Wiki

Thành phần cơ giới của đất là gì? [Mách bạn] Cách xác định đơn giản

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Thành phần cơ giới của đất là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Thành phần cơ giới của đất trồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét trước khi trồng loại cây nào đó. Vậy thì thành phần cơ giới của đất là gì? Hãy cùng tìm hiểu về kiến thức này trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm đất là gì?

thanh-phan-co-gioi-cua-dat
Cách để xác định thành phần cơ giới của đất

Đất là hỗn hợp của các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước để có khả năng duy trì sự sống cho các loài thực vật trên bề mặt trái đất. Chất rắn là thành phần chủ yếu của đất, nó chiếm gần 100 % khối lượng đất. Có hai loại chất rắn vô cơ và chất rắn hữu cơ.

Đất hình thành như thế nào?

Sự hình thành đất là một quá trình rất lâu dài và phức tạp, có thể chia thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích lũy/biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và những vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất sẽ có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, địa hình, chế độ khí hậu, thời gian. Các yếu tố trên tương tác với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển.

Vậy thì thành phần cơ giới của đất là gì?

thanh-phan-co-gioi-cua-dat-la-gi
Thành phần cơ giới của đất: loại đất cát

Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các cấp hạt giữa các phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất được biểu thị theo % trọng lượng, còn được gọi là thành phần cấp hạt.

Các phần tử cơ giới trong đất thường liên kết với nhau thành những hạt lớn hơn. Vì vậy khi xác định thành phần cơ giới của đất, khâu đầu tiên là phải dùng các biện pháp cơ, lý, hoá học để làm tơi rời các hạt kết đó thành các hạt đơn.

Thành phần cơ giới của đất gồm có các hạt sét, limon và cát trong đất. Dựa vào thành phần cơ giới của đất mà người ta chia đất làm các loại:

Đọc thêm:  1 Vòng Hồ Tây Bao Nhiêu Km 【Tìm Hiểu Về Hồ Tây】 - Vinavico

– Đất cát: có 85% hạt cát, 10% limon và 5% sét.

– Đất thịt: có 45% hạt cát, 40% limon và 15% sét.

– Đất sét: có 25% hạt cát, 30% limon, 45% sét.

Một số loại đất có tính chất trung gian giữa các loại đất này: đất cát pha, đất thịt nhẹ…

Có nhiều khái niệm khác nhau về hạt cơ giới đất và các cách gọi chúng. Dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, khoáng và đá bị phong hoá tạo ra các hạt có đường kính to nhỏ khác nhau. Trong quá trình hình thành đất xuất hiện thêm các hạt hữu cơ, hạt hữu cơ – vô cơ. Những hạt vụn đó là phần tử cơ giới đất hay còn được gọi là các hạt cơ giới đất.

Xem thêm: Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc trưng của nó và sự hình thành giai cấp

Độ chua, độ kiềm và khả năng giữ nước của đất

xac-dinh-thanh-phan-co-gioi-cua-dat
Khám phá thành phần cơ giới của đất: đất sét

Độ chua và độ kiềm của đất sẽ được đo bằng độ pH:

– Đất có pH nhỏ hơn 6,5 gọi là đất chua.

– Đất có pH từ 6,6 – 7,5 gọi là đất trung tính.

– Đất có pH > 7,5 gọi là đất kiềm.

Khả năng giữ nước cùng các chất dinh dưỡng của đất tốt nhất là đất sét sau đó đến đất thịt, đất cát, cụ thể như sau:

Đất chua (đất acid)

Đất chua là đất có giá trị pH từ 3.0 đến 6.5. Đất acid cao còn gọi là đất rất chua có nồng độ vi chất Mn, Al và ion Fe tăng mạnh. Các dưỡng chất như Kali, Canxi, Magie, P, Bo, Molibden,… giảm hoặc khó hòa tan và bị đất giữ chặt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị chua, một phần là do kết cấu đất. Kết cấu đất nhẹ, đất dốc hay đất pha cát thường dễ bị rửa trôi các ion kiềm thổ khiến đất dần bị chua. Nguồn nước tưới và lượng nước mưa dư thừa cũng làm cho các chất có tính kiềm như Ca, Mg, K bị rửa trôi xuống tầng đất sâu hoặc đi ra sông suối ao hồ làm đất trở nên chua.

Ngoài ra quá trình canh tác cây trồng lâu năm trên đất cũng làm cho đất trở nên chua. Vì trong quá trình sinh trưởng cây phải hút các dưỡng chất từ đất như N, P, K và các chất trung vi lượng như Ca, Mg… Lâu dần đất bị mất các chất kiềm trở nên chua.

Đọc thêm:  Thổ nhưỡng là gì? - Luật Hoàng Phi

Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các loại thuốc kích thích cũng làm đất trở nên chua, chai cứng. Phân hữu cơ trong quá trình phân hủy sẽ thải ra các acid hữu cơ hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm đất chua.

Đất chua hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.

Đất chua có nhiều ion Al cao dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc rễ cây, làm rễ bị bó và chùn lại không thể phát triển được. Cây trồng khó hấp thụ các vi chất như K, Ca, Mg… dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất này.

Hầu hết các loại vi sinh vật sẽ không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bí chặt, nghèo dinh dưỡng…

Để khắc phục tình trạng đất chua, chúng ta nên sử dụng lân nung chảy kết hợp với vôi dolomite để gia tăng độ pH. Kết hợp bón phân chuồng, phân hữu cơ, để cỏ tạo sinh khối hữu cơ gia tăng chất đệm trong đất để giữ cho pH của đất luôn được cân bằng.

Xem thêm: Hình cắt là gì? Hình cắt thể hiện điều gì?

Đất trung tính

Đất trung tính hay còn được gọi là đất acid trung bình là đất có giá trị pH từ 6.5 đến 7.5. Đây là loại đất khá phù hợp với phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ một số loại cây ưa sống trên đất chua.

Đối với đất trung tính, lượng dinh dưỡng có trong đất sẽ luôn được duy trì ở trạng thái thích hợp giúp cây trồng dễ hấp thu. Quá trình trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ và đất được thực hiện dễ hơn giúp cây trồng phát triển rất mạnh.

Ngoài ra trong môi trường đất trung tính, các loại vi sinh vật có lợi sẽ hoạt động rất tốt. Chúng làm việc để tổng hợp thêm các chất đạm, phân giải lân và hữu cơ giúp cho đất ngày càng màu mỡ, hạn chế phát sinh các loài gây hại…

Đọc thêm:  In terms of là gì? Một số cách dùng thông dụng nhất - VerbaLearn

Đối với loại đất trung tính này thì người canh tác gần như không cần phải tác động thêm. Chúng ta chỉ việc duy trì đầy đủ lượng hữu cơ cho đất là cây trồng có thể phát triển một cách ổn định, cho năng suất cao.

Đất kiềm

Đất kiềm là đất có giá trị pH trong khoảng từ 7.5 đến 9. Loại đất này rất thích hợp để trồng các loài cây họ đậu. Đất kiềm làm cho các nguyên tố Mangan, Sắt… bị giảm khả năng hòa tan gây nên sự mất cân bằng với Canxi dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.

Nếu muốn giảm độ kiềm của đất thì chúng ta có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: lưu huỳnh, sắt sunphat…

Độ phì nhiêu của đất

thanh-phan-co-gioi-cua-dat-trong
Tìm hiểu về thành phần cơ giới của đất: đất thịt

Độ phì nhiêu của đất hay còn được gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện và các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Những điều kiện đó có thể là:

– Đất có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ hấp thụ đối với cây trồng.

– Đất có độ ẩm cùng với nhiệt độ thích hợp.

– Chế độ không khí của đất thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của các vi sinh vật.

– Đất không có độc chất, không có cỏ dại, loại đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển.

Do đó, nếu muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, chúng ta cần phải tác động đồng thời các yếu tố với đời sống cây trồng. Có thể dùng đến các biện pháp như thuỷ lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, thực hiện chế độ canh tác… để cải tạo đất.

Vừa rồi là những kiến thức cơ bản về thành phần cơ giới của đất là gì. Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ để những ai có nhu cầu tìm hiểu được biết đến nhé. Hẹn gặp lại quý độc giả của khodienmay.info trong những nội dung tiếp theo.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button