thương hại có điều gì tích cực? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thương hại có điều gì tích cực? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mặt tiêu cực của sự thương hại

Thương hại gây ra tiêu cực lớn nếu như bạn coi sự bất hạnh của người khácmột điều giả dối để sỉ nhục họ, để chế giễu họ hay để thể hiện cho người bên ngoài thấy rằng mình cũng thương người ta. Khi bạn có suy nghĩ thương hại người ta với những mục đích ấy, nó sẽ dẫn đến những điều tiêu cực như:

  • Làm người khác cảm thấy khó chịu: Bạn thử hình dung xem khi mà khó khăn của bạn bị người khác thương hại với một suy nghĩ chế giễu, bạn có cảm thấy rằng mình đang trở thành trò cười hay không? Hay có chăng bạn cảm thấy rằng người khác đang chà đạp lên lòng tự tôn của bạn? Trong trường hợp khi mà người khác cảm thấy rằng bạn đang thương hại người ta với một suy nghĩ không tốt, họ cũng sẽ cảm thấy như vậy. Và tổng hợp lại những suy nghĩ ấy thì dần dà họ sẽ cảm thấy khó chịu bởi sự thương hại mà bạn dành cho họ.
  • Dễ tan vỡ tình cảm: Chẳng ai muốn mình trở thành đối tượng để người ta thương hại cả. Một khi lòng tự tôn của họ bị chà đạp đến điểm cực đại, họ không thể chịu đựng được ý nghĩ thương hại liên tiếp ấy nữa thì tình cảm sẽ tan vỡ.
  • Dần bị mọi người khác xa lánh: Khi mà điều thương hại của bạn có ý nghĩ xấu xa, đừng lầm tưởng rằng không ai biết điều đó ngoại trừ chính bạn. Bởi những gì bạn nói, bạn thể hiện thì đối phương là người hiểu rõ nhất. Khi mà đối phương cảm thấy rằng bạn suy nghĩ không tốt, họ sẽ dần loại bỏ bạn ra khỏi các mối quan hệ của bạn. Và bạn cứ làm những điều như thế đối với những người xung quanh thì việc người ta xa lánh bạn là điều sớm hay muộn mà thôi.
Thương hại tiêu cực ra sao? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thương hại tiêu cực ra sao? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tác động “khôn lường” của sự thương hại là gì?

Trong tình yêu cũng như tình bạn, nếu lòng thương hại xuất phát từ suy nghĩ tích cực, họ quan tâm và thấu hiểu sự khổ đau của ai đó thì dĩ nhiên nó chẳng có gì xấu cả. Tuy nhiên, khi lòng thương hại xuất phát từ những suy nghĩ tiêu cực, từ sự hơn thua, chế giễu hay khinh bỉ thì nó sẽ đem đến những hậu quả “khôn lường” khiến đối phương đau khổ.

Đọc thêm:  Bình xăng vision 2021 bao nhiêu lít?Cập nhập mới nhất 2022

Tác động của sự thương hại đối với tình yêu

Tình yêu là sự tự nguyện, sự bình đẳng đến từ hai phía mà không ai trong hai người phải cưỡng ép, phải mưu cầu cả. Trong tình yêu không có chỗ dành cho sự thương hại. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn không yêu hay không còn yêu người ấy thì lựa chọn tốt nhất là hãy rời đi. Đừng vì bất cứ sự thương hại nào mà ở lại bởi nó không thể duy trì mãi được mà chỉ làm cho cả hai thấy khó chịu, thấy mất thiện cảm hơn về đối phương mà thôi.

Khi tình yêu bắt nguồn từ sự thương hại, sự giả dối thì mọi thứ bao trùm lên tình cảm của hai người cũng chỉ là sự vụ lợi và lừa dối nhau. Bởi khi mà sự thương hại tồn tại thì rồi một ngày “cái kim trong bọc sẽ lòi ra”, sự lừa dối ấy sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Hậu quả lúc này không chỉ là sự tổn thương bởi không được yêu thương nữa mà còn là sự thù hận, dằn xé con tim vì bị chính người mình yêu lừa dối, đối phương cũng cảm thấy điều ấy và dần tạo ra khoảng cách để rời đi.

Điều mà thương hại tác động đến tình yêu là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Điều mà thương hại tác động đến tình yêu là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dù rằng như thế nào đi nữa thì tình yêu mà có suy nghĩ thương hại sẽ không thể tồn tại lâu dài. Thà kết thúc sớm còn hơn để cả hai phải gượng ép duy trì đoạn tình cảm này, để cả hai phải đau khổ nhiều hơn. Vậy nên dù cho ai đó cảm thấy quý mến bạn, muốn được bạn phải sống cùng họ, muốn được bạn phải yêu thương thì cũng đừng vì chút thương hại mà mủi lòng, mà ray rứt bởi hạnh phúc của họ là do họ tự quyết định và việc mủi lòng thương hại của bạn không làm cho họ hạnh phúc hơn đâu.

Tác động của sự thương hại đối với tình bạn

Tình bạn được biết đến là thứ tình cảm được xây dựng trên lòng tin, sự sẻ chia giữa những người cùng những đặc điểm, tính cách hay hoàn cảnh. Giữa họ có một sợi dây gắn kết vô hình đó là những tình cảm chân thành nhất từ tận đáy lòng. Bởi thế mà trong tình bạn cũng không có sự tồn tại của lòng thương hại theo ý nghĩa tiêu cực.

Ta cảm nhận được rằng khi bạn đặt sự thương hại xuất hiện trong tình bạn thì vô hình sẽ tạo nên một khoảng cách to lớn giữa bạn và đối phương. Sự thương hại mang ý nghĩa châm chọc, chế giễu đối phương trong tình bạn là ngòi châm cho những cuộc cãi vã, những lần lừa dối, hơn thua lẫn nhau. Và tất nhiên, nó cũng không thể tránh khỏi sự đổ vỡ.

Đọc thêm:  Nguồn gốc, ý nghĩa của Ngày Quốc tế Đàn ông 19/11
Điều tận cùng của sự thương hại đó là “đổ vỡ”. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Điều tận cùng của sự thương hại đó là “đổ vỡ”. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân biệt giữa sự cảm thông và sự thương hại

Chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm đồng cảm và thương hại bởi chưa một lần nào chúng ta ngồi và ngẫm lại sự khác biệt giữa cảm thông và thương hại là gì. Có lúc bạn cho rằng điều bạn đang làm là cảm thông với người khác nhưng đối phương lại cho rằng bạn đang thương hại họ và cảm thấy lòng tự tôn của họ đang bị xâm phạm.

Vậy trên thực tế, sự khác nhau giữa cảm thông và sự thương hại là gì? Ranh giới giữa hai khái niệm này khá mỏng manh, nhưng khi bạn hiểu và nắm rõ được những điều trong bảng sau đây thì bạn sẽ dễ dàng hiểu được sự khác biệt ấy.

Sự cảm thông Sự thương hại

  • Là việc chúng ta nhận biết được những điều mà một người đang trải qua, thấu hiểuchia sẻ cảm nhận với họ khi mà họ thật sự cần nó.
  • Không tồn tại sự phán xét, chỉ trích.
  • Luôn sẵn sàng lắng nghe, là nơi để người gặp khó khăn dễ dàng tâm sự.
  • Luôn biết đặt mình vào suy nghĩ của đối phương và nhận biết được sự “đau đớn” của họ.
  • Luôn quan tâm đến cảm xúc đối phương, dành sự động viên tới đối phương những lúc họ cần.
  • Nhạy cảm, đoán được ra vấn đề ngay cả lúc đối phương chưa bày tỏ.
  • Không ngại bày tỏ cảm xúc cá nhân, những vấn đề tương tự mà mình đã gặp phải để an ủi đối phương.
  • Chỉ là những lời nói lấy lệ cho có, thậm chí còn có chút coi thường mà không hề có hành động gì cả.
  • Không ngừng phán xét những điều xung quanh đối phương.
  • Dù đối phương không nói nhưng vẫn tỏ ra hiểu biết rất nhiều và không ngừng đưa ra lời khuyên vô bổ.
  • Chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận sự việc theo quan điểm cá nhân.
  • Chỉ “khóc thay” cho đối phương mà không động viên, quan tâm họ.
  • Chỉ nhìn được “bề nổi” của sự việc mà không biết được cảm xúc ẩn sau trong đó thực sự là gì.
  • Che giấu những cảm xúc thật, luôn bày tỏ cảm xúc mình vẫn ổn để hơn thua với đối phương.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của Aly Ngân giúp bạn có thể hiểu được rõ những khía cạnh của sự thương hại là gì. Hiểu và phân biệt rõ giữa sự thương hại và đồng cảm để cuộc sống mình luôn tạo ra những sẻ chia, những giá trị tốt đẹp các bạn nhé!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button